Xem mẫu

  1. rừng, thông thường do đốt cỏ để săn bắn, chăn nuôi, làm nương rẫy v.v... vì vậy để phòng chống cháy rừng cần phải áp dụng các biện pháp sau: Xung quanh rừng trồng, ở gần các nguồn lửa (gần đường giao thông, gần khu dân cư v.v…) nên lập các dải phòng hoả rộng 30-100m. Nếu diện tích rừng trồng thành những ô có diện tích khoảng 200 ha. Trên các dải phòng hoả có thể trồng cây lá rộng khó cháy hoặc để trống, hàng năm đến mùa dễ cháy phải phát bỏ cây cỏ dại. Đi đôi với các biện pháp trên cần có quy chế bảo vệ rừng, tăng cường giáo dục trong quần chúng và tổ chức các đội cứu hoả với những trang bị tối thiểu. - Phòng chống sự phá hoại của người và gia súc * Trồng dặm Rằng sau khi trồng xong, do tác hại của thiên nhiên, do kỹ thuật trồng không đúng hoặc bỏ sót không trồng, vì vậy thường phải tiến hành trồng dặm. Theo quy định của Bộ Lâm Nghiệp (nay là bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn) trong điều kiện quảng canh, tỉ lệ cây sống trên 90%, cây chết phân bố đều thì không phải trồng dặm, song nếu cây chết thành từng mảng lớn vẫn phải trồng dặm. Nếu tỷ lệ cây sống dưới 90%, dù cây chết phân bố đều hay không đều, cần phải trồng dặm. Tỷ lệ chết của rừng trồng trên 75% coi như thất bại, phải trồng lại rừng mới. Trồng dặm phải tiến hành vào vụ trồng kế tiếp, sau khi trồng rừng được 1 -3 năm. Nếu phát hiện cần trồng dặm phải tiến hành trồng ngay. Trồng dặm phải chọn cùng một loại cây, theo mật độ và bố trí.cây trồng như cũ, cây trồng dặm phải có cùng kích thước và cùng tuổi với rừng đã trồng. Chương V KỸ THUẬT TRỒNG RỪNG THÂM CANH VÀ THÂM CANH RỪNG TRỒNG 5.1. KHÁI NIỆM TRÒNG RỪNG THÂM CANH Khái niệm về trồng rừng thâm canh với nguồn thông tin chưa cập nhật được đầy đủ nhưng nhìn khái quát có 2 loại ý kiến: + Loại thứ nhất: "Trồng rừng thâm canh là tăng cường đầu tu các biện pháp kỹ thuật tổng hợp tác động vào rừng từ khâu tạo cây con, làm đất, trồng, chăm sóc bảo vệ đến khâu khai thác rừng, nhằm nâng cao số lượng và chất lượng lâm sản đồng thời củng cố tiềm năng tự nhiên để nâng cao sức sản xuất của rừng". (Phạm Quang Minh, quy trình trồng rừng thâm canh vụ lâm nghiệp 1987, trang 1 [26] "Trồng rừng thâm canh là biện pháp đầu tư theo chiều sâu nhằm làm cho rừng 137
  2. trồng sinh trưởng nhanh sớm đạt được mục tiêu đề ra và đạt được hiệu quả cao hơn trước Đầu tư theo chiều sâu ở đây không chỉ giới hạn ở việc đầu tư tiền vốn, vật tư, lao động mà còn làm sao phát huy hết tiềm năng điều kiện sẵn có của tự nhiên và xã hội để mang lại hiệu quả cao". + Loại thứ hai: "Rừng thâm canh là loại rừng có năng suất cao do sự đầu tu lớn về kinh tế kỹ thuật.". "Thâm canh rừng là một phương thức kinh doanh được đặc trưng bằng sự tăng chi phí trên một đơn vị diện tích kinh doanh và sự giảm chi phí trên một đơn vị sản phẩm". "Sự tăng chi phí trên một đơn vị diện tích kinh doanh là sự đầu tư về kinh tế khoa học kỹ thuật trong quá trình từ chọn giống, trồng, chăm sóc rừng và quản lý bảo vệ". (Vũ Đình Hèo, một số suy nghĩ về thâm canh rừng. Tạp chí LN số 5/86 trang 13). [35]. " Thâm canh rừng trồng nhằm bảo vệ và sử dụng triệt để các điều kiện về tài nguyên, khí hậu, đất đai, sinh vật và áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại có liên quan để nâng cao năng suất rừng và hiệu quả kinh tế. Thâm canh rừng là phải tạo ra một hệ sinh thái có tính ổn định cao, sử dụng và phát triển tiềm năng tự nhiên sẵn có, khả năng chống đỡ cao với dịch sâu bệnh hại". (Phùng Ngọc Lan, chọn cơ cấu loại cây trồng rừng thâm canh trên quan điểm sản lượng. Tạp chí LN số: 9/86, trang 20). [27] Loại ý kiến thứ nhất nhấn mạnh đầu tư vào hệ thống biện pháp kỹ thuật lâm sinh và lấy số lượng và chất lượng cũng như nâng cao sức sản xuất của rừng làm thước đo. Loại ý kiến thứ hai cung chú trọng đầu tu khoa học kỹ thuật về hệ thống biện pháp kỹ thuật lâm sinh và hoặc là lấy sự giảm chi phí trên một đơn vị sản phẩm hay là "Phải tạo ra được tính ổn định cao của hệ sinh thái rừng" làm thước đo. Cả hai loại ý kiến đó đều đúng nhưng chưa đủ bởi vì chưa nhấn mạnh đúng mức việc đầu tư vào các khâu chọn vùng, chọn đất, chọn cây trồng và đặc biệt đã chú trọng tận dụng tiềm năng tự nhiên môi trường nhưng chưa đặt ra vấn đề phải bảo vệ tiềm năng đó cho phát triển bền vững. Do vậy cần khái niệm rằng: "Trồng rừng thâm canh là một phương pháp canh tác dựa trên cơ sở được đầu tư cao bằng việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật tổng hợp và liên hoàn. Các biện pháp đó phải tận dụng cải tạo và phát huy được mọi tiềm năng của tự nhiên cũng như của con người nhằm thúc đẩy mạnh mẽ sinh trưởng của rừng trồng để thu được năng xuất cao, chất lượng sản phẩm tốt với giá thành hạ để cho hiệu quả lớn. Đồng thời cũng phải duy trì và bồi dưỡng được tiềm năng đất đai và môi trường đảm bảo an toàn sinh thái đáp ứng yêu cầu phát triển trồng rừng ổn định lâu dài và bền vững". (Nguyễn Xuân Quát. Trồng rừng thâm canh, kiến thức lâm nghiệp tập II, nhà 138
  3. XBNN Hà Nội 1995, trang 101 và một số vấn đề về trồng rừng thâm canh và thâm cảnh rừng trồng, tạp chí thông tin chuyên đề nông nghiệp và phát triển nông thôn số 2/98, trang 9). [22] 5.1.1. Thực chất của trong rừng thâm canh Thực chất của trồng rừng thâm canh là phải đầu tư cao nhưng phải đầu tư cái gì và đầu tư như thế nào để có hiệu quả cao. Đó là vấn đề cốt lõi của trồng rừng thâm canh; * Đầu tư cái gì: Trước hết là phải đầu tư tiền vốn cao bởi vì mọi thứ được quy về đồng tiền nhưng chỉ có thế thôi là chưa đủ mà mấu chốt là đầu tư cao về kỹ thuật đặc biệt là đối với hai giai đoạn đầu là chọn vùng, chọn đất, chọn cây, chọn giống sau đó là nuôi dưỡng, khai thác sử dụng rừng trồng. * Đầu tư như thế nào: Đầu tư phải đúng chỗ, đúng lúc, đúng cách có như vậy mới làm cho từng trồng vừa sinh lợi về kinh tế vừa đảm bảo an toàn sinh thái cho phát triển bền vững. Tốn nhiều tiền của công sức nhưng để làm gì nếu không thu được lợi nhuận cao hơn với giá thành một đơn vị sản phẩm thấp hơn kể cả lúc có được năng suất và chất lượng sản phẩm cao hơn. Mặt khác cho dù nếu các yêu cầu sinh lợi đều được thoả mãn cả nhưng đất đai môi trường lại bị suy thoái không thể trồng lại rừng được nữa hoặc có trồng lại được rừng nhưng sinh trưởng, phát triển của ưng kém thì việc tăng cường đầu tư cho trồng rừng thâm canh như vậy cũng không thể gọi là thành công bởi vì nó mới giải quyết được yêu cầu trước mắt. Dựa vào khả năng và mức độ đầu tu cao về tiền và kỹ thuật với các kết quả thu được cũng tức là dựa vào vấn đề cốt lõi nói trên để phân biệt trồng rừng thâm canh với các phương thức trồng rừng khác như: + Trồng rừng cao sản về mật tăng cường đầu tư, nâng cao năng suất tạo ra khối lượng sản phẩm lớn thì cũng giống như trồng rừng thâm canh. Điểm khác nhau cơ bản là trồng rừng thâm canh còn bao gồm yêu cầu duy trì và nâng cao tiềm năng tự nhiên để kinh doanh rừng được lâu dài và liên tục. + Trồng rừng bán thâm canh có mức độ khác với trồng rừng thâm canh không những chỉ hạn chế đầu tư vào một số khâu kỹ thuật như: Giống, làm đất, bón phân mà còn về mức độ đầu tư vốn cũng thấp hơn nên ngay cả đầu tư kỹ thuật cũng không đến nơi đến chốn do vậy thành quả thu được cũng không cao. + Trồng rừng quảng canh là phương thức trồng rừng được đầu tư rất thấp, các biện pháp kỹ thuật được áp dụng thường rất đơn giản như sử dụng giống xo bồ, trồng trên đất xấu không cày xới, bón phân hay chăm sóc đầy đủ... vì vậy thành quả thu được rất kém, nhiều nơi không thành rừng. Trồng rừng quảng canh được áp dụng rất phổ biến trong mấy trục năm nay ở nước 139
  4. ta, nhiều nơi đã phải trồng đi, trồng lại rất nhiều lần mà vẫn không có rừng. Tỷ lệ thành rừng chứ chưa nói đến hiệu quả cho nhiều loài cây bình quân chỉ đạt 50 - 60% so với diện tích đã trồng ở nhiều địa phương. Mấy năm gần đây ở nước ta cũng đã bắt đầu chú ý đến vấn đề thâm canh, bước đầu đã tạo được bước chuyển biến mới góp phần đẩy lùi phương thức trồng rừng quảng canh. Tuy nhiên hiệu quả thực tế còn rất thấp. Ví dụ: Trồng rừng nguyên liệu giấy với loại Bạch đàn urophylla, chu kỳ 5 năm, đầu tư giống, cày ngầm sâu, bón phân NPK cũng mới đạt được 15 m3/ha/năm. Còn lại năng suất đại trà với một số loài cây mọc nhanh khác đều chưa đạt được 10 - 12 m3/ha/năm, phần lớn chỉ đạt được năng suất 7 - 8 m3/ha/năm, thậm chí chỉ đạt 4 - 5 m3/ha/năm với chu kỳ 8 - 10 năm. Mặc dù đã có suất đầu tu gấp 2 - 3 lần so với trồng rừng bình thường. 5.1.2. Các mục tiêu và những điều kiện. * Các mục tiêu Từ quan niệm và thực tế nói trên có 5 mục tiêu cụ thể cho trồng rừng thâm canh phải được khẳng định là: Nâng cao được năng suất gỗ hoặc lâm sản trên đơn vị diện tích trồng rừng để cung cấp dược sản phẩm nhiều nhất trên diện tích trồng ít nhất. Nâng cao được chất lượng gỗ hoặc lâm sản theo mục tiêu và yêu cầu trồng rừng để nâng cao được giá trị sản phẩm cho một suất đầu tư. Hạ được giá thành sản xuất cho một đơn vị sản phẩm gỗ hoặc lâm sản được sản xuất ra để có mức sinh lợi cao nhất. Rút ngắn được chu kỳ kinh doanh để tăng nhanh vòng quay vốn, giảm chi phí tài xuất và tăng hệ số sử dụng đất đai. Duy trì và bồi dưỡng được tiềm năng đất đai và môi trường sinh thái để giữ được khả năng sản xuất liên tục và lâu dài. Thực ra đây cũng chẳng có gì mới và chắc chắn ai cũng có thể hiểu và biết được điều đó Những cái hạn chế chính dẫn đến thất bại chủ yếu là do chưa có nhận thức thật sâu sắc về từng khía cạnh và mối quan hệ của từng mục tiêu, về cách làm và vận dụng vào thực tế sản xuất. Thông thường người ta chỉ chú trọng đòi hỏi có suất đầu tư thật cao nhưng không tính đến cái giá phải trả cho suất đầu tư ấy. Phổ biến nhất là chỉ chú ý tới cái lợi trước mắt, thậm chí lấy rừng khép tán làm thước đo và đặc biệt gần như Mlùllg cần quan tâm gì các điều kiện cần và đủ cho trồng rừng thâm canh. * Những điều kiện Trồng rừng thâm canh đòi hỏi đầu tư cao nhưng phải đáp ứng dược các mục tiêu đặt ra mà không thể coi nhẹ một mục tiêu nào. Muốn vây cần phải chú ý tới 5 điều 140
  5. kiện sau đây khi lựa trọn phương án thâm canh. Xác định rõ mục tiêu, loại sản phẩm, năng xuất sản lượng và chất lượng sản phẩm thu được sau một chu kỳ kinh doanh chắc chắn đảm bảo được lợi nhuận và các mục tiêu của trồng rừng thâm canh. Chọn và có được loại cây trồng đáp ứng được mục đích kinh doanh phù hợp với vùng sinh thái, điều kiện đất đai khí hậu nơi trồng. Chọn và có được giống tốt đã được tuyển chọn hoặc cải thiện có mức tăng trưởng và phẩm chất di truyền tối ưu. Chọn được đất thích hợp và còn tốt để giảm bớt mức đầu tư cày bừa và phân bón… Đủ tiền vốn và kĩ thuật để đầu tu được đầy đủ và đúng đắn, đúng với thiết kế cụ thể và chính xác về kĩ thuật. Do vậy không thể đầu tư trồng rừng thâm canh một cách tràn lan bất cứ ở đâu hoặc theo ý nghĩ chủ quan và thoát li những khả năng thực tế cho phép. Từ các mục tiêu và điều kiện cần thiết ấy cho thấy nếu như cứ đầu tư trồng rừng sản xuất theo lối quảng canh trước đây chắc chắn sẽ không có hiệu quả.. Tuy nhiên nếu đâu cũng trồng rừng thâm canh cả thì cũng sẽ không thực tế chút nào. Chính vì vậy trong kế hoạch trồng mới có 3 triệu ha rừng sản xuất theo chương trình trồng 5 triệu ha rừng từ năm 1998 đến 2010 cần lựa trọn một số đối tượng quan trọng nhất và dành ra một số diện tích đất đai cần thiết có đủ các điều kiện đặt ra để tập trung theo chiều sâu thực hiện trồng rừng thâm canh theo hướng thâm canh rừng. Vậy thì thực trạng thâm canh rừng ở nước ta hiện nay như thế nào? 5.2. THÂM CANH RÙNG 5.2.1. Khái niệm "Trong kinh doanh rừng mưa, kỹ thuật lâm sinh được tác động theo hai hướng: Thâm canh và quảng canh. Thực chất sự khác biệt giữa hai hướng đó là cường độ và qui mô đầu tư trên cơ sở nguồn tài chính cho phép (đầu tư chất xám, kinh phí, công cụ...)" (George N. Bám, Cơ sở sinh thái học của kinh doanh rừng mưa;. Vương Tấn Nhị dịch. Nhà XBKHKT Hà Nội 1970 ). [44]. "Thâm canh rừng là một hình thức tái sản xuất mở rộng trong lĩnh vực kinh doanh lâm nghiệp bằng các biện pháp đầu tư kĩ thuật theo chiều sâu nhằm nâng cao năng suất, chất lượng trên từng đơn vị diện tích canh tác và hạ giá thành trên từng đơn vị quần thể rừng" (Từ điển Bách khoa nông nghiệp, Nhà XB Hà Nội 1991) [29]. Đó là khái niệm chung chỉ rõ mục tiêu định hướng và yêu cầu của biện pháp tác động của thâm canh rừng nói chung là nâng cao chất lượng sản lượng và hạ giá thành bằng cường độ và chiều sâu đầu tư, nhưng giữa rừng tự nhiên và rừng trồng có gì khác 141
  6. biệt? "Thâm canh rừng trước hết tập trung vào rừng tự nhiên, chuyển hoá và làm giàu rừng sao cho những loài cây có giá trị kinh tế được sự tác động hợp lí sẽ phát triển nhanh và nhiều hơn các loài cây tạp khác. Xây dựng rừng thâm canh không chỉ bó hẹp trong khuôn khổ làm rừng giàu nghèo kiệt mà còn bao gồm cả nhiệm vụ chuyển hoá rừng trung bình hoặc cũng như trồng rừng thâm canh trên các dạng lập địa không còn rừng tự nhiên nữa". (Vũ Biệt Linh và cộng sự, Nghiên cứu một số cơ sở KHCN cho thâm canh rừng gỗ lớn trên diện tích rừng lá ứng thường xanh. Chương trình KHCN quốc gia, Nhà XBNN Hà nội, 1996, trang 70-92) [36] "Muốn xây dựng một nền công nghiệp gỗ hiện đại vào thay đổi cấu trúc và chủng loài cây của rừng tụ nhiên. Làm giàu rừng tụ nhiên, tạo ra nhiều nguyên liệu đáp ứng yêu cầu của công nghiệp " (Nguyễn Văn Trương. Thâm canh rừng tự nhiên, Nhà XBCN Hà Nội 1996, trang 1) [20] Vậy thì đặc trưng chính của thâm canh rừng tụ nhiên là tác động dựa trên nền đất đang có rừng tự nhiên tồn tại nên đầu tư thâm canh chủ yếu bằng các biện pháp lâm sinh không phải để thay thế hoàn toàn mà chỉ làm thay đổi cấu trúc, chủng loài bằng chuyển hoá.hoặc làm giàu rừng. "Thâm canh rừng trồng đòi hỏi một hệ thống các biện pháp kĩ thuật lâm sinh tổng hợp, liên hoàn từ khâu chọn loại cây trồng, chọn giống, kỹ thuật gieo trồng, chăm sóc, tỉa thưa dựa trên mô hình mật độ tối ưu cho đến việc đảm bảo tái sinh trong khai thác..." (Chọn cơ cấu loại cây trồng rừng thâm canh trên quan điểm sản lượng. Tạp chí lâm nghiệp số 9/ 1986, trang 20) [28] "Thâm canh rừng trồng là tăng cường đầu tư các biện pháp kĩ thuật tổng hợp tác động vào rừng từ khâu tạo cây con, làm đất trồng rừng, chăm sóc bảo vệ rừng đến khâu khai thác tung nhằm nâng cao số lượng và chất lượng sản phẩm, đồng thời củng cố tiềm năng tụ nhiên của rừng để nâng cao sức sản xuất của từng" (Nguyễn xuân xuyên và các cộng tác viên. Thâm canh rừng trồng. Thông tin chuyên đề KHKT và KTLN, số 6/ 1985, tr11) [21] Đặc trưng chính của thâm canh rừng trồng là tác động trên nền đất không có rừng nên đầu tư thâm canh phải bắt đầu từ các biện pháp kĩ thuật trồng rừng để tạo ra rừng rồi tác động dẫn dắt rừng phát triển và lợi dựng 5.2.2. Nội dung * Các mối quan hệ: Có 3 mối quan hệ làm căn cứ cho việc xác định biện pháp và nội dung chủ yếu của thâm canh trồng rừng được sơ đồ hoá như sau: Sơ đồ 5-1: Mối quan hệ giữa thâm canh và các công đoạn trong quá trình sản xuất 142
  7. trồng rừng * Những nội dung 143
  8. Từ các mối quan hệ trên cho thấy trồng rừng là một quá trình sản suất về thực chất gồm cả một quá trình tác động vào hai đối tượng chủ yếu: Cây trồng và hoàn cảnh mà giữa chúng có mối quan hệ khăng khít và phức tạp. Do đó trồng rừng thâm canh là một giải pháp chủ yếu để thâm canh rừng trồng, vừa phải tác động vào cây trồng và hoàn cảnh cũng như vừa phải tác động vào mối quan hệ đó một cách thích hợp nhất và vừa phải sử dụng khí hậu đất đai hợp lý nhất để thu được lợi ích kinh phí và môi trường lớn nhất. Cho nên nội dung chính của thâm canh rừng trồng cũng không có gì khác hơn là ngoài việc chọn loại cây trồng đúng rồi chọn giống cây trồng tốt, chọn và tạo được môi trường thuận lợi nhất, đảm bảo được an toàn sinh thái cho cây và rừng trồng đủ nhu cầu dinh dưỡng, nước, ánh sáng... cũng như không bị sâu bệnh lửa rừng tàn phá và môi trường suy thoái đe doạ. Có thể lấy ví dụ để minh hoạ. Chọn loại cây trồng: Ngoài phù hợp với mục đích kinh doanh phải chọn cây, tìm đất xác định vùng trồng đúng và chính xác, sử dụng cây trồng đúng vùng sinh thái của nó tức là vùng trung tâm phân bố tụ nhiên của nó là tối ưu nếu không cũng phải áp dụng nguyên tắc đồng dạng sinh thái. Mỡ có tâm phân bố chính là vùng ẩm Tuyên Quang, Phú Thọ đưa trồng ở Lạng Sơn Quảng Ninh bị rụng lá mùa khô hay trồng ở Phong Thổ - Lai Châu vẫn ra hoa nhưng chưa có quả. Sao đen có tâm phân bố chính là vùng thấp có mùa khô kéo dài Đông Nam Bộ đem trồng ở Eakmát - Buôn Ma Thuột bị thui ngọn và biến dạng hoặc trồng ở Lò Đúc - Hà Nội vẫn mọc tốt nhưng không có hoa quả Thông ba lá tâm phân bố chính ở vùng cao trên 1000m Đà Lạt - Lâm Đồng hoặc Hoàng Su Phì - Hà Giang đem trồng ở vùng thấp dưới 600 m (Gia Nghĩa - Buôn Hồ, Sơn Hà, A Lưới, Hưng Hoại hoặc bị sâu đục ngọn phá hoại hoặc có đoạn thân dưới cành rất thấp Chọn giống cây trồng: Phải sử dụng nguồn giống đã được chọn lọc và cải thiện hoặc đã được đánh giá qua khảo nghiệm loài, suất xứ và phải tuỳ loài cây và yêu cầu sản phẩm mà có tiêu chuẩn lựa chọn thích hợp. Thông nhựa cần chọn giống có khả năng chống chịu sâu róm và bệnh rơm lá cao. Quế phải chọn giống có vỏ dày với hàm lượng và chất lượng tinh dầu cao Gỗ nguyên liệu giấy phải chú ý đến tỷ trọng cao, lượng xenlulô lớn và sợi dài như: Bạch đàn Urophylla, Keo lai... Gỗ lớn cần chọn cây có thân cao to, thẳng, thon đều, cành nhỏ, tỉa cành ty nhiên tốt, ít mấu mắt. Chọn và tạo môi trường thuận lợi: Phải sử dụng nơi có điều kiện thuận lợi cung cấp dinh dưỡng, nước, ánh sáng cho cây, trong trường hợp bắt buộc phải có biện pháp 144
  9. tác động hoặc cải tạo môi trường. Tếch, Keo đều là cây ưa ánh sáng mạnh, không chịu được đất chua nên không thể trồng trên đất đồi trọc quá chua hoặc dưới tán rừng và nếu cải tạo hoàn cảnh đó thì quá tốn kém. Cây mọc nhanh phần lớn cần đất thông thoáng và tiêu thụ nhiều chất dinh dưỡng và nước nếu trồng trên đất khô cằn nghèo xấu, nông cạn và không cày sâu, làm đất kỹ không bón thêm phân nhất là phân hữu cơ thì không tạo được mỡ trường thuận lợi cho cây trồng phát triển được. Cây bản địa gỗ lớn, gỗ quí như: Lim, Lát, Gõ, Gụ phần lớn là những cây đòi hỏi có môi trường rừng, chịu bóng trong giai đoạn đầu, cần phải có cây phù trợ và đất còn tính chất đất rừng, phải tỉa thưa điều chỉnh ánh sáng thích hợp theo giai đoạn phát triển của rừng. Đảm bảo an toàn sinh thái: Ngoài việc chọn cây, chọn giống, chọn đất trồng thích hợp còn phải chọn và đầu tư nhiều biện pháp hỗ trợ như trồng hỗn loài, kỹ thuật canh tác đất dốc, dự tính dự báo và tổ chức phòng chống tốt các tác nhân gây hại. Bạch đàn (Camandulensis) xuất xứ Petford một thời đã được ca ngợi, đem trồng ở vùng mưa lớn và tập trung (Huế, Đồng Nai) bị nhiễm nấm (Cylindrocladium) làm cho lá bị rụng, cành bị khô, năng suất giảm sút. Trong lúc đó bạch đàn (Camadulensts) xuất xứ Nghĩa Bình, Phú Khánh, Bạch đàn (Tereticornis) xuất xứ Lau ra River hay Kenedy Gz có khả năng điếng bệnh tốt hơn Thông nhựa trồng một số nơi ở miền Bắc 5 tuổi bị dịch sâu róm hại nặng có thể dùng các chế phẩm sinh học để phòng trừ hay trồng hỗn giao với một số cây lá rộng khác để hạn chế thay vì sử dựng biện pháp hoá học gây ô nhiễm môi trường Phi lao thường bị bệnh rộp vỏ thân khi cây trên 5 tuổi lá bị rụng dần, cành khô, vỏ bị bong rộp từng mảng, cây chết. Cấy chủng vi khuẩn Rhizobium vào rễ cây con khi gieo ươm để tăng cường sức đề kháng cho cây. Các loài như: Lim xanh, Lim xẹt, Tống quá sử, Phi lao, Keo dậu, Đậu trăm, Đậu triều. là những cây cố định đạm và cải tạo bảo vệ đất tốt, phải được ưu tiên sử dụng kể cả khi chọn loài cây mục đích hoặc làm cây phù trợ đặc biệt cho cây mọc nhanh, canh tác trên đất dốc, đất thoái hoá. Thông, Trăm, Bạch đàn là những cây dễ bị cháy trong mùa khô, không thể không thực hiện các biện pháp phòng chống cháy tung, để hạn chế rủi ro tăng độ an toàn sinh thái. 5.3. HỆ THỐNG CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT TRÒNG RÙNG THÂM CANH VÀ THÂM CANH RỪNG TRÒNG Các biện pháp thâm canh rừng trồng phải được áp dụng phù hợp với từng công đoạn sản xuất và giai đoạn phát triển của rừng. Theo tính chất, vai trò và ý nghĩa thực 145
  10. tế của nó có thể phân thành hai loại là biện pháp mũi nhọn và biện pháp liên hoàn. 5.3.1 Biện pháp mũi nhọn Là những biện pháp có tính trọng yếu nhất cũng là biện pháp đòn bẩy thúc đẩy cây trồng sinh trưởng nhanh và mạnh nhất. Thường được áp dụng là các biện pháp sử dụng giống mới, bón phân và cơ giới hoá trong làm đất. Trong thời đại khoa học kỹ thuật và công nghệ sinh học hiện đại ngày nay, việc ứng dụng các thành tựu đó vào sản xuất lâm nghiệp đã trở thành hiện thực để phục vụ thâm canh rừng trồng. * Về giống: Bao gồm cả việc sử dụng kỹ thuật chọn giống, kỹ thuật nhân giống và tạo giống. Sử dụng nguồn giống từ những loài và xuất xứ tốt, từ những cây trội đã được chọn lọc có chất lượng phù hợp đất đai, khí hậu, chống chịu được sâu bệnh, mọc nhanh cho năng suất cao, phẩm chất tốt... Thực chất đây là tác động vào đối tượng thứ nhất, tức là cây trồng cũng là đối tượng chính cho tác dụng trực tiếp và quyết định nhất đối với hiệu quả thâm canh rừng trồng. Một loạt thành công bước đầu về lĩnh vực này ở nước ta gần đây cần được quan tâm ứng dụng và phát triển. Keo lai (Acaria mangium và Acaria auriculiformis ) và Phi lao lai (cây đực) của Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng- Viện khoa học lâm nghiệp Việt Nam tuyền chọn, xác định và nhân giống bằng hom vừa sinh trưởng nhanh, và là cây cố định đạm rất tốt có thể thay cho các loài Keo lá chăm, Keo lá to, Bạch đàn, Phi lao hiện còn phổ biến ở Việt Nam cho một số lập địa thích hợp. Phi lao Trung quốc dòng 601 và dòng 701 đã được Trung tâm kỹ thuật bảo vệ rừng khu vực 2 (Thanh Hoá) nhập, khảo nghiệm và nhân giống bằng hom cũng bắt đầu được trồng thử mở rộng trên nhiều vùng đất cát, đất đồi cho mức tăng trưởng khá cao và tính chống chịu tốt Các dòng Bạch đàn urophylla ưu trội PN2 và PN14 đã được Trung tâm nghiên cứu cây nguyên liệu giấy Phù Ninh khảo nghiệm, tuyển chọn và nhân giống bằng công nghệ nuôi cấy mô được hội đồng công nghệ giống Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn thẩm định đánh giá và công nhận (quyết định số 3654/QĐ-BNN/KHCN ngày 28/12/1998). Các dòng Bạch đàn urophylla ưu trội U6 có gốc từ Trung quốc và W4, W5 có nguồn gốc tù Côngô cũng đã được Xí nghiệp giống Thành phố HCM khảo nghiệm tuyển chọn và nhân giống bằng công nghệ nuôi cấy mô cũng có triển vọng phù hợp cho một số vùng sinh thái và cho năng suất cao hơn so với giống hạt nhập. Tre măng ngọt Đài Loan như: Lục trúc, (Bambusa) đã được trồng thử ở Tân Yên, Bắc Giang và Hạ Hoà, Phú Thọ từ 1996-1998 có thể cho 15 tấn măng xuất khẩu một năm trên tha nơi đất tốt, là giống cây mới nhập được trồng từ hom gốc rất có triển vọng. Giống Sở (Camelia sp) ưu trội Nghĩa Đàn - Nghệ An cho trên 10 tạ quả/ha/năm đã 146
  11. được Trung tâm thực nghiệm Lâm nghiệp Yên Lập lul(ul giống vô tính bằng phương pháp kết hợp giữa nhân chồi bằng nuôi cấy mô và ghép chồi đó lên gốc cây con gieo từ hạt đã tỏ ra có nhiều ưu thế hơn so với Sở cành mềm của Trung Quốc đã trồng thử ở một số nơi Điều đáng chú ý là ứng dụng công nghệ sinh học nuôi cấy mô, hom trong nhân giống là vô cùng cần thiết tuy nhiên đây chỉ là phương tiện, quyết định chính vẫn là nguồn giống, vật liệu giống phải lấy từ các loài và suất xứ đã được khảo nghiệm, từ các cây trội đã được kiểm tra hậu thế các dòng ưu việt đã được tuyển chọn mới là mấu chốt nhất. Mặt khác cũng không thể có một loại giống vạn năng nào đáp ứng được tất cả các mục tiêu kinh doanh, đặc biệt là có thể phù hợp cho mọi vùng hay mọi điều kiện đất đai khí hậu khác nhau + Về bón phân: Bao gồm việc lựa chọn loại phân và cách bón nào cho hiệu quả, liều lượng bón là bao nhiêu và nên bón vào lúc nào cho phù hợp yêu cầu sinh lý của cây cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây sinh trưởng, bón ít mà thu lợi nhiều không gây lãng phí hoặc làm ô nhiễm hay suy thoái môi trường. Phân khoáng đa luồng hoặc vi lượng có tác dựng tăng nhanh và bổ xung hàm lượng dinh dưỡng để cung cấp cho nhu cầu của cây. Phân hữu cơ nhất là phân chuồng, phân xanh tuy có hiệu lực chậm nhưng có tác dụng cải thiện tính chất vật lý của đất. Phân hữu cơ vi sinh, phân vi sinh thông qua bón hoặc tiếp nhiễm cho bộ rễ có tác dụng bổ xung chất dinh dưỡng và kích thích sinh trưởng. Phân NPK tổng hợp là loại thường được sử dụng phù hợp cho nhiều loại cây nhưng loại dạng viên có hiệu lực bền hơn dạng bột Điều đáng chú ý là tuy nhiên không phải loại phân khoáng nào cũng có thể chọn lại với nhau để bón hỗn hợp và không phải loại phân nào cũng có thể bón thích hợp cho bất cứ loại đất nào. Thông thường theo tính chất và tác dụng sinh lý của phân đối với đất và cây phân khoáng được chia thành 3 loại: Phân sinh lý chua như Supelân Ca(H2PO4), sun phát a môn PO4(NH4)2, Nitrat Kali NO3K. Phân sinh lý trung tính như CO(NH2)2, phối phát a môn PO4(NH4)2, Nitrat Kali NO3K… Phân sinh lý kiềm như Amoniac NH4OH, Nitrat nam NO3Na, Tecmophotphat hay lân nung chảy Ca, Mg6(OH)6Si4O4, cacbonat Kali CO3K2… Đất chua bón phân sinh lý trung tính hoặc kiềm ngược lại đất kiềm hoặc trung tính thì bón phân sinh lý chua mới có hiệu lực, đó là chưa nói đến mức độ hoà tan của từng 147
  12. loại phân và hàm lượng chất dinh dưỡng chứa trong phân khác nhau cũng cho hiệu quả không giống nhau. + Về làm đất: Bao gồm cả việc chọn đất phù hợp và làm đất hợp lý, cải thiện được môi trường làm cho đất tơi xốp tạo thuận lợi cho bộ rễ phát triển, hút nước và cung cấp chất dinh dưỡng cho cây. Các biện pháp làm đất toàn diện, cày sâu, bừa đất kỹ, làm ruộng bậc thang, đào lãnh nước...Thường áp dụng cho nơi đất có thành phần cơ giới nặng, kết cấu chặt. Đặc biệt việc sử dụng các phương tiện máy móc để cơ giới hoá làm đất vừa tăng được chất lượng, cải thiện tính chất, vừa tăng được năng suất làm đất, nhất là trồng rừng tập trung qui mô lớn. Ở các vùng đất có vấn đề như đất lầy thụt, ngập phèn, đất cát, biện pháp lên líp làm mương để điều tiết nguồn nước là cực kỳ quan trọng, có khi phải đầu tư cải tạo đất như bón vôi cho đất chua, bón thạch cao cho đất mặn… Hai.loại biện pháp bón phân và làm đất thực chất là tác động vào đối tượng thứ hai, tức là đối tượng hoàn cảnh nhằm đáp ứng những nhu cầu không thể thiếu được của cây. Cần nhấn mạnh thêm, đây có khi cũng chính là "con dao hai lưỡi" nếu như không nắm được một số nguyên tắc sử dụng cơ bản như đã được đề cập tới ở trên. Ví dụ: Cày sâu là rất cần thiết song ở đất dốc mạnh lại cày đúng mùa mưa không có biện pháp cắt dòng chảy, không trồng hàng rào xanh ngang dốc... thì đất sẽ bị xói mòn mạnh không những tính chất vật lí đất không được cải thiện mà chất dinh dưỡng cũng bị rửa trôi mất. Điều đáng chú ý nữa là nhiều loài cây trồng cũng như vi sinh vật đất có quan hệ rất nhạy cảm với phản ứng môi trường tức là độ pa của đất. Khi chọn đất hoặc bón phân cần chú ý mối quan hệ đó bởi vì hiệu quả hay độ hoà tan và khả năng sử dụng của cây đối với nhiều nhân tố trong đất hay phân bón vào đất tăng hay giảm tuỳ độ pa của đất. Các biện pháp mũi nhọn có tác động trực tiếp nhằm giải quyết những yêu cầu cốt lõi nhất để có năng suất cao, cho nên trong trồng rừng thâm canh thường được quan tâm giải quyết đầu tiên. Tuy nhiên nếu chỉ có thế thôi sẽ dẫn tới những lầm tưởng nguy hiểm. Bởi vì dù có giống tốt rồi và có bốn đủ phân cũng như đất đai được cơ giới hoá tốt đi nữa nhưng chọn loài cây trồng sai mục đích, chọn đất trồng không đúng chỗ, chọn mật độ trồng quá dày và không tỉa thưa... thì năng suất không thể cao được. Cho nên phải chú ý tới các biện pháp hỗ chợ có tính liên hoàn và hệ thống khác. 5.3.2 Biện pháp liên hoàn Bao gồm hàng loạt các biện pháp cụ thể và rất phức tạp nên phải tuỳ theo tình hình cụ thể và yêu cầu thực tiễn để chọn lựa áp dụng. Theo tính chất tác dụng và mối 148
  13. quan hệ giữa chúng có thể phân thành 5 nhóm loại biện pháp liên hoàn là: Chọn loài và cơ cấu cây trồng; Tạo nguồn giống và sản xuất cây con; Kỹ thuật trồng và chăm sóc rừng; Kỹ thuật tỉa thưa nuôi dưỡng rừng và các biện pháp quản lý bảo vệ rừng. + Về chọn loài và cơ cấu cây trồng phải gắn liền với chọn vùng, chọn đất và chọn cơ cấu cây trồng phù hợp. Cây phải chọn và bố trí trồng ở vùng trung tâm phân bố của nó trên loại đất thích hợp và có độ phì nhiêu càng cao càng tốt. Không bố trí trồng cây ở vùng biên hoặc vùng phân bố chuyển tiếp của nó. Ở nơi chưa có loài cây đó phân bố thì nơi có điều kiện sinh thái đồng dạng nghĩa là chọn nơi có những điều kiện khí hậu đất đai tương tự với vùng trung tâm phân bố của cây ấy để trồng. Xà cừ nguyên sản ở Châu Phi, Phi lao mọc tự nhiên ở úc đem trồng ở một số vùng sinh thái tương tự ở nước ta vẫn sinh trưởng rất tốt Trong khi đó một số cây trồng nguyên sản ở Việt Nam nhưng đem trồng ngoài vùng trung tâm phân bố của nó cho kết quả rất hạn chế. + Chọn cơ cấu cây trồng, thực chất là chọn phương thức trồng. Bạch đàn là cây mọc nhanh nhưng có tán lá thưa, chứa nhiều tinh dầu, khó phân giải cho nên khả năng bồi hoàn cho đất rất kém. Vì vậy nếu trồng thuần loài là rất bất lọi mà cần trồng hỗn giao với các loài cây lá rộng khác nhất là các loài cây cố định đạm như các loài keo (Acacia), Keo dậu hoa đỏ (Leuceana diversifolia), Đậu ma hay Tóp mỡ lá to (Flcmingia macrophyllum), Hồng đào (Lincidia spium)... Ngoài ra còn phải chú ý tới cách bố trí cơ cấu cây trồng hợp lí. Sắp xếp các loại cây trồng kết hợp với nhau theo không gian mặt bằng cũng như theo thời gian một cách thích hợp để cây này không ảnh hưởng xấu tới cây kia. + Về tạo giống: Bao gồm cả việc chọn cây mẹ, chọn hạt giống, cành ghép, cách tạo và tiêu chuẩn cây con Chọn cây mẹ tốt sẽ ra hoa kết quả cho hạt giống hoặc những vật liệu giống như cành, chồi tốt sẽ nhân ra giống tốt. Mắt ghép, cành ghép hoặc hom cành sẽ giữ được tính trạng tốt của cây mẹ nên cho năng xuất, sản lượng và chất lượng sản phẩm tốt. Hầu hết Phi lao trồng ở nước ta đã bị thoái hoá giống mạnh, nhiều cây mẹ cho quả nhiều to, hạt mẩy nhưng sinh trưởng phát triển rất kém nếu đem giống đó đi trồng thì rừng sẽ không năng xuất. Tạo và nuôi cây con trong bầu dinh dưỡng cũng là phương pháp tạo giống được sử dụng phổ biến hiện nay có tác dụng nâng cao chất lượng rừng trồng. Một số phương pháp nhân giống khác như nuôi cấy mô, nhân giống bằng hom... cũng đã được ứng dụng trong sản xuất cần được tiếp cận, tuy nhiên đây cũng chỉ là những phương tiện và cũng không phải cây nào hoặc loài cây nào cũng phải áp dụng hoặc có khả năng áp dụng được các phương pháp đó. Trong kỹ thuật tạo cây con bằng bầu dinh dưỡng cần chú ý tới cả yêu cầu về các chất dinh dưỡng, các nguyên tố vi lượng cần thiết và đặc biệt là môi trường phát triển các vi khuẩn cộng sinh rễ của các cây cố định đạm 149
  14. Tiêu chuẩn cây con đem trồng phải được coi trọng, ngoài sinh lực còn đặc biệt phải chú ý tới độ đồng đều, chiều cao, đường kính và bộ rễ cây, tuổi cây xuất vườn. Phải phân loại kỹ và cương quyết loại bỏ những cây không đủ tiêu chuẩn. Tuổi cây đem trồng là một tiêu chuẩn tổng hợp để đánh giá cây con và liên quan với thời vụ trồng nên phải cân nhắc kỹ để tạo cây con cho phù hợp. Các loại Bạch đàn phần lớn là có tính phân ly và độ phân hoá rất mạnh ngay từ giai đoạn vườn ươm và trong cùng một lô giống được sử dụng. Cho nên việc phân loại và tuyển chọn cây con cũng vô cùng quan trọng và nếu gieo vụ đông cần có 90 ngày nhưng gieo vụ hè 75-80 ngày là có thể đạt tiêu chuẩn đem trồng + Về kỹ thuật trồng: Phải chọn thời vụ, mật độ trồng, cách sử lý thực bì, làm đất, biện pháp phòng chống xói mòn bảo vệ đất đúng đắn. Thời vụ trồng tốt nhất là vào đầu mùa sinh trưởng để sau khi trồng cây có điều kiện và thời gian sinh trưởng ngay. Ở Miền Bắc trước đây thường trồng vào vụ thu (tháng 8- 9) không thích hợp lắm, gần đây chuyển trồng Vụ xuân hè (tháng 3-4) thích hợp hơn vì lúc này thường có mưa phùn, ít nắng gắt và bắt đầu bước vào mùa mưa, cây trồng còn thời gian sinh trưởng dài hơn vụ thu. Ở các tỉnh Nam Bộ và Tây Nguyên cũng vậy nhưng phải trồng vụ hè (tháng 5-6) vì lúc này mùa mưa mới bắt đầu còn trước đó là những tháng cuối mùa khô hạn và nắng nóng gắt. Nhưng đối với các tỉnh miền trung đặc biệt là vùng gió lào mạnh như Quảng Bình, Quảng Trị mùa mưa lại vào Thu đông (tháng 9-12) còn mùa hè rất khô nóng nên không thể trồng vào thời vụ đó được. Mật độ trồng tăng đến một giới hạn nhất định sẽ tăng sản lượng gỗ đáng kể. Tuy nhiên nếu vượt quá giới hạn thì vốn đầu tư, số lượng cây con, công cuốc, công trồng... cũng tăng lên nhưng sản lượng và chất lượng rừng cũng giảm xuống nên giá bán cũng giảm. Nếu trồng cây mọc nhanh, cây đặc sản chu kỳ kinh doanh ngắn nên trồng theo mật độ cuối cùng bỏ qua việc tỉa thưa vì sản phẩm trung gian không lợi dụng được như Bồ đề ở vùng nguyên liệu giấy hay Thông nhựa ở vùng Bình Trị Thiên. Ở đất trống đồi núi trọc nghèo kiệt sự cạnh tranh giữa các cá thể trong cùng loài cây trồng cũng rất ác liệt nếu trồng dày mà không tỉa thưa cây phân hoá mạnh, nhiều cây bị còi cọc yếu ớt dễ bị sâu bệnh phá hoại. Ngược lại khi trồng cây gỗ lớn chu kỳ dài nếu trồng quá thưa, cành nhánh phát triển mạnh, chiều cao thân dưới cành thấp. Theo Thomson 1994, các loài Keo và Bạch đàn nên trồng với mật độ 1111 cây/ha (cự ly 3 x 3) không ảnh hưởng xấu tới sản lượng và chất lượng gỗ. Đối với Phi lao trồng trên đất cát có thể trồng dày hơn với mật độ 2500 cây/ha (cự ly 2 x 2). Nhưng đều rất cần thiết để sử dụng các giống có chất lượng tốt, có độ đều cao, các xuất xứ hoặc các dòng ưu việt. Xử lý thực bì là một công việc khá phức tạp bởi vì thực bì không chỉ cạnh tranh 150
  15. ánh sáng và chất dinh dưỡng mà còn cả nước trong đất với cây trồng. Tuy nhiên thực bì cũng có tác dụng che chắn bảo vệ đất, chống xói mòn và có tác dụng phù trợ khác nếu được xử lý đúng Phát dọn thực bì trước lúc trồng, thu xếp cành lá theo băng ngang dốc để cản dòng chảy giữ đất, giữ ẩm và bồi hoàn chất hữu cơ cho đất. Hạn chế đốt thực bì làm khô đất, làm huỷ hoại các vi sinh vật được coi là những "phân xưởng chế tạo N và khoáng chất "cho đất hay những động vật cũng được coi là những "chiếc cày ngầm" trong đất. Thậm chí còn phải gieo trồng những cây bụi họ đậu để phủ xanh trước khi trồng một vài năm ở những nơi đất đai đã bị thoái hoá, nghèo kiệt để cải tạo đất. Chuẩn bị đất kỹ nhằm cải thiện các đặc tính lý, hoá và sinh học của đất, làm tăng độ xốp, độ thoáng khí, khả năng thấm và giữ nước, phân giải chất hữu cơ, hình thành mùn cũng như tăng tầng đất hữu hiệu...Tuy nhiên đất trồng rừng thường dốc và xấu nên ngoài việc cày sâu làm đất kỹ phải chú ý biện pháp chống xói mòn.và cải tạo đất. Ở nơi đất dốc dưới 10 - 150 có thể cày xới đất toàn diện nhưng phải trồng cây che phủ đất đặc biệt là cây cố định đạm hoặc thực hiện kết hợp nông lâm kết hợp trong các năm đầu bằng gieo các loại Đậu, Lạc, Đỗ, để tận dụng đất đai và tăng nguồn hữu cơ trả lại cho đất. Ở nơi độ dốc trên 15 - 200 cần làm bậc thang hay cày ngầm sâu 50 - 70 cm. Tốt nhất cần áp dụng các mô hình canh tác đất dốc đã được chứng minh thành công ở Philipin và nhiều nước khác theo các kiểu SALTI, SALT2, SALT3 và SALT4. Điều cần chú ý là các biện pháp làm đất thường tốn kém đôi khi không thấy được bằng nguồn thu tiền mặt. Nhưng lợi ích bằng môi trường, lợi ích tổng hợp cho sự phát triển bền vững là rất lớn. Tuy nhiên dù làm đất bằng cách nào thì việc thiết lập các băng xanh, hàng rào xanh theo đường đồng mức là biện pháp khả thi nhất. Ngoài ra phần lớn đất trồng rừng ở nước ta thường có tầng kết cứng, chặt do đất chua và có. nhiều keo sét Kaolinit hoặc kết von thật, kết von giả (mảnh đá mẹ thấm sắt), đá lẫn chiếm tỷ lệ 80 - 90%. Do vậy việc đào hố to rộng và sâu kết hợp bón lót nhiều phân chuồng, phân xanh theo cách trồng cây ăn quả như trồng vải ở Lục Ngạn cần được coi trọng. + Chăm sóc nuôi dưỡng rừng. Từ sau khi trồng đến lúc rừng thành thục. Bao gồm các khâu phát lương thực bì, làm cỏ, vun xới gốc từ 3 - 5 năm đầu, tỉa thưa sau khi rừng khép tán chặt nuôi dưỡng ở giai đoạn rừng non hay tỉa cành, tạo tán tuỳ theo yêu cầu kinh doanh là những biện pháp cực kỳ quan trọng. Ở nước ta từ trước đến nay chỉ chú ý chăm sóc cây trong 3 năm đầu chủ yếu cũng chỉ bằng các biện pháp chăm sóc đơn giản như phát lương dây leo, vun gốc. Một số biện pháp quan trọng khác như bón thúc đặc biệt là tỉa chồi, tỉa cành cho một số cây 151
  16. như Tếch, Lát, Thông để tăng chất lượng gỗ lớn gần như không được chú ý Tỉa thưa 1 - 2 lần mới thực hiện cho vài loài cây còn phần lớn được trồng phổ biến hiện nay như Bạch đàn, Keo, Phi lao cũng chưa có qui trình tỉa thưa nuôi dưỡng mà thường sau khi trồng 3 năm hoặc 5 năm coi như là xong để mặc cho rừng phát triển một cách tự nhiên Nuôi dưỡng rừng bao gồm cả tỉa thưa, chặt nuôi dưỡng và nhiều biện pháp cụ thể khác kể từ sau khi rừng khép tán là giải pháp dẫn dắt rừng đạt được mục đích kinh doanh thường là một giai đoạn dài; sớm nhất là từ 3 - 5 năm là bắt đầu có thu hoạch như Luồng, Trúc... nhưng cũng phải hàng chục thậm chí hơn 40 - 50 năm với cây gỗ lớn, gỗ quý Do vậy mà ít ai chú ý hoặc rất ngại đầu tư, đó là trở ngại chính trong thâm canh rừng trồng nếu không được tháo gỡ thì khó có thể đạt được mục tiêu kinh doanh. + Quản lý và bảo vệ rừng trồng: Bao gồm cả những biện pháp lâm sinh và những biện pháp không phải lâm sinh như tổ chức và quản lý từng, không chỉ quán triệt trong một thời gian hay giai đoạn nào mà cả quá trình sản xuất kể từ lúc bắt đầu lập kế hoạch, thiết kế kỹ thuật cho đến lúc kết thúc là khai thác lợi dụng và tái sinh rừng. Biện pháp lâm sinh quan trọng nhất là phòng tránh sâu bệnh hại và lửa rừng là những rủi ro thường khó tránh khỏi nhưng việc dự tính dự báo các tác nhân nguy hại đó, các biện pháp phòng chống một cách chủ động và toàn diện, là hết sức quan trọng các biện pháp sinh học tổng hợp đảm bảo an toàn sinh thái, tuyệt đối không được gây ô nhiễm môi trường đất nước và không khí. Biện pháp không phải lâm sinh cần nhấn mạnh nhất là việc lập kế hoạch sử dụng đất và thiết kế kỹ thuật. Xây dựng phương án đầu tư vốn và kỹ thuật thâm canh, tính toán hiệu quả kinh tế và biện pháp quản lý rừng phù hợp 2 nguyên tắc cơ bản đã được hội đồng quản trị rừng (FSC) quốc tế đặt ra và cũng đang được tổ công tác Hội đồng quản trị rừng Việt Nam tiếp cận là: "Có kế hoạch kiểm tra đánh giá định kỳ tương ứng với mức độ sản xuất kinh doanh rừng, để nắm được tình hình rừng, sản lượng các sản phẩm, chuỗi hành trình, các hoạt động quản lý rừng và những tác động môi trường - xã hội của chúng" (Nguyên tắc 8). "Xây dựng rừng trồng phải phù hợp với những nhuyễn tắc và những tiêu chuẩn quốc gia quản lý rừng bền vững này (Nguyên tắc 10 )" Biện pháp liên hoàn cũng như các biện pháp mũi nhọn là rất phong phú đa dạng nhưng không phải áp dụng đồng loạt mà phải lựa chọn tuỳ yêu cầu, mục đích và phải tính toán, cân nhắc lấy hiệu quả kinh tế của từng biện pháp và tổng hợp các biện pháp làm thước đo trước khi quyết định sử dụng nghĩa là phải tính hết đầu vào, đầu ra tìm được lời giải cho bài toán phân tích tài chính của dự án trồng 'ừng 5.3.3 Các mô hình ứng dụng Cho đến nay ở nước ta chưa có những mô hình tổng hợp về thâm canh rừng trồng 152
  17. ngoại trừ một số mô hình thâm canh tùng mặt hoặc một số mặt như giống, làm đất, bón phân chủ yếu cho nguyên liệu giấy tập trung ở vùng Trung tâm Bắc Bộ, và vùng Đông Nam Bộ. Ngoài ra cũng còn có một số mô hình trình diễn về các kỹ thuật lâm sinh đã được cải thiện tại vùng Đông Bắc (Quảng Ninh) và Bắc Trung Bộ (Quảng Trị). Tuy nhiên tất cả vẫn còn để đó chưa được tổng kết và đánh giá một cách đầy đủ nghiêm túc. Vì vậy có thể nói rằng thâm canh rừng trồng nói chung và rừng trung ở Việt Nam nói riêng là rất cấp thiết và cũng giàu tiềm năng nhưng vẫn còn là một mảng trống lớn, một cánh cửa đang được rộng mở có lẽ không phải cho ai khác mà trước hết là cho các cán bộ kỹ thuật lâm sinh và các nhà khoa học lâm nghiệp cần góp sức vào tháo gỡ. Chương VI KỸ THUẬT GÂY TRÒNG MỘT SÓ LOÀI CÂY THÔNG DỤNG 6.1. KỸ THUẬT GÂY TRÒNG MỘT SÓ LOÀI CÂY ĐẶC SẢN RỪNG VÀ CÂY LẤY QUẢ 6.1.1. Cây Quế (Tên khoa bọc: Cinnamomum cassia Neesex Blume) 6.1.1.1. Giá trị sử dụng Quế là cây đặc sản có giá trị, lá, hoa và vỏ Quế dùng để sản xuất tinh dầu. Tinh dầu Quế dùng trong công nghiệp dược phẩm, thực phẩm và là nguyên liệu quý dùng để xuất khẩu. Gỗ lúc nhỏ có thể làm gỗ trụ mỏ, gỗ lớn dùng trong xây dựng, có thể làm gỗ dán lạng, vỏ bút chì, hoặc làm nguyên liệu giấy và các đồ mộc thông thường. Là cây trồng trong cải tạo rừng và vườn rừng. 6.1.1.2 Đặc điểm hình thái Cây thân gỗ sống lâu năm, cao trung bình 18 - 20m, đường kính ngang ngực có thể tới 40-45 cái, thân thẳng tròn, tán lá tương đối hẹp, vỏ mầu xám nâu, vỏ và lá có mùi thơm dễ chịu. Lá đơn mọc cách hoặc gần đối, thuôn dài có thể tới 20 cái, rộng 4-6cm, phiến lá cứng có ba đường vân đặc trưng của lá quế. Hoa tự chùm sim, đầu cành nhánh mang những hoa trắng nhỏ, cuống dài 1,4 - 2;5cm. Quả dài 12-15cm. 6.1.1.3. Đặc điểm sinh thái Quế là loài cây nhiệt đới thích hợp ở những vùng ẩm, mưa nhiều, lượng mưa hàng 153
nguon tai.lieu . vn