Xem mẫu

  1. Giữ vững sự lãnh đạo của Đảng đối với chính quyền Nhà nước a. Cơ sở * Về lý luận - Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin sự lãnh đạo của Đảng đối với cách mạng và chính quyền Nhà nước là tất yếu khách quan -> Lê nin khẳng định: “Giai cấp cầm quyền đang đưa tất cả mọi người đến con đường giải phóng giai cấp, đang ủng hộ chính quyền Xô viết – giai cấp đó phải lãnh đạo Nhà nước, vì chỉ có giai cấp đó mới có quyền làm việc ấy” (Lê nin, toàn tập, tập 37, Nxb. TB, M.1977, tr, 471) - Việc giữ vững và tăng cường bản chất giai cấp công nhân đối với chính quyền và vấn đề có ý nghĩa quyết định đến sự tồn tại và phát triển của chính quyền cách mạng ở nước ta. -> Khi sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường: + Chính quyền mới có phương hướng trong mọi hoạt động + Bảo đảm cho chính quyền hoạt động có hiệu lực, biến đường lối, chủ trương của Đảng thành hiện thực + Uy tín và địa vị lãnh đạo của Đảng trong xã hội được củng cố và nâng cao.
  2. *Về thực tiễn - Sự lãnh đạo của Đảng đối với cách mạng, đối với chính quyền Nhà nước là tất yếu. Đảng là người khởi xướng và lãnh đạo toàn diện công cuộc cách mạng, trong đó có việc xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng. - Đảng luôn lãnh đạo toàn diện mọi mặt hoạt động của chính quyền, nên chính quyền đã thực hiện thắng lợi chức năng, nhiệm vụ của mình trong mọi thời kỳ giai đoạn cách mạng + Thời kỳ 1945-1946, trong tình thế vô cùng khó khăn phức tạp, Đảng luôn quan tâm, giữ vững sự lãnh đạo của Đảng đối với chính quyền…, trước sức ép của kẻ thù, Đảng phải tuyên bố “tự giải tán”; Quốc hội và Chính phủ liên hiệp có cả bọn phản động, tay sai tham gia như một lực lượng đối lập. Nhưng Đảng vẫn kiên quyết giữa vững sự lãnh đạo đối với chính quyền. Thực chất là Đảng tạm thời rút vào hoạt động bí mật, tiếp tục lãnh đạo chính quyền. Đảng vẫn giới thiệu những đảng viên trung kiên, có năng lực và những người ngoài Đảng có lòng yêu nước, có cảm tình với cách mạng, tuyệt đối tin tưởng vào Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh tham gia Quốc hội, Chính phủ. Mặt khác, chính quyền Nhà nước phải tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng được thể chế hoá thành pháp luật. Do đó, bản chất chính trị - giai cấp của chính quyền Nhà nước không hề thay đổi.
  3. -> Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Việc Đảng tuyên bố giải tán, sự thật là Đảng rút vào bí mật… và dù là bí mật, Đảng vẫn lãnh đạo chính quyền và nhân dân”.(Văn kiện Đại hội Đảng II, Ban nghiên cứu Lịch sử Đảng TƯ, H.1965, tr.29) + Trong hai cuộc kháng chiến, nhất là kháng chiến chống Mỹ, do nhu cầu kháng chiến, kiến quốc ngày càng mở rộng, nhiệm vụ của chính quyền ngày càng nặng nề, vai trò lãnh đạo của Đảng đối với chính quyền Nhà nước ngày càng được giữ vững và tăng cường.
nguon tai.lieu . vn