Xem mẫu

  1. 0 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN TRỒNG CÂY SƠN TA MÃ SỐ MÔ ĐUN: 02 NGHỀ TRỒNG CÂY LẤY NHỰA: SƠN TA, THÔNG, TRÔM Trình độ: Sơ cấp nghề Hà Nội, 2014
  2. 1 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liêu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dẫn dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ 02
  3. 2 LỜI GIỚI THIỆU Cây Sơn là một cây lấy nhựa quý và độc đáo ở Việt Nam, loài cây này có tiềm năng, triển vọng và có giá trị và hiệu quả cao so với các loại cây trồng dài ngày trên đất vùng đồi, đặc biệt là đất đồi thấp, có độ dốc vừa phải. Đối với người dân trồng cây Sơn thì nhựa sơn là nguồn thu nhập chính. Cây Sơn được xem là cây xóa đói giảm nghèo, giúp cho nông dân vươn lên làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương. Trồng cây Sơn vừa có tác động thúc đẩy phát triển kinh tế, vừa góp phần thực hiện chiến lược phát triển nông nghiệp bền vững, gắn với quá trình công nghiệp hóa nông nghiệp - hiện đại hóa nông thôn. Để góp phần nâng cao hiệu quả trồng cây Sơn lấy nhựa, chúng tôi biên soạn giáo trình mô đun: Trồng cây sơn ta. Giáo trình được bố trí giảng dạy trong thời gian 132 giờ và gồm 05 bài: Bài 1: Giới thiệu chung về cây sơn ta Bài 2: Sản xuất cây con sơn ta Bài 3: Trồng rừng Sơn ta Bài 4: Chăm sóc và bảo vệ rừng sơn ta Bài 5: Khai thác, Sơ chế và bảo quản nhựa Sơn ta Để hoàn thiện được cuốn giáo trình này chúng tôi đã nhận được sử chỉ đạo, hướng dẫn của Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Tổng cục Dạy nghề - Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Sự hợp tác, giúp đỡ của các nhà khoa học, Trạm Khuyến nông huyện Tam Nông tỉnh Phú Thọ, các hộ gia đình sản xuất giỏi gắn bó với nghề trồng Sơn của huyện Tam Nông tỉnh Phú Thọ và thầy cô giáo đã tham gia đóng góp ý kiến, tạo điều kiện thuận lợi để chúng tôi xây dựng chương trình và biên soạn giáo trình. Trong quá trình biên soạn chương trình, giáo trình, dù đã có nhiều cố gắng nhưng không tránh khỏi những khiếm khuyết. Chúng tôi rất mong nhận được ý kiến góp ý từ các nhà giáo, các chuyên gia, người sử dụng lao động và người lao động trực tiếp trong lĩnh vực trồng Sơn để chương trình, giáo trình được hoàn thiện, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người học nghề. Xin chân thành cảm ơn! Tham gia biên soạn: 1. Th.S Nguyễn Thị Thanh Thủy (chủ biên) 2. Th.S Đinh Tiến Thái 3. K.S. Nguyễn Văn Nam
  4. 3 MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG Giới thiệu mô đun ................................................................................................ 7 Bài 1: Giới thiệu chung về Sơn ta ....................................................................... 8 A. Nội dung ......................................................................................................... 8 1. Đặc điểm cây Sơn ta ........................................................................................ 8 1.1. Hình thái ....................................................................................................... 8 1.1.1. Thân và cành .............................................................................................. 8 1.1.2. Chồi sơn ..................................................................................................... 8 1.1.3. Vỏ cây ........................................................................................................ 9 1.1.4. Lá sơn ........................................................................................................ 9 1.1.5. Rễ sơn ...................................................................................................... 10 1.1.6. Hoa sơn .................................................................................................... 10 1.1.7. Quả sơn .................................................................................................... 10 1.2. Sinh thái ...................................................................................................... 11 2. Công dụng ...................................................................................................... 13 2.1 Nhựa sơn ...................................................................................................... 13 2.2 Gỗ sơn .......................................................................................................... 13 2.3 Quả sơn ........................................................................................................ 13 3. Điều kiện gây trồng ....................................................................................... 14 3.1. Điều kiện khí hậu, địa hình......................................................................... 14 3.1.1. Nhiệt độ ................................................................................................... 14 3.3.2. Gió ........................................................................................................... 14 3.3.3. Ánh sáng .................................................................................................. 14 3.3.4. Độ ẩm và lượng mưa ............................................................................... 15 3.2. Điều kiện đất đai thực bì............................................................................. 15 3.2.1. Đất đai ...................................................................................................... 15 3.2.2. Thực bì ..................................................................................................... 15 B. Câu hỏi và bài tập thực hành......................................................................... 15 C. Ghi nhớ.......................................................................................................... 16 Bài 2: Sản xuất cây con sơn ta ........................................................................... 17 A.Nội dung ........................................................................................................ 17 1. Thiết lập vườn ươm ....................................................................................... 17 1.1. Phân loại vườn ươm.................................................................................... 17 1.1.1. Căn cứ vào quy mô sản xuất .................................................................... 17 1.1.2. Căn cứ theo nguồn vật liệu giống ............................................................ 18 1.1.3. Căn cứ vào thời gian sử dụng .................................................................. 18 1.1.4. Căn cứ vào nền vườn ươm....................................................................... 19 1.2. Chọn địa điểm lập vườn ươm ..................................................................... 20 1.2.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................... 20 1.2.2. Đất đai ...................................................................................................... 21 1.2.3. Nguồn nước ............................................................................................. 21
  5. 4 1.2.4. Điều kiện kinh doanh ............................................................................... 21 1.3. Bố trí các khu trong vườn ươm .................................................................. 22 1.3.1. Khu vực sản xuất ..................................................................................... 24 1.3.2. Khu vực không sản xuất .......................................................................... 27 2. Thu hái, sơ chế và bảo quản hạt Sơn ta ......................................................... 32 2.1. Chuẩn bị dụng cụ, vật tư ............................................................................. 32 2.2. Thu hái ........................................................................................................ 33 2.2.1. Nguồn giống ............................................................................................ 33 2.2.2Thu hái quả ................................................................................................ 34 2.3. Sơ chế quả, bảo quản hạt giống .................................................................. 37 2.3.1. Dụng cụ sơ chế quả, bảo quản hạt giống ................................................. 37 2.3.2. Nguyên tắc chung .................................................................................... 37 2.3.3. Sơ chế quả................................................................................................ 37 2.4. Bảo quản hạt ............................................................................................... 38 2.4.1. Làm sạch hạt ............................................................................................ 38 2.4.2. Bảo quản hạt ............................................................................................ 38 3. Gieo ươm ....................................................................................................... 38 3.1. Tạo bầu gieo ươm ....................................................................................... 38 3.1.1. Chuẩn bị đất đóng bầu ............................................................................. 38 3.1.2. Đóng bầu.................................................................................................. 40 3.2. Gieo hạt ....................................................................................................... 43 3.2.1. Xử lý hạt .................................................................................................. 43 3.2.2. Gieo hạt vào bầu ...................................................................................... 45 4. Chăm sóc cây con ở vườn ươm ..................................................................... 47 4.1. Tưới nước ................................................................................................... 47 4.2. Làm cỏ, phá váng........................................................................................ 48 4.3. Che phủ ....................................................................................................... 49 4.3.1. Che nắng .................................................................................................. 49 4.3.2. Che mưa chống rét ................................................................................... 49 4.4. Bón phân ..................................................................................................... 50 4.5. Đảo bầu và điều tra phân loại cây .............................................................. 51 4.5.1. Đảo bầu .................................................................................................... 51 4.5.2. Điều tra phân loại cây con ....................................................................... 51 5. Phòng trừ sâu bệnh hại .................................................................................. 52 5.1 Một số loài sâu hại và biện pháp phòng trừ................................................. 52 5.1.1. Một số loại sâu hại thường gặp ở vườn ươm........................................... 52 5.1.2. Biện pháp phòng trừ sâu hại .................................................................... 54 5.2. Một số loại bệnh hại thường gặp và biện pháp phòng, trừ ......................... 55 5.2.1. Bệnh lở cổ rễ ............................................................................................ 55 5.2.2. Bệnh nấm phấn trắng (mốc sương) ......................................................... 56 5.3. Một số chú ý khi phòng trừ sâu bệnh hại ................................................... 57 5.3.1. Thuốc hóa học ......................................................................................... 57 5.3.2. Phương pháp pha chế thuốc Booc đô phòng trừ bệnh............................. 57
  6. 5 5.3.3. Biện pháp sinh học .................................................................................. 58 6. Hãm cây ......................................................................................................... 59 6.1. Mục đích hãm cây....................................................................................... 59 6.2. Biện pháp hãm cây ..................................................................................... 59 7. Tiêu chuẩn cây sơn xuất vườn ....................................................................... 60 B. Câu hỏi và bài tập thực hành......................................................................... 61 1. Câu hỏi ........................................................................................................... 61 2. Bài thực hành ................................................................................................. 62 C. Ghi nhớ.......................................................................................................... 62 Bài 3: Trồng rừng Sơn ta ................................................................................... 63 A.Nội dung ........................................................................................................ 63 1. Chuẩn bị hiện trường trồng rừng Sơn ta ........................................................ 63 1.1. Chuẩn bị dụng cụ, vật tư ............................................................................. 63 1.2. Phát dọn thực bì .......................................................................................... 64 1.3. Làm đất trồng rừng Sơn ta .......................................................................... 65 2. Thời vụ, mật độ và khoảng cách trồng Sơn ta ............................................... 67 2.1. Thời vụ ........................................................................................................ 67 2.2. Mật độ, khoảng cách trồng Sơn ta .............................................................. 67 3. Kỹ thuật trồng rừng Sơn ta ............................................................................ 67 3.1. Chuẩn bị dụng cụ vật tư .............................................................................. 67 3.2. Bứng và chuyển cây.................................................................................... 68 3.2.1. Bứng cây .................................................................................................. 68 3.2.2. Vận chuyển cây ....................................................................................... 70 3.3. Kỹ thuật trồng ............................................................................................. 71 B. Câu hỏi và bài tập thực hành......................................................................... 74 1. Câu hỏi ........................................................................................................... 74 2. Bài tập thực hành ........................................................................................... 74 C. Ghi nhớ.......................................................................................................... 74 BÀI 4: Chăm sóc và bảo vệ rừng Sơn ta ........................................................... 76 A. Nội dung ....................................................................................................... 76 1. Chăm sóc Sơn ta ............................................................................................ 76 1.1. Chuẩn bị dụng cụ, vật tư ............................................................................. 76 1.2. Kiểm tra, trồng dặm .................................................................................... 76 1.3. Chăm sóc rừng Sơn ta................................................................................. 76 1.3.1. Phát dọn thực bì ....................................................................................... 77 1.3.2. Xới đất, vun gốc ...................................................................................... 77 1.3.3. Bón thúc ................................................................................................... 78 1.4. Bấm ngọn, tỉa cành ..................................................................................... 80 2. Bảo vệ rừng Sơn ta ........................................................................................ 82 2.1. Phòng và chữa cháy rừng ........................................................................... 82 2.1.1. Các biện pháp phòng cháy rừng .............................................................. 82 2.1.2. Các biện pháp chữa cháy rừng ................................................................ 83 2.2. Phòng, trừ sâu bệnh hại .............................................................................. 85
  7. 6 2.2.1. Bệnh hại và biện pháp phòng, trừ ............................................................ 85 2.2.2. Sâu hại và biện pháp phòng, trừ .............................................................. 85 2.3. Ngăn chặn người và gia súc phá hoại ......................................................... 89 B. Câu hỏi và bài tập thực hành......................................................................... 90 1. Câu hỏi ........................................................................................................... 90 2. Bài tập thực hành ........................................................................................... 90 C. Ghi nhớ.......................................................................................................... 90 Bài 5: Khai thác, bảo quản nhựa Sơn ta ............................................................ 92 A.Nội dung ........................................................................................................ 92 1. Khai thác nhựa Sơn ta.................................................................................... 92 1.1. Chuẩn bị dụng cụ khai thác ........................................................................ 92 1.2. Thu hoạch nhựa sơn .................................................................................... 94 1.2.2. Một số yêu cầu khi thu hoạch sơn. .......................................................... 94 1.2.3. Thời vụ cắt ............................................................................................... 94 1.2.4. Tuổi thu hoạch ......................................................................................... 95 1.2.5. Thời điểm thu hoạch ................................................................................ 95 1.2.6. Khoảng cách giữa hai lần thu hoạch........................................................ 96 1.2.7. Kỹ thuật thu hoạch nhựa Sơn .................................................................. 96 2. Bảo quản sơn ................................................................................................. 98 B. Câu hỏi và bài tập thực hành......................................................................... 99 1. Câu hỏi ........................................................................................................... 99 2. Bài tập thực hành ........................................................................................... 99 C. Ghi nhớ........................................................................................................ 100 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN HỌC............................................... 101 I. Vị trí, tính chất của mô đun .......................................................................... 101 II. Mục tiêu ...................................................................................................... 101 III. Nội dung chính của mô đun....................................................................... 101 IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập thực hành .................................................... 102 V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập .......................................................... 106 VI. Tài liệu tham khảo ..................................................................................... 110
  8. 7 MÔ ĐUN: TRỒNG SƠN TA Mã số mô đun: MĐ 02 Giới thiệu mô đun Mô đun Trồng cây sơn ta là mô đun chuyên môn nghề trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề Trồng cây lấy nhựa Sơn ta, Thông, Trôm; Mô đun 02 có thể giảng dạy độc lập hoặc kết hợp với một số mô đun khác trong chương trình theo yêu cầu của người học. Thời gian học tập của mô đun là 132 giờ, trong đó lý thuyết là 30 giờ, thực hành 96 giờ và kiểm tra 06 giờ. Mô đun này trang bị cho người học những kiến thức và kỹ năng thực hiện các công việc: thiết lập vườn ươm, tạo giống, trồng , chăm sóc bảo vệ và khai thác bảo quản nhựa sơn ta.
  9. 8 Bài 1: Giới thiệu chung về Sơn ta MĐ 02-01 Mục tiêu: - Trình bày được đặc điểm, công dụng và điều kiện gây trồng Sơn ta. - Lựa chọn được điều kiện thích hợp gây trồng Sơn ta. A. Nội dung 1. Đặc điểm cây Sơn ta 1.1. Hình thái 1.1.1. Thân và cành Cây sơn thuộc nhóm cây gỗ nhỏ, mọc tự nhiên cao từ 5- 8m, dạng thân tròn, thẳng đứng, mặt cắt ngang của cây tròn không đều, dưới gốc to (đường kính 6 - 9cm), chu vi 20 - 28cm, lên cao nhỏ dần. Thân phân nhánh liên tục, thành một hệ thống cành và chồi, vòm lá đều, thưa, hình tán. Cành ngang phân bố không đều trên thân, kiểu phân cành một trụ nhiều tầng. Cây sơn có đặc điểm phân nhánh rất sớm, phân nhánh nhiều, nếu không có biện pháp khống chế sự phân nhánh sớm của sơn sẽ ảnh hưởng đến thu hoạch. Hình 2.1.1: Rừng sơn 1.1.2. Chồi sơn Chồi sơn có 3 dạng:
  10. 9 - Chồi ngọn: nằm ở đỉnh thân, bao gồm lá non và đỉnh sinh trưởng, khi chồi ngọn phát triển, lá hình thành, thân cây cao, to dần lên. - Chồi nách: phát sinh từ nách lá, bình thường bị chồi ngọn ức chế sinh trưởng kém, khi chồi ngọn bị gãy chồi nách phát triển mạnh hình thành cành bên, thường mọc thành tầng tán như tán cây bàng. - Chồi ngủ: bình thường khó nhận biết còn gọi là chồi bất định, trong trường hợp chồi ngọn bị ngắt hay bị thui thì chồi ngủ phát triển thành chồi thân. 1.1.3. Vỏ cây - Vỏ cây sơn chứa những ống tiết nhựa, phần gỗ cứng bên trong gọi là xương. Vỏ sơn có chiều dày trung bình 5- 6mm. - Cây sơn có tán rộng, dày vỏ, vỏ màu hồng, mềm, xù xì là sơn tốt. Tán nhỏ, thân nhỏ, da mỏng, vỏ xanh, cứng, nhăn là sơn xấu. - Cây sơn 4 năm tuổi chiều dày vỏ 2,5- 2,8mm, Cây sơn 5 năm tuổi đến 8 năm tuổi, vỏ cây dầy hơn (từ 4,5 - 6mm) 1.1.4. Lá sơn Phát triển từ chồi dinh dưỡng, mọc cách nhau theo chỉ số 2/5, lá nguyên, phiến phẳng, gốc nhọn, chóp nhọn. Thuộc loại lá chét lông chim lẻ, ít khi chẵn. Mỗi lá thường có từ 5- 8 đôi lá chét mọc đối nhau, có cuống riêng đính vào cuống chung. Lá chét hình mũi mác, chiều dài 18 - 20cm, chiều ngang 3 - 5cm, có dạng thuôn dài, đuôi lá nhọn lá sơn có 15- 30 đôi gân đối xứng, phiến lá xanh nhạt là sơn lá trám, xanh thẫm là sơn lá si. Cây có lá đỏ thường vỏ mềm, nhựa tốt có nhiều mặt dầu, cây có lá đỏ tía thường có vỏ cứng, ít nhựa hoặc không có nhựa còn gọi là “Sơn dọm”, cây có lá màu xanh thường là sơn trắng, nhiều nhựa, ít mặt dầu. Hình 2.1.2: Lá Sơn
  11. 10 1.1.5. Rễ sơn Thuộc loại rễ chùm, gồm: rễ chính ăn sâu 1m, rễ bên nhiều đan chằng chịt ở lớp đất mặt, tập trung từ 5- 40cm cách mặt đất. Rễ tơ hồng hay còn gọi là rễ “Thuốc lào” có màu đỏ, phát triển nông sát mặt đất, rễ non phát triển mạnh khi được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và độ ẩm đất cao. 1.1.6. Hoa sơn Hoa sơn ra rộ vào tháng 3, nở vào tháng 4 hàng năm, dạng hoa nhỏ, lưỡng tính, cánh hoa xếp vòng mẫu 5 có 5 đài, 5 tràng, 5 nhị đực và bộ nhị cái gồm 3 lá noãn hợp. Hoa mọc thành chùm kép, có 5 nhánh bên, mỗi nhánh có khoảng 10 chùm hoa. Hình 2.1.3: Hoa Sơn 1.1.7. Quả sơn Quả Sơn dạng quả hạch, hạt nhỏ như đỗ xanh, hạt lớn như đỗ tương, hình dẹt gần giống quả tim (9 x 8mm). Một chùm quả nặng trung bình 50g. Vỏ quả có 3 lớp: vỏ nhăn bên ngoài, vỏ xốp ở giữa và vỏ sành rất cứng bên trong. Cấu tạo quả: trong hạt sơn cũng có ống nhựa (đốt rất cháy), nên cây phải cung cấp nhiều nhựa để tích luỹ trong quả và hạt (cây sơn lá vàng, khô héo) làm giảm sản lượng nhựa sơn khi thu hoạch. Cây sơn có đặc điểm ra hoa, ra quả rất nhiều, mùa sơn ra hoa cũng là mùa khai thác nhựa, nên cần
  12. 11 Hình 2.1.4: Quả Sơn 1.2. Sinh thái Cây Sơn có biên độ sinh thái rộng, mọc dưới độ cao 1500 m. Cây ưa khí hậu nóng ẩm, nhiệt độ trung bình khoảng 20 - 300C là thích hợp nhất, tuy nhiên cây sơn cũng có thể chịu được nhiệt độ nóng tới 38 - 390C, lạnh tới 4 - 50C.
  13. 12 Hình 2.1.5: Vùng phân bố cây Sơn ở Việt Nam Cây rụng lá về mùa đông, ưa sáng, sinh trưởng tốt nơi được chiếu sáng đầy đủ, vỏ dày và cho nhiều nhựa mủ; Nắng làm tăng phẩm chất nhựa, chích nhựa vào ngày nắng ráo thì nhựa sơn đỏ, đẹp và nhiều dầu. Cây ưa ẩm, sinh trưởng tốt và cho nhiều nhựa vào các tháng mưa, độ ẩm không khí cao và nắng nhiều, cây chịu được hạn nhưng không chịu được ngập úng. Cây sinh trưởng phát triển khá nhanh, cây 28 - 30 tháng tuổi đã đạt chiều cao khoảng 2 m, bắt đầu ra hoa, kết quả và cho thu hoạch nhựa. Mùa ra hoa tháng 3 - 4, mùa quả tháng 8 - 9; khi cây ra hoa, mang quả thường ít nhựa, hoa càng nhiều thì nhựa càng ít. Bộ rễ sơn thường ăn nông nên cây thường bị đổ do có gió to hoặc bão, vì vậy khi trồng đặt bầu thấp hơn mặt đất và chăm sóc, vun gốc thường xuyên cho cây.
  14. 13 2. Công dụng 2.1 Nhựa sơn Sản phẩm chính của cây sơn là nhựa, là nguyên liệu rất thân thiện, gần gũi, gắn bó với con người từ ngàn đời nay. Nhựa sơn được sử dụng để: - Sơn phủ bề mặt: nhựa sơn được sử dụng làm màng phủ bề mặt cho các vật liệu từ gỗ, cho các đồ dùng từ cây tre, đồ bằng đất nung, thủy tinh, kim loại, đồ bằng da, giấy; giúp cho vật liệu được phủ bóng, bền, đẹp. - Sơn gắn: được sử dụng để gắn tàu, thuyền, làm kín các khe hở, gắn các khớp nối cho các đồ dùng gia dụng làm từ vật liệu gỗ, tre, nứa,.. - Sơn mài mỹ nghệ: có nhiều loại sản phẩm nghệ thuật như tranh sơn mài, hộp, lọ, bình đến các đồ ăn và mặc với nhiều kiểu dáng và mẫu mã đa dạng. - Sơn làm keo dán: cho bụi vàng, cho lá vàng, sử dụng huyền phù kim loại quí như vàng và bạc. - Sơn son thiếp vàng những độ thờ cúng, tế lễ, phục tráng cung đình, đền, chùa, miếu thờ. Trong kỹ nghệ, nhựa sơn thường được sử dụng chung với các vật liệu khác như: gỗ, tre, gốm, sứ, sắt, đồng, vỏ con trai, vỏ con ốc, vải ... để tạo ra những sản phẩm có giá trị cao, đặc sắc trong gia công chế biến nhằm sản xuất ra những mặt hàng đa dạng. 2.2 Gỗ sơn Gỗ sơn là sản phẩm phụ của cây sơn, sau khi đã kết thúc thời kỳ kinh doanh, thông qua kỹ thuật chế biến, ép xấy thích hợp đã nâng cao giá trị sử dụng gỗ sơn như: ván ép, gỗ bao bì, vật dụng nội thất và chất đốt. Ngoài ra gỗ sơn còn được sử dụng làm nguyên liệu đốt. Hình 2.1.6: Gỗ sơn sau khi hết thúc thời kỳ kinh doanh 2.3 Quả sơn Quả được thu hoạch để làm sáp nến, sau khi thu quả vào tháng 9 hoặc tháng 10, trải qua nhiều lần ép, phơi, làm lạnh, cuối cùng thu được lớp sáp, đem sáp này
  15. 14 đun sôi trong nước sạch, rồi đổ vào vạc sứ hoặc gốm, sáp đông cứng lại thành bánh nến. 3. Điều kiện gây trồng 3.1. Điều kiện khí hậu, địa hình 3.1.1. Nhiệt độ Nhiệt độ có ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng, phát triển và khả năng tiết nhựa sơn. Cây sơn thường sinh trưởng mạnh vào mùa hè khi nền nhiệt độ ở khoảng 30- 350C. Trên 400C cây sơn bắt đầu sinh trưởng chậm lại và ngừng sinh trưởng khi nhiệt độ trên 450C và dưới 100C. Cây sơn chịu được nhiệt độ cao 39- 400C không chết, mùa đông khi nhiệt độ xuống dưới 150C, ẩm độ thấp sơn rụng hết lá gọi là “Sát lá- sát lộc”. Mùa đông, nhiệt độ thấp sơn không tiết nhựa hoặc tiết nhựa ít cho nên phải giảm số lần thu hoạch sơn; mùa hè sơn tiết nhựa nhiều, có thể thu hoạch được nhiều lần hơn mùa đông. Nhìn chung, điều kiện nhiệt độ tiểu vùng trung du có nền nhiệt phù hợp cho sự sinh trưởng cũng như yêu cầu về nhiệt độ đối với cây sơn. 3.3.2. Gió Cây sơn trồng trên sườn đồi, chịu ảnh hưởng nhiều của gió, bão. cây cao đến 3 - 4m, tán lá lớn, rễ lại ăn nông, những cơn bão hoặc tố lốc làm cho cây sơn bị vặn theo chiều gió, dễ bị “Long gốc”, thậm chí có thể bộc gốc, trên thân cây có nhiều chỗ nứt vỏ “Vỡ bầu” nhất là ở nách cành, nhựa sơn tiết ra liên tục làm cây sơn bị kiệt sức. Ở huyện Phù Ninh, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ, đã có những nương sơn bị gió bão, đổ rạp cả nương sơn. Vậy, để hạn chế tình trạng nứt vỏ trên thân cây sơn và bộc gốc khi gặp gió, bão, cần nghiên cứu kỹ thuật tỉa cành, tạo tán hợp lý ở thời kỳ kiến thiết cơ bản để cây có bộ khung tán cân đối, đồng thời xác định mật độ trồng hợp lý cùng với trồng đai rừng chắn gió cho nương sơn. 3.3.3. Ánh sáng Ánh sáng ảnh hưởng rõ rệt đến sản lượng và chất lượng nhựa sơn. Nhựa sơn thu hoạch ngày mưa hoặc những hôm trời nhiều mây ánh sáng yếu, lượng nhựa thu được nhiều, nhưng chất lượng kém, nhựa sơn có tỷ lệ nước cao nhựa có màu trắng hay còn gọi là “Sơn bầu giác”, dễ bị chua. Thu hoạch nhựa sơn trong những ngày ánh sáng mạnh, lượng nhựa thu được ít, nhưng chất lượng tốt, nhựa có màu đỏ. Ánh sáng mạnh làm nhựa sơn bị đóng thành màng cứng, khi mặt trời mọc nhựa sơn không tiết ra nữa gọi là “Sơn tắt ngòi”, nên chi phối đến thời gian thu hoạch nhựa theo từng mùa. Mùa hè thu hoạch sớm, khi nắng to là phải thu sơn “Trút sơn”. Mùa thu trời mát có thể thu hoạch nhựa muộn và thu sơn cũng muộn hơn, về mùa đông có thể thu hoạch muộn hơn nữa.
  16. 15 Như vậy, căn cứ diễn biến thời tiết theo ngày, theo mùa để bố trí thời gian thu hoạch nhựa sơn hợp lý. 3.3.4. Độ ẩm và lượng mưa Hạt sơn có vỏ rất cứng nên cần hút nhiều nước mới mọc mầm được, có năm gặp hạn, hạt sơn gieo xong, không mọc, phải gieo trồng lại, nên cần đảm bảo độ ẩm đất khi gieo trồng sơn. Cây sơn rất cần nước, nên khi gặp những đợt nắng nóng kéo dài sơn ít nhựa, lá chuyển màu vàng. Tuy ưa nước nhưng cây sơn lại không chịu được úng ngập, do đó cây sơn chỉ trồng được ở những nơi có độ dốc vừa phải, thoát nước tốt. Trồng sơn ở những nơi trũng thấp đọng nước làm úa lá, sơn kém nhựa. Ngay từ khi gieo hạt, sơn cần cung cấp đủ nước để dễ nảy mầm, cây con phát triển nhanh, cây sơn mọc nhanh nhất là khi bắt đầu có mưa xuân, mùa thu có gió heo may, lá cứng, cây phát triển chậm. Mùa đông nhiệt độ, độ ẩm thấp, cây phát triển chậm hoặc không phát triển. Lượng mưa có ảnh hưởng đến cả quá trình sinh trưởng phát triển của cây sơn. Khi mới trồng có mưa, đủ ẩm cây sơn phát triển nhanh. Khi thu hoạch có mưa nhiều (nhất là trong tháng 4, 5, 6), năng suất cao, nhưng lại có ảnh hưởng không tốt đến chất lượng nhựa, mưa nhiều nhựa sơn nhiều nước, ít laccon (nhựa sơn trắng như nước vo gạo và dễ bị chua), thu hoạch nhựa sơn gặp mưa còn làm ảnh hưởng xấu đến lần thu hoạch sau, vì sơn không liền được mặt cạo, sơn tiết nhựa cả ngày hại đến cây sơn. 3.2. Điều kiện đất đai thực bì 3.2.1. Đất đai Kinh nghiệm lâu đời trong việc lựa chọn địa hình và đất trồng sơn là: "sơn đất dốc, lốc đất bằng", độ dốc vừa phải, lai lải dây diều là tốt. Về chất đất thì đá thối đang phong hoá, đất rừng mới khai hoang trồng sơn rất tốt. Đất đã trồng sắn nhiều vụ liên tục khi chuyển sang trồng sơn thì năng suất thấp. Đất con kiến, kết cấu rời rạc, trồng sơn chóng tàn, năng suất thấp. Sơn ưa đất chua giàu dinh dưỡng, trên thực tế sản xuất sơn ở đất rừng mới khai hoang, thời gian thu hoạch dài, có thể được 5 – 6 năm, cây cao 4 - 5m, sản lượng nhựa cũng thu được cao gấp 1,5 lần so với đất trồng khác, những nơi đất có mọc nhiều cỏ tranh, cỏ tế, đất màu đỏ, xốp, nhiều mùn, đào sâu xuống 1m chưa bị đá ong hóa là trồng sơn tốt nhất, nhìn chung những nơi trồng được chè đều trồng được sơn. 3.2.2. Thực bì Yêu cầu thực bì: trảng cỏ, cây bụi đang phục hồi, rừng thưa, rừng tự nhiên nghèo kiệt, vườn đồi B. Câu hỏi Câu hỏi 1: Công dụng của cây sơn ta?
  17. 16 Câu hỏi 2: Điều kiện sinh thái để gây trồng Sơn ta C. Ghi nhớ * Điều kiện gây trồng Sơn ta - Cây Sơn có biên độ sinh thái rộng, mọc dưới độ cao 1500 m. - Cây ưa khí hậu nóng ẩm, nhiệt độ trung bình khoảng 20 - 300C là thích hợp nhất, tuy nhiên cây sơn cũng có thể chịu được nhiệt độ nóng tới 38 - 390C, lạnh tới 4 - 50C. - Sơn là cây ưa sáng, nhưng khai thác nhựa sơn tránh ánh sáng mạnh - Sơn ưa đất chua giàu dinh dưỡng - Yêu cầu thực bì: trảng cỏ, cây bụi đang phục hồi, rừng thưa, rừng tự nhiên nghèo kiệt, vườn đồi
  18. 17 Bài 2: Sản xuất cây con Sơn ta MĐ 02-02 Mục tiêu: - Trình bày được quy trình kỹ thuật sản xuất cây con Sơn ta. - Thực hiện được các công việc: Thiết lập vườn ươm; thu hái, chế biến và bảo quản hạt; gieo ươm và chăm sóc cây con Sơn ta đến khi đủ tiêu chuẩn xuất vườn. - Rèn luyện tính cẩn thận, tỷ mỉ trong công việc; đảm bảo an toàn và vệ sinh lao động. A.Nội dung 1. Thiết lập vườn ươm 1.1. Phân loại vườn ươm Vườn ươm là nơi trực tiếp diễn ra các hoạt động sản xuất cây giống (gồm các khâu chủ yếu: làm đất, tạo bầu, gieo hạt tao ra cây mạ, cấy cây, đảo bầu, chăm sóc …) đảm bảo chất lượng phục vụ kế hoạch trồng rừng và dịch vụ. Hình 2.2.1: Vườn ươm Căn cứ vào quy mô sản xuất, tính chất sản xuất và thời gian sử dụng người ta có nhiều cách phân loại vườn ươm: 1.1.1. Căn cứ vào quy mô sản xuất * Vườn ươm lớn - Đầu tư xây dựng nhiều tiền, quy mô sản xuất lớn, sản xuất mang tính công nghiệp.
  19. 18 - Vườn ươm có diện tích khoảng 0,5-2,0 ha hoặc công suất lớn hơn 1.000.000 cây/năm. - Áp dụng cho những cơ sở sản xuất lớn có nhiệm vụ sản xuất cây con phục vụ yêu cầu trồng rừng theo vùng chủ yếu ươm cây con phục vụ yêu cầu trồng rừng theo vùng chủ yếu vườn ươm cây con, chọn bầu từ hạt, giâm hom và cấy mô. * Vườn ươm trung bình Vườn ươm có tính nửa cố định. Là loại vườn ươm được dùng ở các đội trồng rừng của các lâm trường áp dụng phương pháp giâm hom, nuôi cấy mô, ươm cây trong bầu dện tích khoảng 500-5000 m2 hoặc công suất từ 500.000- 1.000.000 cây/năm sản xuất cây con phục vụ kế hoạch trồng rừng của các lâm trường. Áp dụng các phương pháp gieo ươm hạt, giâm hom, nuôi cấy mô diện tích khoảng 500-5000m2 sản xuất cây con phục vụ trồng rừng. * Vườn ươm nhỏ Vườn ươm nhỏ có tính chất thời vụ, diện tích khoảng 50-500 m2 hoặc công suất dưới 500.000 cây/năm ở các hộ gia đình, sản xuất cây con có bầu và rễ trần phục vụ yêu cầu trồng rừng cụ thể. 1.1.2. Căn cứ theo nguồn vật liệu giống * Vườn ươm hữu tính Vườn ươm hữu tính là vườn ươm tạo cây con từ hạt giống * Vườn ươm vô tính Vườn ươm vô tính là vườn ươm tạo cây con bằng biện pháp giâm hom, nuôi cấy mô, chiết ghép… từ các vật liệu giống vô tính 1.1.3. Căn cứ vào thời gian sử dụng * Vườn ươm cố định - Vườn ươm cố định là vườn ươm có thời gian sử dụng lâu dài, thực hiện cả hai nhiệm vụ cơ bản của vườn ươm là chọn lọc, bồi dưỡng giống tốt và nhân nhanh, cung cấp số lượng nhiều có chất lượng cao cho sản xuất. Sản xuất cây con trong thời gian dài, cung cấp cho nhiều nơi. - Ưu điểm + Sản lượng lớn, ổn định + Biện pháp kỹ thuật tập trung → hạ được giá thành cây con + Cán bộ kỹ thuật ổn định→ có điều kiện chăm sóc với cường độ cao - Nhược điểm: + Xa nơi trồng rừng nên vận chuyển gặp nhiều khó khăn + Khi đem trồng ở rừng thì điều kiện thích nghi không tốt với môi trường sống mới.
  20. 19 + Trong quá trình vận chuyển thường gây tổn thương hoặc khô héo cây con. + Sâu bệnh dễ phát sinh (do sản xuất lâu năm nên sâu bệnh có khả năng kháng thuốc) * Vườn ươm tạm thời - Vườn ươm tạm thời là loại vườn ươm chủ yếu dùng để nhân giống. Vườn ươm này chỉ tồn tại trong thời gian ngắn sau khi đa hoàn thành nhiệm vụ cung cấp giống cho sản xuất. (thời gian dưới 3 năm) - Ưu điểm: + Dễ chọn + Gần nơi trồng rừng nên không phải bảo quản và vận chuyển xa - Nhược điểm: + Sản lượng, chất lượng không cao + Không đảm bảo sự đồng đều về chất lượng. Sản xuất phân tán, cán bộ kỹ thuật không ổn định 1.1.4. Căn cứ vào nền vườn ươm * Vườn ươm nền mềm Đây là loại vườn ươm truyền thống, vườn ươm trực tiếp trên nền đất hoặc ươm cây trong bầu đất hoặc ươm cây trong bầu đặt trên nền đất tuỳ quy mô sản xuất lớn hay nhỏ Hình 2.2.2: Vườn ươm nền cứng * Vườn ươm nền cứng (nền không thấm nước) Đây là loại vườn ươm cố định. Nền luống xây dựng hoặc láng xi măng, hoặc trải bạt, nilon. Hệ thống tưới nước tự động, cây con tạo từ hạt hoặc từ hom ươm trong bầu. Loại vườn ươm này chi phí đầu tư lớn, chỉ áp dụng cơ sở lớn có điều kiện đầu tư.
nguon tai.lieu . vn