Xem mẫu

Kỷ yếu công trình khoa học 2014 – Phần II

GIỚI THIỆU PHƯƠNG PHÁP DẠY - HỌC DỰA TRÊN TÌNH
HUỐNG TRONG GIẢNG DẠY HỌC PHẦN SỨC KHỎE MÔI
TRƯỜNG CƠ BẢN VÀ PHÒNG CHỐNG THẢM HỌA TẠI BỘ
MÔN Y TẾ CÔNG CỘNG, TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
Ths. Ngô Thị Thu Hiền
Bộ môn Y tế công cộng, Trường Đại học Thăng Long
Tóm tắt: Học phần Sức khỏe môi trường cơ bản và phòng chống thảm họa là một
trong các môn học cơ sở ngành quan trọng thuộc chương trình đào tạo cử nhân ngành Y tế
công cộng. Các nội dung của học phần này vừa mang tính lý thuyết lại vừa gắn liền với các
vấn đề thực tiễn xã hội - những vấn đề sức khỏe cộng đồng. Bên cạnh đó, trong xu thế đổi mới
phương pháp dạy học ở đại học hiện nay đặc biệt là việc áp dụng đào tạo theo học chế tín chỉ
lấy người học làm trung tâm thì việc vận dụng phương pháp dạy - học dựa trên tình huống
nhằm phát huy năng lực tự học, tự nghiên cứu của sinh viên trong giảng dạy học phần này là
điều rất cần thiết góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.
Từ khóa: sức khỏe môi trường, tình huống, phương pháp dạy - học dựa trên tình
huống.
1. Đặt vấn đề
Học phần Sức khỏe môi trường cơ bản và phòng chống thảm họa là môn học cơ sở
ngành thuộc chương trình đào tạo cử nhân ngành Y tế công cộng. Học phần gồm 3 tín chỉ (45
giờ), được giảng dạy trong học kỳ I năm thứ hai của kế hoạch đào tạo toàn khóa học. Học
phần trang bị những kiến thức cơ bản về môi trường và sức khỏe: khái niệm môi trường và
sức khỏe; các yếu tố nguy cơ từ môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe; ô nhiễm môi trường và
sức khỏe cộng đồng; tác động của các hoạt động phát triển đến sức khỏe cộng đồng và các
biện pháp giảm thiểu; thảm họa môi trường, tác động và các biện pháp phòng chống ô nhiễm
môi trường, dịch bệnh trước trong và sau thảm họa; quản lý môi trường và các định hướng
xây dựng môi trường bền vững. Sau khi kết thúc học phần, sinh viên được trang bị và rèn
luyện các kỹ năng: đánh giá được các yếu tố nguy cơ từ môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe;
vận dụng kiến thức đã học để truyền thông giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ
môi trường; phòng chống ô nhiễm, dịch bệnh và cách thức ứng phó trong và sau thảm họa.
Bên cạnh đó, giúp thay đổi thái độ của sinh viên: nhận thức rõ vai trò, ý nghĩa của việc bảo vệ
môi trường sống trong lành; duy trì và nâng cao chất lượng cuộc sống, sức khỏe cộng đồng
trong quá trình phát triển của xã hội loài người; ý thức được sự cần thiết phải đánh giá/quản lý
nguy cơ sức khỏe môi trường. Các nội dung nghiên cứu của học phần vừa mang tính lý thuyết
lại vừa gắn liền với các hoạt động thực tiễn, các vấn đề thực tế xã hội, cộng đồng đang phải
đối mặt. Vì vậy, việc áp dụng phương pháp dạy học dựa trên tình huống trong học phầnnày
mang ý nghĩa tích cực nhằm phát huy tính chủ động, tự nghiên cứu của sinh viên, góp phần
làm thay đổi cách học truyền thống thụ động của sinh viên, thay đổi phương pháp dạy “nhìn ghi” hoặc “đọc - chép” của giảng viên qua đó giúp cho sinh viên nắm vững môn học một cách
thông suốt, thông qua việc kết hợp giữa lý thuyết và thực tiễn của các tình huống các em có
thể vận dụng vào thực tế công việc sau này.
Trường Đại học Thăng Long

168

Kỷ yếu công trình khoa học 2014 – Phần II

Phương pháp dạy - học dựa trên tình huống (SBL) là phương pháp khá mới mẻ ởViệt
Nam, nhưng đã được nhiều cơ sở đào tạo trên thế giới áp dụng như đại học Erasmus, Hà Lan;
đại học Lund, Thụy Điển; đại học Yog Jakarta, Indonesia và đại học Walailak, Thái
Lan.Phương pháp được xây dựng dựa trên nguyên tắc của lý thuyết dạy học thực tế (Lave
&Wenger, 1991) trong đó cho rằng quá trình học tập tốt nhất diễn ra trong bối cảnh của các
sự kiện, vấn đềthực tế (Kindley, 2002). Phương pháp dạy học này dựa trên một hoặc nhiều
trường hợp, số lượng các bằng chứng, nguồn cung cấp bằng chứng và từ các giả định về lý
thuyết được xây dựng từ trước, từ đó đề ra hướng giải quyết hợp lý.
Nhiều báo cáo nghiên cứu đánh giá cao hiệu quả của phương pháp học tập này, đặc
biệt là hiệu quả trong việc giúp cho sinh viên thực sự tăng cường khả năng tự học và làm việc
nhóm. Khả năng học tập chủ động và tự học tập, nghiên cứu của số đông sinh viên Việt Nam
còn hạn chế là một thách thức đối với đào tạo đại học của Việt Nam nên việc áp dụng các
phương pháp học tập tích cực là một yêu cầu xuất phát từ thực tế rất cấp thiết.
2. Phương pháp dạy - học dựa trên tình huống
2.1. Khái niệm tình huống, tình huống dạy học
2.1.1. Khái niệm tình huống
Theo Từ điển Tiếng Việt, tình huống là toàn thể những sự việc xảy ra tại một địa điểm,
trong một thời gian cụ thể, buộc người ta phải suy nghĩ, hành động, đối phó, tìm cách giải
quyết. Tình huống cũng có thể được hiểu là sự mô tả hay trình bày một trường hợp có thật
trong thực tế hoặc mô phỏng nhằm đưa ra một vấn đề chưa được giải quyết và qua đó đòi hỏi
người đọc (người nghe) phải giải quyết vấn đề đó.
2.1.2. Khái niệm tình huống dạy học
Theo Boehrer (1995) thì: “Tình huống là một câu chuyện, có cốt chuyện và nhân vật,
liên hệ đến một hoàn cảnh cụ thể, từ góc độ cá nhân hay nhóm, và thường là hành động chưa
hoàn chỉnh. Đó là một câu chuyện cụ thể và chi tiết, chuyển nét sống động và phức tạp của
đời thực vào lớp học”.
Tình huống được đưa vào giảng dạy thường ở dưới dạng những bài tập nghiên cứu.
Đặc điểm nổi bật của loại hình bài tập này là “xoay quanh những sự kiện có thật hay gần gũi
với thực tế trong đó chứa đựng những vấn đề và mâu thuẫn cần phải được giải quyết”(Center
for Teaching and Learning of Stanford University, 1994). Cũng cần phải nói thêm là trong
giảng dạy, tình huống không phải là những trường hợp bất kỳ trong thực tế mà là những tình
huống đã được điều chỉnh, nghiên cứu kỹ lưỡng để mang tính điển hình, phục vụ tốt cho mục
đích và mục tiêu giáo dục tức là giúp cho người học có thể hiểu và vận dụng tri thức cũng như
rèn luyện được các kỹ năng và kỹ xảo. Tình huống được sử dụng để khiêu khích người học
phân tích, bình luận, đánh giá, suy xét và trình bày ý tưởng của mình để qua đó từng bước
chiếm lĩnh tri thức hay vận dụng những kiến thức đã học vào những trường hợp thực tế. Tình
huống yêu cầu người đọc phải từng bước nhập vai người ra quyết định cụ thể. Hay như cách
nhận định gọn gàng mà sâu sắc của Herreid (1997) thì: “Tình huống là những câu chuyện ẩn
chứa trong mình những thông điệp. Chúng không phải là những câu chuyện chỉ để giải trí
đơn thuần. Tình huống là những câu chuyện để giáo dục”.

Trường Đại học Thăng Long

169

Kỷ yếu công trình khoa học 2014 – Phần II

Theo Donham và Lawrence, tình huống tốt là phương tiện chuyển tải một mảng thực
tế vào phòng học để cả sinh viên và giảng viên cùng học. Tình huống có thể được trình bày
dưới dạng viết, một đoạn phim, một mẩu kịch ngắn, nhưng thông dụng nhất là dạng viết. Một
tình huống tốt phải cho phép có nhiều phương án lựa chọn khả dĩ.
2.2. Cấu trúc của một tình huống
Một tình huống hoàn chỉnh thường bao gồm 3 phần chính:
- Phần nội dung: chứa đựng vấn đề cần được phân tích, tìm hiểu, đánh giá.
- Phần hệ thống câu hỏi: giúp định hướng người học tìm hiểu và đánh giá vấn đề,
vận dụng kết quả tìm hiểu vấn đề vào những tình huống tương tự,...
- Phần hướng dẫn tài liệu: chỉ ra các nguồn tài liệu tham khảo giúp người học tìm
hiểu các khía cạnh khác nhau của tình huống.
2.3. Các phương pháp xây dựng tình huống
2.3.1. Xây dựng tình huống dựa trên nguồn tư liệu sẵn có
Có thể nói nguồn tư liệu để xây dựng tình huống là gần như vô hạn: sách, báo, tạp chí,
phim, ảnh, internet,... Vấn đề là người dạy biết cách chọn lọc thông tin sao cho phù hợp với
mục đích dạy học và thời gian cho phép. Một số ví dụ về sử dụng các nguồn tư liệu khác
nhau:
- Một hoặc một chuỗi các bài viết trên báo về một vấn đề nào đó
- Một đoạn phim tư liệu
- Một đồ thị hoặc bảng số liệu
- Hồ sơ bệnh án của một bệnh nhân
- Một báo cáo về cơ cấu bệnh tật của một địa phương/vùng/khu vực
- Một báo cáo về thông tin dịch bệnh,…
2.3.2. Tự xây dựng tình huống
Người dạy có thể tự xây dựng các tình huống cho sát với yêu cầu và mục đích của
môn học. Nội dung những tình huống này thường dựa trên những tình huống, sự kiện/dữ kiện
đã và đang diễn ra trong thực tiễn nhưng được sắp xếp, “hư cấu” lại để vấn đề nêu ra được
xúc tích, giàu thông tin và đáp ứng tốt hơn mục đích mà người dạy hướng đến.
Một số ví dụ về các tình huống tự xây dựng:
- Một bài truyền thông về nước sạch và vệ sinh môi trường.
- Một phiếu điều tra về vệ sinh môi trường làng nghề
- Một bảng số liệu đo thông số môi trường: tiếng ồn, vi khí hậu, ánh sáng,…
2.4. Mục đích của phương pháp dạy - học dựa trên tình huống
Với việc xây dựng môi trường học tập lấy sinh viên làm trung tâm, phương pháp dạy học dựa trên tình huống được áp dụng nhằm hướng đến một số mục tiêu cụ thể dưới đây:
1. Góp phần nâng cao tính tích cực, chủ động, khả năng tư duy, sáng tạo và hứng thú
học tập của người học. Trong dạy học theo tình huống, các nhóm sinh viên phải chủ động tìm
kiếm và phân tích các thông tin để đi tìm các giải pháp có thể có cho tình huống. Để đáp ứng
được yêu cầu này, sinh viên phải chủ động tư duy, thảo luận/tranh luận trong nhóm để tìm
hiểu sâu thêm về lý thuyết cũng như thực tiễn và tìm ra các giải pháp cho các tình huống.
Chính trong quá trình suy nghĩ, tranh luận, bảo vệ các giải pháp sinh viên đã tham gia vào quá

Trường Đại học Thăng Long

170

Kỷ yếu công trình khoa học 2014 – Phần II

trình nhận thức. Sự tham gia tích cực đó đã góp phần tạo ra sự hứng thú và say mê học tập,
sáng tạo của sinh viên.
2. Giúpngười học rèn luyện và nâng cao kỹ năng mềm như kỹ năng làm việc nhóm, kỹ
năng đọc và phân tích, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng trình bày, kỹ năng bảo vệ và tranh
luận, phản biện ý kiến trước tập thể, kỹ năng tổ chức công việc, kỹ năng ra quyết định,... Để
giải quyết tình huống, sinh viên thường phải làm việc theo nhóm, các thành viên trong nhóm
cùng phân tích và thảo luận để đi đến giải pháp, sau đó trình bày giải pháp của mình cho cả
lớp. Với cách học như vậy, sinh viên học được cách chia sẻ kiến thức, thông tin để cùng đạt
được mục tiêu chung. Thêm nữa, sinh viên cũng học được cách tôn trọng và lắng nghe ý kiến
của người khác trong quá trình làm việc nhóm hay tranh luận về các giải pháp.
3. Giúp sinh viên sớm tiếp cận với thực tế nghề nghiệp, xã hội hoặc khả năng áp dụng
của bài học vào trong thực tiễn nghề nghiệp. Việc gắn lý thuyết với thực tiễn trong dạy học,
nâng cao tính thực tiễn của môn học, giảm thiểu rủi ro của người học khi tham gia thực tiễn
cuộc sống, thực tiễn nghề nghiệp. Sau khi tiếp thu các kiến thức lý thuyết, việc giải quyết các
bài tập tình huống sẽ giúp người học có cái nhìn sâu hơn và thực tiễn hơn về vấn đề lý thuyết
đã được học. Thông qua việc giải quyết tình huống, người học sẽ có điều kiện để vận dụng
linh hoạt các kiến thức lý thuyết.
4. Thay đổi thái độ của người học theo chiều hướng tích cực hơn. Sinh viên cảm thấy
yêu thích môn học hơn (do nhận thức được ý nghĩa thực tiễn của bài học), trân trọng ý kiến
người khác (thông qua thảo luận, tranh luận), nâng cao ý thức cộng đồng (thông qua làm việc
nhóm), biết phê phán (thông qua việc nhận xét các ý tưởng của người khác).
3. Tổ chức dạy - học dựa trên tình huống
3.1. Các bước thực hiện
Phương pháp dạy - học dựa trên tình huống được triển khai theo các bước sau:
Bước 1. Giảng viên cần xác định mục tiêu của buổi học: yêu cầu giảng viên xác định
mục đích truyền đạt nội dung kiến thức về mặt lý thuyết sẽ được cung cấp cho sinh viên thông
qua việc áp dụng những tình huống gì là phù hợp, điều đó có ý nghĩa sinh viên sẽ tiếp thu
được điều gì sau buổi lên lớp.
Bước 2. Lựa chọn tình huống: tùy vào từng bài học, kiến thức mà giảng viên mong
muốn các sinh viên nhận được mà đưa ra các tình huống phù hợp với mục tiêu của mình.
Bước 3. Gợi ý các hướng giải quyết: giảng viên cần cung cấp các kiến thức về mặt lý
thuyết có liên quan đến tình huống đưa ra, giảng viên cần thiết phải giải thích thật chi tiết tình
huống để sinh viên hiểu rõ các vấn đề cần giải quyết. Xác định nhiệm vụ và vai trò của sinh
viên tham gia vào tình huống đó.
Bước 4. Xây dựng các câu hỏi thảo luận: khi đưa ra tình huống nhất thiết phải có các
câu hỏi kèm theo để gợi ý cho sinh viên thảo luận. Câu hỏi đưa ra cho sinh viên phải được
chuẩn bị cẩn thận nhưng tránh đi vào kết luận chính. Nó chỉ giúp sinh viên đi vào nội dung
chính về tình huống đề cập đến, hướng dẫn sinh viên tham gia vào tình huống và ngay cả khi
sinh viên không có một sự chuẩn bị nào cũng có thể tham gia thảo luận được.
Bước 5. Phân công các nhóm để giải quyết tình huống: khoảng 3 - 5 sinh viên/nhóm.
Các nhóm sẽ bốc thăm đề tài và thứ tự trình bày trước lớp.Thông báo quy định một bài thuyết

Trường Đại học Thăng Long

171

Kỷ yếu công trình khoa học 2014 – Phần II

trình tình huống gồm có: hình thức trình bày, nội dung, thời gian trình bày, tiêu chí đánh giá,
phân công thành viên trong nhóm và cách giải quyết tình huống.
Bước 6. Báo cáo tình huống: các nhóm theo thứ tự lên trình bày đề tài đã được phân
công, tất cả các thành viên trong nhóm đều có cơ hội được trình bày, thời gian trình bày tối đa
là 30 phút; giảng viên yêu cầu các nhóm còn lại phản biện; giảng viên có thể bổ sung thêm
các câu hỏi cho nhóm trình bày, sinh viên thảo luận các câu hỏi có liên quan. Mỗi sinh viên sẽ
đóng góp ý kiến của mình về tình huống đưa ra.Các sinh viên trong các nhóm còn lại có thể
trao đổi, thảo luận để phân tích làm rõ thêm những vấn đề đã được nêu ra trong tình huống ,
giải quyết các câu hỏi khác mà giảng viên đặt ra thêm trong tình huống.
Bước 7. Giảng viên tổng kết, nhận xét và đánh giá các nhóm: giảng viên tổng kết,
đánh giá tình huống, rút ra kết luận các giải pháp có liên quan đến nội dung lý thuyết môn
học. Có thể có những vấn đề không mang lại kết quả như mong muốn, có những vấn đề có kết
quả đúng sai rõ ràng, nhưng giảng viên sẽ là người chịu trách nhiệm đưa ra kết luận cuối cùng
về tình huống đó để giúp sinh viên có thể hiểu rõ hơn cách thức giải quyết của mình.
3.2. Kỹ thuật dạy - học
Phương pháp dạy - học dựa trên tình huống nếu kết hợp vận dụng một số kỹ thuật
giảng dạy tích cực thì hiệu quả đạt được càng cao, càng dễ dàng thực hiện các mục tiêu của
phương pháp giảng dạy tích cực. Những kỹ thuật thường được sử dụng đó là: làm việc nhóm,
thảo luận, đóng vai và thuyết trình.
Làm việc nhóm: là một trong những kỹ thuật được nhấn mạnh hàng đầu, bởi lẽ ngoài
việc phục vụ cho việc giải quyết các vấn đề trong nội dung môn học nó còn giúp rèn luyện kỹ
năng làm việc nhóm - một kỹ năng đóng vai trò quyết định cho sự thành công sau này của
sinh viên. McKeachie et al (1986) cho rằng thảo luận là một trong những chiến lược thông
dụng nhất để đẩy mạnh việc học tập tích cực. Nó có tác dụng hỗ trợ khả năng lưu giữ thông
tin trong dài hạn; giúp sinh viên học cách ứng dụng thông tin trong những hoàn cảnh mới;
giúp phát triển khả năng tư duy, khả năng hợp tác, khả năng tổ chức và chủ trì các hoạt động.
Thuyết trình: thường được tổ chức theo nhóm, để cho mỗi nhóm trình bày và sau đó là
trả lời, thảo luận trên các câu hỏi đặt ra từ người nghe về một nội dung hoặc đề tài cần phải
giải quyết. Thuyết trình có thể đi từ mức thấp là trình bày lại những nội dung đã học đến mức
cao là trình bày một chủ đề (lý thuyết hoặc thực tế) mà nhóm tự nghiên cứu theo yêu cầu của
giảng viên. Thuyết trình thường được tổ chức thành một dạng hoạt động độc lập trong một
buổi giảng. Tuy nhiên, nó có thể được vận dụng ngay trong quá trình thuyết giảng, giảng dạy
theo vấn đề hoặc giảng dạy tình huống.
Thảo luận: giảng viên giới thiệu tình huống cho lớp học, sau đó nêu ra hệ thống câu
hỏi để hướng dẫn lớp thảo luận. Trong quá trình thảo luận, giảng viên có thể đưa ra các gợi ý
để giúp nội dung thảo luận luôn sôi nổi và đi đúng hướng. Tùy theo nội dung vấn đề mà giảng
viên nên hoặc không nên tổng kết thảo luận và giải đáp các câu hỏi.
Đóng vai: là kỹ thuật tổ chức cho người học thực hiện các vai diễn trong một tình
huống nào đó. Vai diễn có thể phân cho từng cá nhân hoặc từng nhóm. Đóng vai có thể đi từ
mức độ thấp là mô phỏng tình huống có sẵn đến mức độ cao là người đóng vai tự do đưa ra
hành vi ứng xử của mình trước tình huống đặt ra, căn cứ vào hành vi ứng xử của những vai
còn lại. Đóng vai có thể áp dụng trong phương pháp giảng dạy theo vấn đề hoặc giảng dạy
tình huống.
Trường Đại học Thăng Long

172

nguon tai.lieu . vn