Xem mẫu

TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ ĐẮK LẮK
KHOA ĐIỆN TỬ - TIN HỌC

GIÁO TRÌNH

QUẢN TRỊ CƠ SỞ DỮ LIỆU
ACCESS 2
NGHỀ: CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG NGHỀ - TRUNG CẤP NGHỀ
Người biên soạn:

Lưu hành nội bộ - 2014

ThS. Lê văn Tùng

LỜI NÓI ĐẦU
Giáo trình này là sự đúc kết kinh nghiệm của tác giả trong giảng dạy các
khoá đào tạo về Access cũng như kinh nghiệm sử dụng Access làm hệ quản trị cơ
sở dữ liệu và công cụ phát triển phần mềm. Hầu hết nội dung trình bày trong giáo
trình đều bám theo những bài tập thực hành cụ thể. Do vậy, sau khi đọc xong và
thực hành theo trình tự cuốn sách này, người đọc gần như có thể thiết kế và xây
dựng được những ứng dụng về quản lý thông tin.
Đối tượng chính của giáo trình là sinh viên, học sinh chuyên nghề Công nghệ
thông tin (CNTT) cũng như không chuyên nghề CNTT có học môn Access. Tất
nhiên cũnghoàn toàn phù hợp cho những ai quan tâm học hỏi môn học này bởi lẽ
các nội dungđều được trình bày rất trực quan, có thứ tự và kết quả rõ ràng.
Thời lượng thiết kế 75 tiết. Trong đó 24 tiết lý thuyết, 47 tiết thực hành và 4
tiếtdành cho kiểm tra. Tuỳ theo mức độ ứng dụng của từng nghề vào môn họcnày
mà mỗi đơn vị sẽ chọn cho mình một quĩ thời gian cũng như các nội dunggiảng dạy
phù hợp từ giáo trình này.
Nội dung giáo trình gồm 5 chương:
Chương 1: Tập lệnh Macro – Trình bày cơ bản về đối tượng macro cụ thể và
tập lệnh, biết các thao tác xử lý đối với macro và cách sử dụng macro với các biến
cố. Tạo được macro với các xứ lý cơ bản và kết hợp macro với biến cố để xử lý
chức năng trên form.
Chương 2: Lập trình VBA – Trình bày về môi trường lập trình VBA và hiểu
một số khái niệm và cơ chế xử lý của ngôn ngữ VBA. Xây dựng và xử lý sự kiện
trên các biểu mẫu sử dụng bộ lệnh Docmd.
Chương 3: Lập trình cơ bản dữ liệu – Trình bày được kiến thức và các kỹ
thuật DAO. Sử dụng được các đối tượng trên DAO.
Chương 4: Xây dựng thực đơn và thanh công cụ - Trình bày các cách tạo
menu và thanh công cụ trong Access. Gắn được menu và thanh công cụ trên các
form giao diện.
Chương 5: Xây dựng ứng dụng – Trình bày các kiến thức về quy trình xây
dựng ứng dụng. Xây dựng được các ứng dụng với các form, báo cáo hiệu quả và
thân thiện và xây dựng được tính bảo mật cho ứng dụng.
Tuy có nhiều cố gắng trong quá trình biên soạn nhưng giáo trình này vẫn còn
nhiều thiếu sót. Chúng tôi rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của các bạn sinh
viên và các bạn đồng nghiệp để chúng tôi có thể hoàn thiện giáo trình này.
Đắk lắk, năm 2014
Tác giả
ThS. Lê Văn Tùng

1

MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU .......................................................................................................... 1
Bài 1: Tập lệnh Macro ............................................................................................... 4
1.1. Giới thiệu macro .......................................................................................... 4
1.2. Tạo và thi hành macro .................................................................................. 4
1.2.1. Các thành phần trong cửa sổ Macro: (2 phần) ....................................... 4
1.2.2. Ví dụ minh họa ...................................................................................... 5
1.3. Các loại Macro và cách tạo Macro ............................................................... 5
1.4. Một số hành động thông dụng ...................................................................... 6
1.5. Điều kiện trong macro.................................................................................. 7
1.6. Gắn kết các biến cố với macro ..................................................................... 8
1.6.1. Quy trình thực hiện................................................................................ 8
1.6.2. Sử dụng biến cố trong mẫu biểu, báo biểu ............................................ 9
1.7. Một số ví dụ ............................................................................................... 10
Bài 2: Lập trình VBA .............................................................................................. 13
2.1. Môi trường lập trình VBA ......................................................................... 13
2.2. Các kiểu dữ liệu và khai báo ...................................................................... 14
2.2.1. Các kiểu dữ liệu: ................................................................................. 14
2.2.2. Khai báo .............................................................................................. 14
2.2.3. Kiểu dữ liệu tự định nghĩa: .................................................................. 14
2.3. Cấu trúc lệnh .............................................................................................. 16
2.4. Chương trình con thủ tục và hàm ............................................................... 18
2.4.1. Thủ tục (Procedure) ............................................................................. 18
2.4.2. Hàm (Function) ................................................................................... 19
2.4.3. Đối tượng DoCmd ............................................................................... 20
2.4.4. Kỹ thuật xử lý lỗi ................................................................................ 20
Bài 3: Lập trình cơ sở dữ liệu .................................................................................. 23
3.1. Kỹ thuật DAO ............................................................................................ 23
3.2. Lớp đối tượng DAO ................................................................................... 24
3.3. Bài toán đặt lọc dữ liệu .............................................................................. 31
Bài 4: Xây dựng thực đơn và thanh công cụ ............................................................ 35
4.1. Tạo menu ................................................................................................... 35
4.2. Tạo menu sử dụng công cụ ........................................................................ 40
4.3. Tạo menu sử dụng macro ........................................................................... 41
4.4. Tạo thanh công cụ ...................................................................................... 44
4.5. Tạo menu tắt .............................................................................................. 45
Bài 5: Xây dựng ứng dụng ...................................................................................... 48
5.1. Phân tích yêu cầu ....................................................................................... 48
5.2. Thiết kế các thành phần của ứng dụng ....................................................... 49
5.3. Xây dựng form giao diện chính.................................................................. 50
5.4. Kết luận và hướng phát triển ...................................................................... 53
5.5. Xây dụng hệ thống menu, thanh công cụ ................................................... 53
5.6. Bảo mật ứng dụng ...................................................................................... 53
TÀI LIỆU CẦN THAM KHẢO .............................................................................. 55

2

CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN QUẢN TRỊ CƠ SỞ DỮ LIỆU VỚI ACCESS 2
Mã số của mô đun: MĐ 22;
Thời gian của mô đun: 75 giờ;
(Lý thuyết: 24 giờ; Thực hành: 51 giờ)
I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN:
Là mô đun chuyên môn nghề bắt buộc của chương trình đào tạo Cao đẳng
nghề Công nghệ thông tin (ứng dụng phần mềm), được bố trí học sau mô đun Quản
trị cơ sở dữ liệu với Access 1.
II. MỤC TIÊU CỦA MÔ ĐUN:
-

Biết khái niệm về tập lệnh Macro và module trong Access;
Hiểu các cách tạo và thực thi tập lệnh Macro;
Biết cách tạo và thực thi module trong ứng dụng Access;
Sử dụng macro và module để tăng tính linh hoạt của các chức năng trong ứng
dụng;
Chủ động, sáng tạo trong việc tìm hiểu các tài liệu phục vụ cho môn học.

III. NỘI DUNG MÔ ĐUN:
1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian:
Thời gian
Số
TT

Tên các bài trong mô đun

Tổng
số

LT

TH

Kiểm tra*
(LT hoặc TH)

1.

Macro

15

5

9

1

2.

Lập trình VBA

18

6

12

0

3.

Lập trình cơ sở dữ liệu

12

3

7

2

4.

Xây dựng thực đơn và thanh công
cụ

10

4

6

0

5.

Bài tập lớn

20

6

13

1

Cộng

75

24

47

4

3

Bài 1: Tập lệnh Macro
Mục tiêu:
-

Hiểu được cơ bản về đối tượng macro cụ thể tập lệnh;
Biết các thao tác xử lý đối với macro và cách sử dụng macro với các biến cố;
Tạo được macro với các xứ lý cơ bản;
Kết hợp macro với biến cố để xử lý chức năng trên form;
Nghiêm túc, tỉ mỉ trong quá trình tiếp nhận lý thuyết và thực hành.

Giới thiệu macro
Macro là một lệnh hay tập hợp một nhóm lệnh được quy định sẵn trong MS Access cho phép xác định một tập các thao tác trên các đối tượng cơ sở dữ liệu
(CSDL) của Access như mở biểu mẫu, mở bảng in,…
Việc tự động hóa các hành động của macro giúp đảm bảo tính chính xác và
hiệu quả của CSDL.
Macro thường được xây dựng dựa trên một số các hành động (action) thường
dùng trong access được xây dựng sẵn, mỗi Macro gồm một hoặc nhiều hành động
theo một thứ tự nhằm thực hiện một chức năng cụ thể được xác định.
Macro thường được dùng kết hợp với sự kiện trên các ô điều kiển của các
biểu mẫu, báo biểu. khi các sự kiện xảy ra thì Macro tương ứng sẽ được thực hiện,
thông thường Macro được gán với sự kiện On Click của nút lệnh trong biểu mẫu để
khi nhắp chuột vào nút lệnh thì Macro được thực hiện hơn.
Thông qua Macro ta có thể điều khiển các đối tượng trên Biểu mẫu (Form)
và Báo cáo (Report) một cách dễ dàng và linh hoạt.
1.2. Tạo và thi hành macro
Từ cửa sổ Database chọn đối tượng Macro  New, xuất hiện cửa sổ Macro
sau:
1.1.

Hình 1: Cửa sổ Macro trong MS-Access 2003
Các thành phần trong cửa sổ Macro: (2 phần)

1.2.1.
Phần 1:
Cột Macro Name: Quy định tên riêng cho nhóm Macro. Khi trong cửa sổ
Macro bạn muốn tạo nhiều Macro con thì mỗi một Macro này phải có một tên riêng.
(Vào menu View  Macro Name để hiển thị mục này).
 Cột Condition: Thiết lập các điều kiện kiểm tra cho Macro. (Vào menu View
 Condition để hiển thị mục này).
 Cột Action: Quy định những hành động được tạo sẵn cho Macro.
 Cột Comment: Chú thích, diễn giải về các hành động tương ứng.

4

nguon tai.lieu . vn