Xem mẫu

Chương 7 THI CÔNG CÁC LỚP KẾT CẤU Á o ĐƯỜNG CỦA ĐƯỜNG THÀNH PHỐ 7.1. KHÁI NIỆM CHUNG Xây dựng đường ôtô là một công tác gồm nhiều công việc khác nhau, từ việc xây dựng nền đường, mặt đường đến các công trình phụ trên đường như: cầu, kè, tường chắn, nhà cửa, các công trình phòng hộ, biển báo và trang trí cho đường. Khi xây dựng đường thành phố, còn bao gồm cả việc xây dựng đường xe đạp, đường cho người đi bộ, quảng trường, công trình ngầm, trồng cây ven đường và tổ chức chiếu sáng cho đường. Vốn đầu tư cho việc xây dựng đường đô thị thường chiếm một lượng vốn rất lớn trong kinh phí đầu tư xây dựng toàn thành phố. Vốn đầu tư này thường có liên quan mật thiết tới phí tổn vận tải và kinh doanh quản lý đường sau này. Nói chung việc xây dựng đường là một công việc phức tạp phải giải quyết tổng hợp nhiều vấn để cùng một lúc. Để tạo ra một cơ cấu hoàn chỉnh về mặt giao thông, liên hệ chặt chẽ các công trình, khu vực trong một thành phố. Đó là cơ sở quan trọng hình thành một thành phố hiện đại 7.2. CÁC BỘ PHẬN CỦA ĐƯỜNG PHỐ VÀ CHI TIÊT KẾT c ấ u 7.2.1. Các bộ phận cua đường phô Đường thành phố bao gồm các bộ phận sau: 1. Phần xe chạy (lòng đường): dùng để cho các loại xe đi lại. Trong thành phố thường có các loại xe cơ giới (ôtô, xe điện bánh sắt, bánh hơi, xe máy ...) và xe thô sơ (xe đạp, xe xiclô, xe súc vật kéo) 2. Hè phố (hè và vỉa hè): dùng cho người đi bộ và trồng cây xanh, chiếu sáng 3. Công trình thoát nước ở nền, mặt đường, rãnh biên, rãnh thoát nước, cống ngầm thoát nước, giếng thu, giếng thăm ... 4. Giải cây xanh tác dụng chống bụi, chống ồn, bảo vệ an toàn, lấy bóng mát và tãng vẻ đẹp cho thành phố. 5. Các dấu hiệu trên đường: tổ chức cho xe chạy trật tự, an toàn, nhanh chóng và thông suốt. 152 6. Các cột điện chiếu sáng, các đường dây bố trí trong phạm vi đường đỏ. Hệ thống công trình đường dây, đường ống ngầm bao gồm: Cáp điện thông tin, ống cấp hơi đốt, cống thoát nước bẩn, cống thoát nước mặt... 7. Công trình thoát nước ngầm. Tuy nhiên không phải bất cứ đường thành phố nào cũng đầy đủ các bộ phận trên. Đường ngoài thành phố thì cơ bản giống đường ôtô thông thường. Ngoài ra, chỗ giao nhau (nút giao thông), quảng trường, bến xe là những bộ phận thuộc đường thành phố. 7.2.2. Kết cấu áo đường và yêu cầu trong công nghệ xây dựng đường 1. Kết cấu áo đường Kết cấu áo đường được hình thành cần phải đáp ứng yêu cầu về chịu lực thẳng đứng và lực ngang, cũng như các yêu cầu sử dụng khác như độ bằng phẳng, độ nhám. Lực thẳng đứng do tải trọng gây ra sẽ được các lớp kết cấu trong áo đường truyền xuống nền đất. Lực nàm ngang gây ra do lực kéo, lực hãm xe, lực ngang khi xe chạy trong đường vòng gây ra chủ yếu ở lớp trên bể mặt đường mà không truyền sâu xuống lớp dưới. Dựa trên nguvên lý đó, kết cấu áo đường hình thành theo sơ đồ như sau: Tầng mặt r Mặt đường " Lớp bảo vộ, hao mòn `■>-Lớp mặt chú yếu (có lớp trên và lớp dưới) Ị- Lớp móng chủ yếu Kết cấu áo đường Tầng móng Móng nền đất (nhiều lớp) Lớp móng có chức nãng đặc biệt (cách nước, lớp đệm...) (phần trên của nền đường) Ta có thể lấy ví dụ cấu tạo mật đường cấp cao (hình 7.1) Tang mạt Tầng mỏng 5 ÁO ĐƯỜNG TẦNG MẶT 1- Lớp bảo vệ (đối với ảo đường bê tông nhựa VQáo đường có xừ Ịỷ nhựa thi không có lớp này) 2- Lớp hao mòn (đối với áo dường bê tông nhựa thi đó là bê (ông nhựa mm có bột khoáng) 3- Lởp chiu lực chủ yểu 4- Lớp móng trén 5- Lớp móng dưới Đói vơi ớường cấp 5 trở xuống, ảo đường cô thể chì gôm tẳng mặt (tẳng mặt kiêm chức năng của tầng móng và tẵng mặt này có thể chỉ có lớp bảo vệ rời rạc mà không có lớp hao mòn) Hỉnh 7.1: Cấu tạo các lớp kết cấu áo đường 153 2. Quá trình công nghệ xây dụng đường Quá trình công nghệ xây dựng đường được tiến hành như sau: trước hết ta phải coi lóp trên cùng của nền đường (lớp nền đất) là bộ phận của kết cấu mặt đường vì nó tham gia chịu lực thẳng đứng do tải trọng bánh xe gây ra. - Tầng mặt: phần trực tiếp chịu tác dụng của bánh xe (lực đứng và ngang), tác dụng của thiên nhiên (mưa, nắng), cấu tạo gồm vật liệu là loại chịu lực cắt (chống trượt), như vậy vật liệu phải có cường độ cao, có thể được tăng cường bằng lớp chống hao mòn, lớp bảo vệ. - Tầng móng: chủ yếu chịu lực truyền từ tầng mặt xuống. Cấu tạo gồm nhiều lớp vật liệu có cường độ giảm dần vì theo ứng suất giảm dần. Thường chọn loại vật liệu có độ cứng ít biến dạng như: đá dãm, đá sỏi, xỉ, phế liệu công nghiệp ... - Lớp dưới cùng ngoài tác dụng chịu lực còn có khả năng thoát nước cho khô nền, thường dùng cát, sỏi, x ỉ... Hiểu rõ chức năng của mỗi lớp trong kết cấu mặt đường mới có thể chọn cấu tạo, chọn vật liệu sử dụng trong mỗi tầng, lớp được hợp lí hơn và đề xuất đúng các yêu cầu thi công cụ thể. Quá trình cổng nghệ xây dựng dường phải chú ý 3 vấn đề: - Chọn vật liệu thích hợp, chú ý chỉ tiêu kinh tế và phương án phù hợp. - Phối hợp vật liệu tạo ra cấu trúc có cường độ cao. - Quyết định được biện pháp, trình tự thi công và kĩ thuật thi công thích hợp (kể cả biện pháp và kĩ thuật kiểm tra đánh giá, cường độ và tiêu chuẩn khác đạt được sau khi thi công). 7.3. THI CÔNG LÓP MÓNG ĐUỜNG BẰNG CÁT, ĐÁ DĂM 7.3.1. Thi công lớp móng đường bằng cát Thực chất việc thi công móng đường bằng cát ngoài tác dụng chịu lực, lớp móng bằng cát còn là lớp đệm thoát nước làm khô lớp nền mặt đường. Theo kinh nghiệm các nước tiên tiến, hiệu quả của việc làm khô mạt và móng nền đất sẽ giảm kinh phí xây dựng và sửa chữa mặt đường, nâng cao tính ổn định cường độ và tàng thời gian sử dạng mạt đường. Có thể tiến hành thi công lớp móng cát ở 2 dạng: a) Lớp cát đệm chứa nước Cấu tạo không có các rãnh hoặc ống thoát nước ra ngoài phạm vi nền đường, ngược lại trong thời gian bất lợi, nước mao dẫn hoặc nước từ dưới lên hay nước từ trên hoặc xung quanh thấm vào mặt đường trong thời gian bất lợi được chứa lại trong các lồ rỗng của tầng cát. Đến mùa khô lại di chuyển đi. Nếu độ ẩm từ 65 - 75% không ảnh hướng 154 đến cường độ và tạo ra chế độ thuỷ nhiệt thoả mãn yêu cầu cường độ và ổn định cường độ chung của kết cấu mặt đường (độ ẩm tương đối ở đây là tỉ sô` giữa độ ẩm của cát lúc ám nhất và độ chứa ẩm mao dản của cát trong điều kiện cát được đầm nén đạtđộ chặt yêu cầu với hệ sô` ÔYC= 0,98, KyC= 1,00. Cát làm tầng đệm chứa nước dùng loạicátđen hệ sốthấm K,^m /ngày đêm, cho Kyc - 1,00, ÔYC= 0,98. Bề dày theo tính toán đủ để chứalượng nước tạora độ ẩm như trên. b) Lớp cát đệm thoát nước Khác lớp cát đệm chứa nước ở chỗ: nước từ cát sẽ thoát ra ngoài thân nền đường nhờ ống hoặc rãnh bố trí ơ hai bên và thoát ra rãnh biên. Thường dùng cát có hệ số thấm Kị > 3m/ngày đêm, nếu bề rộng đường 6 -ỉ- 12m thì Kt = 6 -7-10 m/ngàyđêm. So sánh hai phương pháp ta thấy: lớp cát đệm chứa nước yêu cầu độ dày lớn hơn lớp cát đệm thoát nước. Phạm vi sử dụng nơi có cao độ cao mới nước. Vùng đồng bằng và ven biển thường phải dùng tầng cát sử dụng lớp cátđệm thoát đệm chứa nước. Thi công lớp cát theo từng lớp. Bể dày mồi lớp tuỳ theo phương tiện đầm nén nhưng khỏng nhỏ hơn 25cm. Độ chật yêu cầu Kyc = 0.98 và kiểm tra hệ số thấm Kị sau khi dầm nén để đạt độ ẩm tốt nhất w0. - Cát hạt nhỏ w0 = 12 4- 14% - Cát hạt lớn w0 < 9% Theo kinh nghiệm thi công: để đầm nén chóng chặt thì độ ám thi công nền lấy bằng 1 -ỉ- 1,4 lần độ ẩm tốt nhất. Lượng nước Q (//m2) cần tưới thêm bình quân cho lm2 lớp cát dày h (m) tính theo công thức: Q = h(w0 - w)ô X 10 (//m2) Trong đó: w0và w - độ ẩm tốt nhất và độ ẩm tự nhiên của cát (%); s - dung trọng khô của cát (tấn/m). Mùa hè lượng nước cần tăng 20%. Dùng ôtô phun nước tưới khoảng 2 giờ trước khi thi công. Báo vệ không cho người đi lại trên lớp cát sau khi thị công và 2 - 3 ngày sau thi cổng tiếp lớp trên. 7.3.2. Thi công lớp móng hoặc mật đường đá dăm Đá dăm có thể làm lớp móng hoặc lớp mặt đường. Nếu dùng làm mặt đường thì cho mật độ sử dụng xe không lớn (N < 300 xe/ngàyđêm). Mô đun đàn hồi không lớn 155 (E = 800 - 1300 kG/cm2). Do ít bị ảnh hưởng ẩm nên đá dãm làm móng đường rất tốt (nhất là mặt đường nhựa). a) Cấu tạo: Bể dày lớp đá dăm theo thiết kế thường là móng hay lớp mặt nhưng tối thiểu không lớn hơn 8cm và bề dày khi ỉu lèn chặt không quá 18cm. Nếu bềdầy quá 18cm phải làm 2 lớp lòng đường của lớp móng tạo độ dốc 2 bên 3 -í- 4%. b) Yêu cầu vật liệu: Cường độ đá phải đồng đều, kích thước đều nhauvề hình khối, sắc cạnh, cấp đá theo yêu cầu mật độ xe (bảng 7.1). Bảng 7.1 Loại đá làm móng, mặt đường đá dăm Tính chất giao thông Loại nhẹ N < 200xe/ngàydêm Loại vừa N = 200 - 1000 xe/ngàyđêm Loại nặng N > 1000 xe/ngày đêm Lớp dưới 4 4 3 Cấp hạng đá Lớp mặt 3 2 Hình 7.2: cấu tạo móng đá dăm - Kích cỡ đá dăm thông thường 40 - 70mm; 50 - 80mm và 60 - 90mm; - Quy định D > Dmax không quá 10%; - Sử dụng vật liệu chèn là đá D < 15 mm và D = 5mm chiếm 85% tổng sô` đá chèn để kết cấu chật chẽ. c) Trình tự và nội dung thi công - Làm khuôn đường - Rải đá dăm, san phẳng tạo mui luyện - Lu mặt đường, không tưới nước cho đá ổn định - Lu mặt đường, có tưới nước, cho đến khi đá không di động nữa - Rải đá chèn - Bảo dưỡng • Cõng tác vận chuyển: Khi thi công đổ thành đống, khoảng cách / giữa các đống đá dăm là: 156 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn