Xem mẫu

CHUƠNG VIII QUYỂN TÁC GIẢ TRONG T ư PHÁP QUỐC TẾ I. KHÁI NIỆM Các sản phẩm của sáng tạo trí tuệ mặc dầu mang những đặc điểm khác nhau về địa lý, lịch sử, dân tộc ngôn ngữ... nhưng đều có chung một đặc điểm là tính phi vật chất và khả năng dễ phổ biến, khai thác rộng rãi ở nhiều quốc gia. Vì vậy, cần phải có sự điều chỉnh và bảo hộ quốc tế quyền tác giả đối với các tác phẩm của sáng tạo trí tuệ, đặc biệt khi mà tại nhiều quốc gia các quy phạm pháp luật trong nước chỉ bảo hộ các sản phẩm của sáng tạo trí tuệ xuất hiện lần đầu tiên tại nước mình mà thôi. Từ cuối thế kỷ XIX đã có nhiều cố gắng nhằm thiết lập một hộ thống bảo hộ quốc tế về quyền tác giả. Ngày nay, việc bảo hộ quốc tế các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học trong “thời đại bùng nổ thông tin” càng có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Bảo hộ quốc tế quyền tác giả đối với các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học là nhằm loại trừ các hành vi khai thác, sử dụng bất hợp pháp các tác phẩm của công dân nước này trên lãnh thổ của một nước khác mà không có sự 193 Sô hoa bơi Trung tâm Hoc liêu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn đồng ý của tác giả hoặc người đại diện hợp pháp của tác giả, Các mục đích và nhiệm vụ của việc bảo hộ quốc tế quyển tác giả bao gồm: 1) thiết lập việc bảo hộ quyền tác giả trong mọi quốc gia; 2) góp phần thúc đẩy sự phát triển của vãn học, nghệ thuật và khoa học; 3) tạo điều kiện thuận lợi cho việc phổ biến các tác phẩm; 4) tăng cường sự hiểu biết giữa các dân tộc; 5) bảo đảm một cơ chế bảo hộ quyền tác giả ngày càng có hiệu quả hơn. Khác với các quyền dân sự khác, quyền tác giả đối với tác phẩm văn học. nghệ thuật, khoa học đều mang tính chất lãnh thổ. Quyền tác giả phát sinh theo pháp luật nước nào thì chỉ có hiệu lực trong phạm vi lãnh thổ của nước đó mà thôi. Ví dụ: Một công dân Việt Nam mang tài sản cá nhân của mình ra nước ngoài (quyền sở hữu đối với tài sản này đã được pháp luật Việt Nam thừa nhận) thì nói chung vẫn được pháp luật nước ngoài bảo hộ quyền sở hữu đối với tài sản đó. Nếu quyền tác giả được phát sinh theo pháp luật Việt Nam thì chỉ có hiệu lực trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam. Còn ở nước ngoài, nếu không có điều ước quốc tế công nhận thì quyền tác giả sẽ không được bảo hộ. Do đó, tác phẩm có thể được dịch, hay được đem xuất bản ở nước ngoài mà không cần có sự đồng ý của tác giả. Tác giả và nhà xuất bản in tác phẩm lần đầu trên không có quyền phản đối hoặc đưa ra những đòi hỏi nào. Do đó. nếu một người nước ngoài đang cư trú ở Việt Nam và được pháp luật Việt Nam bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm vãn học. nghệ thuật, khoa học thì quyển này hoàn toàn được bảo hộ theo pháp luật Việt Nam, chứ không 194 Sô hoa bơi Trung tâm Hoc liêu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn phải theo pháp luật quốc tịch của người nước ngoài đó. Pháp luật tác giả của nước ngoài sẽ không được áp dụng tại Việt Nam. Như vậy, quyền tác giả phát sinh trên cơ sở pháp luật của một quốc gia nhất định. Pháp luật quốc gia sẽ điều chỉnh các lĩnh vực của quyền tác giả như: Đối tượng, chủ thể, các điéu kiện bảo hộ, thời hạn bảo hộ các quyền tài sản đối với tác phẩm và các nội dung cơ bản khác của quyền tác giả. Không một quốc gia nào lại có thể thông qua pháp luật của mình áp đặt việc bảo hộ quyền tác giả ở một quốc gia khác. Nguyên tắc lãnh thổ cho phép quyền tác giả được bảo đảm thi hành theo đúng nội dung của nó trong phạm vi nước được bảo hộ. Tuy nhiên, tính chất lãnh thổ của quyền tác giả hoàn toàn không có nghĩa rằng người nước ngoài được quyền sao chép, ân cắp tác phẩm của tác giả - công dán nước khác, biến tác phẩm đó thành của mình. Trong trường hợp này có thể nói đến việc ở nước ngoài công nhận quyền tác giả đối với tác phẩm được công bố ở một nước khác và không cho phép bất cứ ai ở bất cứ nước nào mạo nhận tác phẩm của tác giả nước ngoài là của chính mình. Trong Tư pháp quốc tế. không có quy phạm pháp luật nào có thể buộc một nhà nước phải mở rộng hiệu lực của luật tác giả đối với những tác phẩm được sáng tạo hoặc được công bố ở ngoài phạm vi lãnh thổ của nước đó. Mỗi quốc gia đều tự quy định các điều kiện bảo hộ của mình vẻ quyền tác giả. Do đó, quyển tác giả trong Tư pháp quốc tế không nghiên cứu việc lựa chọn giữa luật quốc tịch và luật nơi cư trú mà chủ yếu là đề cập đến nhũng biện pháp nhằm bảo vệ 195 Sô hoa bơi Trung tâm Hoc liêu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn quyền lợi chính đáng của tác giả ở nước ngoài và cùa tác giả là người nước ngoài ở nước sở tại. Ngày nay, quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp được gộp chung thành một nhóm gọi là ẻ`quyền sở hữu tri tuệ”. II. CÁC HÌNH THỨC BẢO HỘ QUỐC TẾ QUYEN TÁC GIẢ Có ba hình thức chủ yếu đé bảo hộ quyền tác giả trong quan hệ quốc tế, cụ thể là: - Ký kết hoặc tham gia điều ước đa phương; - Ký kết điều ước song phương; - Bảo hộ quyền tác giả theo nguyên tắc có đi có lại. 1. Các điều ước quốc tẽ đa phương quan trọng về bảo hộ quvển tác giả Quyền tác giả phát sinh theo pháp luật nước nào thì chi có hiệu lực trong phạm vi lãnh thổ của nước đó. Chính vì vậy, để bảo hộ quyền tác giả được phát sinh trên cơ sỏ pháp luật nước này lại được tiếp tục bảo hộ ở nước khác thì cẩn phải có sự ký kết hoặc tham gia điều ước quốc tế về quyền tác giả giữa các nước hữu quan. Ngay từ cuối thế kỷ XIX, tính chất lãnh thổ cùa quyền tác giả đã không đáp ứng được quyền lợi của các tác giả và các nhà xuất bản. Nhằm bảo hộ các quyền lợi chính đáng của tác giả. nhà xuất bản và nhà sản xuất ở ngoài phạm vi lãnh thổ của nước mà tác phẩm xuất hiện đầu tiên, nhiều nước đã tham gia tích cực vào việc ký kết các điều ước quốc 196 Sô hoa bơi Trung tâm Hoc liêu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn tế đa phương quan trọng về việc bảo hộ quyền tác giả như: Công ước Bécnơ năm 1886 và Công ước Giơnevơ năm 1952. Đây là những điều ước quốc tế đa phương mang tính chất toàn cầu về quyển tác giả. Ngày nay, cùng với sự phát triển của đời sống văn hóa, tinh thần ngày càng được nâng cao và sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học và kỹ thuật, việc bảo hộ quốc tế quyển tác giả trên cơ sở tham gia các điều ước quốc tế có một ý nghĩa cực kỳ to lớn. a. Công ước Bécnơ Công ước Bécnơ - Công ước quốc tế đa phương đẩu tiên về bảo vệ quyền tác giả, ký tại Bécnơ (Thụy Sĩ) năm 1886. Sau đó, Công ước đã được sửa đổi, bổ sung nhiều lần tại Paris (1896), Béclin (1908), Bécnơ (1914), Rome (1928), Brucxen (1948), Xtốckhôm (1967) và tại Paris (1971). Các nước tham gia công ước Béc nơ đã thành lập Liên minh Bécnơ với mục đích “báo hộ quốc tế quyền tác giá về các tác phẩm văn học nghệ thuật". Cơ quan của nó là Văn phòng đặt tại Giơnevơ, Công ước này để ngỏ cho bất kỳ quốc gia nào mong muốn được sự bảo hộ pháp lý thích hợp. Tiền đề cơ bản của việc bảo hộ tác phẩm là nước xuất xứ tác phẩm (pays d’origine) phải là một trong những nước đã tham gia Công ước. Khái niệm nước xuất xứ được xác định theo nguyên tắc quốc tịch hoặc theo nguyên tắc lãnh thổ tùy thuộc vào việc tác phẩm đó đã được công bố hay chưa và việc công bố được thực hiện ở nước thành viên của Liên minh hay ớ nước ngoài Liên minh. Đối với những tác phẩm 197 Sô hoa bơi Trung tâm Hoc liêu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn