Xem mẫu

- Chú ý đầy đủ đến việc tổ chức các nhóm sinh viên trong quá trình dạy học và giáo dục. Nên coi các nhóm sinh viên là đơn vị cơ sở của hoạt động dạy học và giáo dục. Hầu hết các hoạt động của sinh viên diễn ra trong môi trường nhóm nhỏ, các cơ chế tâm lý xã hội cũng phát huy tác dụng trong nhóm. Đặc biệt, nhóm nhỏ là môi trường thuận lợi cho việc phát huy tính tích cực chủ động trong học tập và nghiên cứu của sinh viên, là môi trường cho việc rèn luyện các “kĩ năng mềm”. - Hình thành nhóm nhỏ trong dạy học, giáo dục bằng nhóm và thông qua nhóm. Để thực hiện điều đó cần ý thức rõ việc tổ chức nhóm và tác động để hình thành các hiện tượng tâm lý nhóm, từ việc lựa chọn quy mô nhóm, đến việc giúp nhóm hình thành các mục tiêu, các nguyên tắc, khuyến khích sự chủ động trong hoạt động của nhóm, quan tâm đến sự phát triển của nhóm. - Cần đưa ra những yêu cầu chính thức khi hình thành các nhóm: đánh giá kết quả của nhóm, của cá nhân trong nhóm trong sự tương quan với kết quả của nhóm, sự luân chuyển các vai trò xã hội trong cấu trúc chính thức của nhóm. - Quan tâm đến quá trình ra quyết định nhóm sự hình thành các chuẩn mực nhóm. CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG III 1. Nhóm xã hội là gì? Có những loại nhóm xã hội nào? Ý nghĩa của việc nghiên cứu các nhóm xã hội? 2. Phân tích sự khác biệt giữa cấu trúc chính thức và cấu trúc không chính thức của nhóm. Cần có cách ứng xử như thế nào với cấu trúc không chính thức? Tại sao? 3. Chuẩn mức nhóm là gì? Vai trò của chuẩn mục nhóm? Làm thế nào để hình thành các chuẩn mực nhóm? 4. Nhóm nhỏ là gì? Có các loại nhóm nhỏ nào? Trong dạy học và giáo dục theo anh (chị) cần quan tâm tới nhóm nhỏ nào? Tại sao? Chương 4. MỘT SỐ VẤN ĐỀ TÂM LÝ XÃ HỘI CỦA TẬP THỂ I. TẬP THỂ VÀ CẤU TRÚC QUAN HỆ CÁ NHÂN TRONG TẬP THỂ 1. Khái niệm tập thể Tập thể là một loại nhóm nhỏ phát triển cao. Nhóm nhỏ có thể phát triển qua 3 mức độ: a) Nhóm phân tán: Là loại nhóm các thành viên mới tập hợp lại với nhau, các thành viên có chung một mục đích chưa thống nhất giá trị chung, do đó chưa liên kết gắn bó với nhau. Ví dụ: tập hợp người trong một đám cưới, chờ tàu chở xe... loại nhóm này có thể phát triển nếu có thời gian bình thường thì rất dễ tan rã do chưa có giá trị chung đáng kể. b) Tổ hợp tác: Là loại nhóm trong đó các thành viên đã tập hợp trong một thơi gian đủ để có sự thống nhất những giá trị chung, mà giá trị chung đó có ý nghĩa với từng cá nhân. Do đó các thành viên gắn bó với nhau chặt chẽ. Ví dụ: phường buôn, tổ đổi công... Trong loại nhóm này các thành viên tồn tại phải dựa vào nhau. Loại nhóm này có thể phát triển cao trở thành tập thể khi giá trị chung mà họ theo đuổi có ý nghĩa đối với xã hội. Nhóm này có thể phát triển theo hướng phi xã hội. Ví dụ: nhóm làm ăn phi pháp buôn lậu... c) Tập thể: Là tập hợp người có tổ chức, các thành viên gắn chặt với nhau bởi những giá trị chung, giá trị này vừa có ý nghĩa với các thành viên vừa có ý nghĩa xã hội. Đó là tiêu chuẩn cơ bản phân biệt tập thể với các loại phường hội. Như vậy, có thể hiểu tập thể là một loại nhóm có tổ chức, có mục đích và nhiệm vụ chung, mục đích và nhiệm vụ chung đó vừa có ý nghĩa đối với từng cá nhân vừa có giá trị đối với xã hội. Thực chất tập thể là một loại nhóm phát triển cao mà ở đó các thành viên được tổ chức chặt chẽ. Mỗi thành viên giữ một vị trí nhất định trong tập thể nhưng đều hướng tới mục đích, nhiệm vụ chung của tập thể. Các thành viên đều nhận thức được ý nghĩa của mục đích và nhiệm vụ chung đối với cá nhân mình, coi đó là một giá trị và phấn đấu để đạt giá trị đó, bảo vệ giá trị đó. Đồng thời mục đích, nhiệm vụ chung của tập thể có ý nghĩa với xã hội, hay nói khác đi, giá trị mà tập thể theo đuổi không chỉ có ý nghĩa đối với mỗi cá nhân mà còn có ý nghĩa với cả xã hội. Chính những giá trị đó đã thu hút, hấp dẫn cá nhân vào tập thể, gắn bó với tập thể. 2. Cấu trúc quan hệ cá nhân trong tập thể Theo nghiên cứu của A.V.Pêtrôvxki trong tập thể có ba lớp quan hệ cá nhân như sau: * Lớp thứ nhất: là lớp trên bề mặt, dễ nhận thấy khi nhìn vào một tập thể. Lớp quan hệ này bao gồm toàn bộ những quan hệ liên cá nhân có tính chất chủ quan, tùy tiện, xuất phát từ sự thiện cảm với nhau. Đây chính là các nhóm tự phát trong tập thể. Đặc điểm của lớp quan hệ này là: - Sự hấp dẫn về mặt cảm xúc giữa các cá nhân định hướng cho sự lựa chọn quan hệ. Sự hoà hợp nhóm được xem như sự phối hợp và ăn khớp các hành động. - Quan hệ này xuất hiện khi các thành viên của tập thể ở vào những tình huống không động chạm đến các giá trị chung của tập thể, không có ý nghĩa đối với hoạt động chung. - Đây là lớp quan hệ dễ thấy nhưng không cơ bản, không đặc trưng cho tập thể đích thực. * Lớp quan hệ thú hai; Lớp này “chìm” dưới lớp một, gồm toàn bộ những qua hệ liên nhân cách có tính chất gián tiếp - tạo nên những đặc điểm riêng của tập thể. Các thành viên quan hệ với nhau thông qua mục đích và nhiệm vụ hoạt động chung. Đặc điểm: - Sự trội hẳn của các hiện tượng: tự xác định theo tinh thần tập thể của cá nhân thừa nhận giá trị chung của tập thể phải bảo vệ giá trị chung của tập thể. - Quan hệ này xuất hiện khi phải bảo vệ giá trị chung của tập thể hoặc phải thực hiện các hoạt động chung. - Đây là quan hệ biểu hiện sự đoàn kết đích thực của tập thể. * Lớp quan hệ thứ ba: Là lớp “chìm” nhất gồm các mối quan hệ liên cá nhân dựa trên cơ sở có cùng thái độ tích cực đối với mục đích nhiệm vụ chung của tập thể. Nhóm này bao gồm các phân tử trung kiên nhất của tập thể - dù tập thể có khó khăn thế nào lớp này cũng vẫn vững vàng. Ngược lại nếu lớp này hỏng là tập thể dễ dàng tan rã. 3. Các giai đoạn phát triển tập thể Theo quan điểm chung của các nhà nghiên cứu về tập thể thì tập thể có thể được hình thành qua 4 giai đoạn. a) Giai đoạn tổng hợp sơ bộ Giai đoạn này bắt đầu khi các cá nhận mới tập hợp lại với nhau vì một mục đích chung hay yêu cầu nào đó của hoạt động chung như một lớp học, một cơ quan mới thành lập. Các cá nhân đến từ nhiều nơi khác nhau nên họ chưa hiểu nhau, chưa hiểu và chưa thừa nhận giá trị chung của tập thể. Đặc điểm nổi bật của giai đoạn này là các cá nhân chưa hiểu nhau họ không thể thống nhất ý kiến với nhau. Mỗi người đều giữ gìn, chưa dám bộc lộ bản thân. Điều này làm cho các cá nhân có sức hấp dẫn lẫn nhau, các quan hệ cá nhân chủ yếu để thăm dò nhau. Do mới tập hợp lại, chưa hiểu nhau nên trong tập thể chưa hình thành được dư luận. Khi có một sự kiện nào đó xảy ra thì mỗi người có ý kiến khác nhau và cũng ngại bộc lộ nên các ý kiến đánh giá về sự kiện khó thống nhất. Thời gian tồn tại của giai đoạn này tùy thuộc vào tính chất của tập thể và đặc điểm của hoạt động chung của tập thể. Nếu là tập thể sinh viên thì giai đoạn này có thể tồn tại một học kì. Nhưng nếu là tập thể công an, bộ đội thì giai đoạn này ngắn hơn rất nhiều. Có khi chỉ một vài tuần. b) Giai đoạn phân hóa Khi tập thể tồn tại một thời gian, một số cá nhân đã hiểu nhau phần nào do hoạt động chung và do giao tiếp. Họ tìm thấy những điểm chung và hình thành nên các nhóm nhỏ. Căn cứ vào thái độ của các nhóm với yêu cầu của tập thể, có thể chia thành ba nhóm: - Nhóm tích cực, gồm những người tích cực trong hoạt động, tự giác chấp hành các yêu cầu của tập thể. Những người này đã thừa nhận giá trị chung của tập thể và tích cực bảo vệ các giá trị đó. - Nhóm tiêu cực, gồm những người thiếu tích cực trong hoạt động chung, làm việc thiếu tích cực, không tự giác chấp hành các yêu cầu của tập thể. Những người này không hẳn chống đối tập thể nhưng họ chưa thừa nhận giá trị chung của tập thể nên vẫn giữ khoảng cách với mọi người. - Nhóm trung gian thỏa hiệp, gồm những người không hẳn tích cực, cũng không hẳn tiêu cực. Họ đứng ở giữa, bên nào mạnh thì họ theo. Nếu thấy xu thế tập thể nhiều người tích cực thì họ tích cực, không thì ngược lại. Tỉ lệ thành viên của ba nhóm này tùy thuộc vào mức độ phát triển của tập thể. Lúc đầu có thể nhóm tích cực ít người, nhưng sau đó số lượng các thành viên sẽ tăng dần. Số người ở nhóm trung gian và nhóm tiêu cực sẽ giảm dần. Do chia thành các nhóm với những thái độ khác nhau như vậy nên tập thể khó có sự thống nhất trong đánh giá các sự kiện, dư luận khó hình thành. Khi có một sự kiện xảy ra, mỗi nhóm sẽ có cách đánh giá khác nhau, khó hình thành đánh giá chung. Thời gian tồn tại của giai đoạn này cũng tùy thuộc vào tính chất và đặc điểm hoạt động của tập thể như giai đoạn một. c) Giai đoạn tổng hợp thực sự Tập thể tồn tại một thời gian dài, do cùng hoạt động và sự tiếp xúc thường xuyên làm cho các thành viên hiểu nhau. Họ thừa nhận giá trị chung và cùng có ý thức bảo vệ giá trị đó. Không phải 100% số thành viên đều có ý kiến giống nhau nhưng đa số đều có thái độ tích cực trong hoạt động, đều nhận thấy trách nhiệm của mình đối với nhiệm vụ chung. Đặc điểm của giai đoạn này là các thành viên gắn bó với nhau trên cơ sở thừa nhận giá trị chung. Dư luận tập thể được hình thành nhanh và có vai trò điều chỉnh hành vi cá nhân rất mạnh mẽ. Tập thể đoàn kết thành một khối và rất dễ thống nhất ý kiến khi có vấn đề gì đó cần bàn bạc. d) Giai đoạn phát triển cao Đến giai đoạn này, các cá nhân trong tập thể đã hoàn toàn hiểu nhau và có thể chia sẻ với nhau, dám bộc lộ bản thân và được người khác thừa nhận. Tập thể thực sự đoàn kết, gắn bó. Các thành viên tự giác và có ý thức trách nhiệm cao với tập thể. Tập thể đã có truyền thống và mọi người tự hào về truyền thống đó. Giá trị chung của tập thể được đề cao và được bảo vệ. Mỗi khi có sự kiện gì đó xảy ra, mọi người rất nhanh chóng có tiếng nói chung. Cũng khó phân biệt rạch ròi giữa giai đoạn này với giai đoạn thứ ba. Hai giai đoạn này có thể tồn tại vài ba năm. Đối với một cơ quan, đơn vị sự nghiệp giai đoạn này có thể tồn tại 4 - 5 năm. Nhưng đối với tập thể sinh viên thì giai đoạn này chỉ tồn tại đến trước khi sinh viên bước vào học kì cuối. Theo các nhà nghiên cứu và thực tế cho thấy, sau giai đoạn này thì tập thể không còn được như giai đoạn ba và bốn nữa. Sau thời gian làm việc với nhau, các cá nhận hiểu ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn