Xem mẫu

  1. Giúp con hết chứng sợ đêm Chứng sợ đêm có thể rất nguy hiểm, khiến trẻ mất trí nhớ tạm thời; nhưng bạn đã phân biệt được nỗi sợ ban đêm với cơn ác mộng? Làm thế nào để giúp bé Chứng sợ đêm không thoát khỏi các nỗi khiếp sợ phải là ác mộng ấy? Hãy cùng Webtretho tham khảo chia sẻ của các chuyên gia và các bậc cha mẹ về nguyên nhân cũng như các cách trấn an tinh thần cho bé và cho chính bạn trong những đêm đáng sợ này. Chứng khiếp sợ ban đêm hay ác mộng?
  2. Bradi Nathan, một bà mẹ đến từ New Jersey, chia sẻ rằng chứng sợ đêm của con cô đã bắt đầu một vài năm trước, và dần dần trở thành như một chứng bệnh. “Chứng sợ này thường bắt đầu từ 12 giờ đêm. Tôi và chồng tôi bỗng bị đánh thức dậy bởi một tiếng hét thất thanh và những đoạn lảm nhảm không rõ lời. Thường sau đó bao giờ cũng là một tiếng uỵch khá to khi con trai tôi nhảy khỏi giường và chạy sang phòng bố mẹ trong trạng thái hoảng sợ và rối loạn. Ban đầu, chúng tôi cho rằng cháu đơn giản chỉ vừa trải qua vài cơn ác mộng đáng sợ. Thế nhưng việc này lặp lại càng lúc càng thường xuyên hơn, cộng với việc chúng tôi không giúp gì được đã khiến cả chúng tôi lẫn bác sĩ nhi khẳng định rằng con trai tôi đang gặp phải chứng sợ đêm.” Cô Nathan thừa nhận rằng có rất nhiều đêm cô cảm thấy hoàn toàn bất lực khi con trai ”la hét rất dữ dội, mắt trợn ngược nhưng vẫn chìm trong giấc ngủ trong suốt thời gian đó. Chúng tôi lập tức gọi ngay cho bác sĩ nhi và được khuyên rằng không nên đánh thức cháu dậy, không chạm vào cháu, và phải lặp đi lặp lại rằng, không sao đâu, con không sao đâu, có bố mẹ đây rồi. Lý do được giải thích là
  3. nếu đánh thức con tôi dậy khỏi nỗi khiếp sợ này, cháu sẽ không dám ngủ lại và nếu ngủ thì thường sẽ rơi lại ngay vào những cơn hoảng loạn vừa xong.” Theo lời bác sĩ Laura Markham, một nhà tâm lý chuyên về sự phát triển của trẻ và các vấn đề làm cha mẹ tại trang AhaParenting.com, ác mộng là những giấc mơ khó chịu xảy ra trong giai đoạn Ngủ động mắt nhanh. Còn các cơn hoảng sợ đêm thường xảy ra trong giai đoạn thứ 4 của Giấc ngủ sâu, hoặc trong quá trình chuyển tiếp từ giai đoạn thứ 4 đến giai đoạn Ngủ động mắt nhanh. Nói cách khác, trong suốt cơn sợ hãi ban đêm, người bị thật sự đang chìm trong giấc ngủ - dựa theo các tần sóng trong não bộ - ngay cả khi mắt người ấy có đang mở! Trên thực tế, đa phần những người mắc chứng này đều không nhớ được những gì đã xảy ra. Nguyên nhân của chứng sợ hãi ban đêm "Chứng sợ hãi vào ban đêm có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi,
  4. nhưng trẻ nhỏ có vẻ là đối tượng chịu ảnh hưởng nhiều nhất Trong thực tế, đến khoảng 15% trẻ em được ghi nhận là đã trải qua ít nhất một cơn sợ hãi vào ban đêm," bác sĩ Markham nhận xét. "Các nhà khoa học cho rằng chứng sợ hãi này tạo ra do sự tỉnh táo quá mức của hệ thần kinh trung ương, nơi điều tiết các hoạt động của não bộ. Nhiều trẻ khi lớn lên sẽ tự hết, có thể do não bộ đã phát triển hơn, tuy nhiên vẫn có những người lớn được cho là có các cơn sợ hãi này khi đang gặp stress. Và stress cũng có thể châm ngòi cho các cơn sợ hãi ở trẻ nhỏ." Bác sĩ Markham còn ghi chép lại những nghiên cứu cho thấy có sự liên quan giữa chứng ngưng thở khi ngủ ở trẻ em với nỗi sợ đêm. Chứng ngưng thở khi ngủ có thể gây khó khăn cho bé trong việc nghỉ ngơi đầy đủ, và có rất nhiều dấu hiệu cho thấy rằng mệt mỏi quá sức cũng như stress có thể gây nên chứng khiếp sợ ban đêm nay ở những người dễ có nguy cơ mắc phải. Do vậy tốt nhất, bạn hãy cho con mình đi khám để xem bé có bị chứng này hay không.
  5. 13 mẹo giải quyết các nỗi sợ đêm 1. Cố gắng giữ bản thân bình tĩnh. Nhiều khả năng là con bạn sẽ không nhớ gì về những sự việc đã xảy ra và không bị ảnh hưởng gì từ chúng. Mặc dù vậy, dĩ nhiên bạn vẫn muốn làm mọi cách để vỗ về và giữ an toàn cho bé. Những người lớn mắc phải hội chứng này cho biết họ cảm thấy an tâm hơn khi có tiếng trấn an, dễ chịu của những người thân yêu, vậy nên nếu bé để cho bạn ôm lấy thì hãy làm như vậy. 2. Cố gắng giảm thiểu lo âu trong cuộc sống hiện tại. Tạm ngưng các bài tập đi vệ sinh cũng như những bài học phát triển khác cho đến khi bé thoát được khỏi giai đoạn này. Hãy Hạnh phúc luôn là liều đảm bảo bé không phải nghe thuốc hữu hiệu (Ảnh: những lời quát mắng lớn tiếng Inmagine) của bố mẹ hay các tác nhân gây xúc động nói chung. Sử dụng các "biện pháp kỷ luật tích
  6. cực" khác thay cho phương pháp đòn roi, la mắng, phạt hay các phương pháp kỷ luật gây căng thẳng khác. Giảm thiểu thay đổi thời gian biểu và những đêm xa nhà. 3. Tránh TV. Viện Nhi Khoa Mỹ khuyên không nên cho trẻ dưới 24 tháng xem TV bởi việc đó sẽ ảnh hưởng xấu đến sự phát triển não bộ của trẻ, TV cũng được xem là tác nhân gây căng thẳng ở trẻ nhỏ – vốn thường cho rằng các mâu thuẫn kịch tính trên phim ảnh là có thật. 4. Không nên để cho bé quá mệt, bởi điều đó sẽ khiến bé dễ mắc phải chứng sợ đêm. Hãy đảm bảo bé đi ngủ đúng giờ và đủ giấc, chắc chắn nhất là cho bé lên giường sớm hơn giờ ngủ một chút. Những trẻ nhỏ thông thường cần ngủ từ 7h tối; càng thức khuya trẻ sẽ càng phải cần đến nhiều adrenaline và các hormone gây thức tỉnh khác. Đưa bé vào giường sớm hơn giờ ngủ không chỉ giúp bé ngủ dễ hơn mỗi đêm, mà còn làm giảm khả năng tỉnh táo quá mức. 5. Thực hiện một chuỗi các hoạt động để có một giấc ngủ thoải mái bao gồm việc tắm bồn, ôm ấp, đọc sách, và thực
  7. hiện chúng mỗi đêm, đảm bảo rằng bé có khoảng một giờ để "được trấn an" bằng cách xoa dịu. Không âm nhạc, TV, sự ồn ào, rộn rã hoặc bất cứ thứ gì đặc biệt khuấy động, cũng không nên ăn thêm bởi vấn đề tiêu hoá có vẻ như là nguyên nhân của chứng sợ đêm đối với một vài người. 6. Cần để ý rằng sốt cũng có thể gây nên chứng khiếp sợ ban đêm ở những người dễ có nguy cơ mắc phải. 7. Hãy đảm bảo bé không bị đánh thức một cách vô ý. Có một vài dẫn chứng cho rằng chứng khiếp sợ đêm là kết quả của việc thức giấc trong giai đoạn thứ 4 của giấc ngủ (nếu đã có sẵn khuynh hướng). Các loại tiếng xe cộ hay TV hay tiếng điện thoại vô tình can thiệp có thể làm bé thức giấc. Bạn có thể đầu tư một chiếc máy điều chỉnh âm thanh để đề phòng trường hợp này. 8. Đừng cố gắng đánh thức con khỏi cơn sợ hãi. Điều này sẽ khiến bé cực kỳ mất phương hướng, đôi khi bé còn có thể bị mất trí nhớ tạm thời.
  8. 9. Nếu có thể, hãy cho bé ngủ trong cũi cho đến khi bé thoát khỏi chứng sợ hãi này. Nếu bé đã thôi không dùng cũi, hãy cẩn thận việc bé có thể ngã khỏi giường trong cơn sợ hãi. Bên Nếu có thể, hãy cho bé cạnh đó cũng phải đảm bảo cửa ngủ trong cũi (Ảnh: sổ luôn đóng và có các thanh Inmagine) bảo vệ, cũng như sử dụng các cổng chặn dành cho em bé để chắc chắn bé không chạy ra khỏi phòng và ngã xuống cầu thang. 10. Không để bé quá nóng trong lúc ngủ. Đặc biệt tránh các loại đồ bộ bọc chân. Rất nhiều phụ huynh cho biết rằng con họ thường dễ bị khiếp sợ khi bị quấn quá kỹ. 11. Nếu con bạn đang bị dị ứng, cảm cúm hay sưng amidan, bé có thể bị khó thở, và dẫn đến bị khiếp sợ vào ban đêm. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng Benadryl (một loại sirô ho) cho đến khi bé bình thường trở lại. Một vài nhà nghiên cứu tuyên bố rằng việc cắt amidan
  9. và hạch hầu có thể chữa chứng khiếp sợ này ngay lập tức trong những trường hợp chúng thường xuyên sưng tấy và làm trẻ khó thở mỗi đêm. 12. Nhiều bậc cha mẹ cho biết rằng có cách trị dứt hẳn chứng này với phương pháp tận gốc là cho chân bé vào nước mát (không phải nước lạnh) một lúc, mặc dù nhiều cha mẹ khác cho rằng các cơn khiếp sợ vẫn trở lại sau đó. 13. Tôi rất ghét đánh thức con dậy dù với bất kỳ lý do gì, nhưng có nhiều dẫn chứng cho thấy rằng bạn có thể giúp bé sắp đặt lại chu kỳ thức của bé bằng cách nhẹ nhàng đánh thức bé dậy 15 phút trước thời điểm các cơn khiếp sợ thường diễn ra. Nếu bạn phát hiện ra một kiểu mô hình, và các cơn khiếp sợ diễn ra thường xuyên, bạn có thể áp dụng việc này. Nếu bạn thực hiện việc này trong vòng 3 đến 5 ngày, nó rất có thể sẽ can thiệp vào chu trình tỉnh giấc của bé và ngăn ngừa các cơn khiếp sợ tái xuất hiện.
nguon tai.lieu . vn