Xem mẫu

  1. GIÚP CON CÁCH QUẢN LÝ TIỀN BẠC Thái độ và các giá trị của trẻ đối với việc sử dụng tiền bạc sẽ phát triển dựa trên những gì trẻ nghe thấy, quan sát và học hỏi từ gia đình. Cha mẹ cần phải làm gương cho con cái noi theo. Thật là một cơ hội học hỏi tốt khi trẻ có điều kiện sử dụng tiền bạc. Bạn hãy giúp con bạn học cách quản lý tiền bạc một cách khôn ngoan. Trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo có thể tìm hiểu về tiền bằng cách đếm và phân loại các đồng xu. Bạn hãy cho phép con lựa chọn và trả tiền để mua một hoặc hai món nho nhỏ trong siêu thị.
  2. Trẻ ở lứa tuổi đến trường thích chơi một trò chơi nào đó ở khu giải trí hoặc thích một cây kẹo. Bạn hãy cho phép trẻ kiếm tiền bằng cách làm một số việc đặc biệt trong nhà hoặc làm vườn. Bạn hãy khuyến khích con bạn tiết tiệm để mua một thứ gì đó bằng tiền của bé. Khuyến khích bé chia sẻ với người khác bằng cách đóng góp một số tiền nho nhỏ vào quỹ từ thiện. Trẻ ở lứa tuổi vị thanh niên rất muốn độc lập và bắt đầu đưa ra một số quyết định liên quan đến ngân sách. Bạn hãy nói rõ ràng với chúng về những chi phí nào mà chúng phải tự trang trải và những chi phí nào mà bạn vẫn cung cấp cho chúng. Đối với những chi phí bạn vẫn cung cấp cho trẻ, bạn hãy đưa ra những giới hạn hợp lý đối với việc chi tiêu. Khi trẻ định mua thứ gì đó, bạn hãy nói về chất lượng của sản phẩm nhưng cho phép trẻ đưa ra quyết định cuối cùng.
  3. Dưới đây là một số lời khuyên giá trị dành cho bạn - Hướng dẫn và khuyên bảo con thay vì ra lệnh cho con. Thảo luận với con thay vì thuyết giáo. - Khuyến khích chứ không chỉ trích. Cho phép trẻ học hỏi từ những sai lầm cũng như học hỏi từ những thành công. - Làm gương tốt cho con cái noi theo. Hãy chỉ cho con thấy cách bạn lập kế hoạch và ghi chép chi tiêu. - Tránh sử dụng tiền để thưởng hay phạt trẻ. - Nếu con bạn đến tuổi vị thanh niên và đã đi làm thêm, bạn hãy hướng dẫn con tiết kiệm, chi tiêu, cân đối giữa thời gian làm việc và thời gian học tập ở trường. Cuộc Sống Việt _ Theo Lamchame.com
nguon tai.lieu . vn