Xem mẫu

LỜI NÓI ĐẦU Quản lý xã hội là chuyên ngành mới được hình thành và đưa vào đào tạo tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền trong những năm gần đây. Khác một số chuyên ngành đã có, ngành Quản lý xã hội gần như phải bắt đẩu từ những môn học đẩu tiên trong điều kiện sự kế thừa về lượng kiến thức căn bản rất hạn chế. Để đáp ứng nhiệm vụ được giao và nhất là đáp ứng được yêu cầu của chương trình đào tạo, của người học cũng như đáp ứng nhu cầu xã hội, nên việc biên soạn tài liệu phục vụ giảng dạy và học tập là yêu cầu hết sức cần thiết. Mỗi ngành học đểu có những môn học lý thuyết nhằm trang bị cho người học phương pháp tiếp cận với chuyên ngành. Môn học đó chỉ ra các nguyên tắc, nguyên lý căn bản và đặc biệt chỉ ra các quy luật trở thành thao tác luận cho việc tiếp cận và nghiên cứu cho các môn học sau. Môn học Lý thuyết chung về quản lý xã hội được hình thành và nhằm giải quyết các đòi hỏi trên. Trong quá trình biên soạn, giáo trình có sử dụng một số kiến thức trong Giáo trình “Quản lý xã hội" của trường Đại học Kinh tế Quốc dân do GS. TS. Đỗ Hoàng Toàn chủ biên, (Nxb. Khoa học kỹ thuật, 2003); “Quản lý xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa ", Thanh Lê chủ biên, NXB. Khoa học xã hội, 1997, đồng thời có sự đóng góp và phản biện của nhiều nhà khoa học trong và ngoài trường thông qua các cuộc hội thảo khoa học, mặc dù vậy giáo trình không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn đọc để giáo trình được hoàn chỉnh hơn trong những lần xuất bản sau. Mọi góp ý xin gửi về Công ty CP Sách Đại học ­ Dạy nghề, 25 Hàn Thuyên ­ Hà Nội. 1 Chương 1 I ­ ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU MÔN HỌC 1 Đối tượng Lý thuyết chung về quản lý xã hội là khoa học về các quy luật hoạt động và phát triển của hoạt động con người nhằm tổ chức cuộc sống của hệ thống xã hội, các bộ phận cấu thành riêng biệt của nó. Trong lý thuyết chung quản lý xã hội, con người thể hiện là chủ thể của hoạt động quản lý nói chung, còn nội dung cụ thể của hoạt động này được xem như là biểu hiện mang tính đối tượng hoá của quá trình tự thực hiện của con người trong lĩnh vực này. Lý thuyết chung quản lý xã hội là lý thuyết về hoạt động của chủ thể trong lĩnh vực quản lý. Đối tượng của lý thuyết chung quản lý xã hội là các mối quan hệ quản lý và các phương thức hoạt động quản lý, các quy luật của chúng như là của một loại tương tác và liên hệ đặc biệt giữa người với người ­ các chủ thể của hoạt động này, các chủ thể thực hiện quá trình tổ chức xã hội. Cách tiếp cận như vậy với quản lý cho phép xem xét quản lý thông qua những đặc điểm chung nhất đồng thời cũng mang tính cụ thể. Phương diện xã hội này của quan hệ quản lý có mặt ở khắp nơi mà hoạt động quản lý được thực hiện, mà xuất hiện sự tương tác giữa các cá nhân, các nhóm xã hội, các cộng đồng. Theo quan điểm này, lý thuyết chung quản lý xã hội là khoa học phổ quát, các kết luận và các luận điểm của nó được các khoa học quản lý khác áp dụng vào lĩnh vực nghiên cứu đặc thù của mình, để tố chức chủ thế xã hội và khách thể quản lý trong lĩnh vực đời sống xã hội tương ứng. Lý thuyết chung quản lý xã hội xem xét xã hội, toàn bộ các bộ phận cấu thành nó như là các hệ thống tự tổ chức phức tạp, có cơ sở tồn tại là tính đa dạng của những lợi ích tương tác với nhau. Bản thân hệ thống quản lý xã hội được phân tích như là các phương thức hoạt động tập thể xác định của những người đang thực hiện các chức năng quản lý nhằm mục đích tự tổ chức, bảo đảm sự tự phát triển cho cơ thể xã hội và bản thân mình. Lý thuyết chung quản lý xã hội 2 vạch rõ các quy luật khách quan của sự hoạt động và phát triển của hệ thống quản lý xã hội, tức là vạch rõ các mối liên hệ bản chất, tất yếu, ổn định, quy định tính chất, đặc điểm, hiệu quả của sự tác động đến phát triển xã hội. Đó là các quy luật, các nguyên tắc và các phương pháp xây dựng quan hệ quản lý, thực hiện hoạt động quản lý, là các con đường thực hiện chức năng quản lý, cung cấp cán bộ, phục vụ thông tin... Những mối liên hệ này được thể hiện qua quan hệ về lợi ích giữa các chủ thể quản lý, lợi ích hình thành một cách tuỳ thuộc vào địa vị, vai trò của con người trong quá trình thực hiện các quyết định quản lý và quy định tính chất, định hướng các quyết định ấy. 2. Phương pháp Là khoa học xã hội, lý thuyết chung quản lý xã hội sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội: bao gồm các tri thức, các thủ thuật để phát hiện và giải quyết các hiện tượng, các vấn đề phát sinh trong xã hội. Phương pháp luận sử dụng là chủ nghĩa Mác ­ Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; văn hóa dân tộc; xã hội học và một số ngành khoa học khác như tâm lý học, lý thuyết thông tin... Trong quản lý xã hội xã hội chủ nghĩa, việc quản lý phải dựa vào trước hết lằ học thuyết Mác ­ Lênin, một hệ thống hoàn chỉnh các quan điểm triết học, kinh tế và chính trị xã hội. Môn triết học cho chúng ta cách nhận biết sự vận động và phát triển không ngừng của các quá trình xã hội cũng như các mối liên hệ phổ biến mà dựa vào đó chủ thể quản lý tác động tới đối tượng quản lý một cách khách quan khoa học. Chủ nghĩa duy vật biện chứng là kim chỉ nam cho hoạt động quản lý xã hội, những nguyên lý trong đó quy định chiến lược tìm tòi các quy luật quản lý, những yêu cầu của việc nhận thức và cải tạo thiên nhiên và xã hội một cách khách quan, đúng đắn. Nhận thức các hiện tượng xã hội một cách duy vật biện chứng là một bộ phận không thể tách rời của triết học Mác. Là lý luận xã hội học chung, chủ nghĩa duy vật lịch sử giải quyết những vấn đề phương pháp luận của các khoa học xã hội. Phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật lịch sử là sự cụ thể 3 hoá các phương pháp biện chứng nghiên cứu các quy luật phát triển và hoạt động chung của xã hội. Những nguyên lý của phương pháp biện chứng xuất phát từ sự hiểu biết các quy luật phát triển chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy. Môn kinh tế chính trị là cơ sở của việc quản lý kinh tế phù hợp với mục tiêu của sản xuất, việc quản lý kinh tế bao gồm lĩnh vực trực tiếp làm ra sản phẩm cũng như tất cả các dạng khác của hoạt động kinh tế, kể cả phân phối trao đổi và tiêu dùng. Môn chủ nghĩa xã hội khoa học cho chúng ta sự hiểu biết các quy luật chính trị ­ xã hội, mà dựa vào đó thực hiện quá trình quản lý. Một số khoa học cụ thể khác nằm írong hệ thống các kiến thức về quản lý, cho nên quản lý xã hội trong điều kiện định hướng xã hội chủ nghĩa là sự kết hợp một cách hữu cơ nhũng khái quát lý luận của một loạt các môn khoa học xã hội và tự nhiên. II­CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN 1, Xã hội Loài người khi xuất hiện đã biết hợp lại thành bầy nhóm, để vừa tự vệ bảo vệ minh vừa tiến hành các hoạt động sinh tồn; dần dần sự kết hợp đó được tổ chức ngày càng chặt chẽ tạo thành các xã hội. Xã hội là một tập thể có tổ chức gồm những người cùng sống với nhau trên một lãnh thổ chung, hợp tác với nhau thành các nhóm để thoả mãn những nhu cầu xã hội căn bản, cùng chia sẻ một nền vãn hoá chung và hoạt động như một đơn vị xã hội riêng biệt (J.Fichter, Xã hội học quản lý, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội). Cũng có cách hiểu cho rằng: xã hội là một tập thể hay một nhóm những người được phân biệt với các nhóm người khác hằng các lợi ích, môi quan hệ đặc trưng, chia sẻ cùng một thể chế và có cùng văn hoá... Từ những quan niệm trên, có thể hiểu: Xã hội là một hệ thống các hoạt động và các quan hệ của con người, có đời sống kinh tế, văn hóa chung, có cùng một thể chế chính trị, cùng cư trú trên một lãnh thổ ở một giai đoạn lịch sử nhất định. 4 Từ khái niệm trên, có thể thấy khi bàn về khái niệm xã hội người ta thường nhấn mạnh đến hai yếu tố chính, từ đó tạo nên các điểm chung, đó là quan hệ và hoạt động của con người trong một không gian và thời gian nhất định. Hệ thống trên được hiểu là sự thống nhất biện chứng của các mâu thuẫn giữa các yếu tố, các phương diện, các quan hệ tạo thành xã hội xét trong thời gian và không gian và đó như là điều kiện cho sự tồn tại và phát triển của cả hệ thống cũng như của từng phần tử, từng bộ phận tạo nên hệ thống. Các hoạt động của con người là các hành vi luôn có của con người để tồn tại và phát triển, đó là hoạt động lao động, nghỉ ngơi và hoạt động bảo đảm được an toàn trong môi trường sống (quan hệ với các xã hội khác, quan hệ với thiên nhiên). Các hoạt động của con người lại phân thành: hoạt động sản xuất của cải vật chất; hoạt động sản xuất của cải phi vật chất. Đây là các hoạt động chủ yếu, nó quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội. Các hoạt động nghỉ ngơi giải trí là sự tiếp nối của các hoạt động lao động nhằm duy trì tốt hơn cuộc sống của con người, và chính nó lại tác động trở lại, làm cho hoạt động lao động sản xuất vật chất đạt hiệu quả ngày càng cao hơn. Các hoạt động bảo đảm được an toàn trong môi trường đối nội và đối ngoại bao gồm các hoạt động giao tiếp của­xã hội này với xã hội khác (về kinh tế, về văn hóa, về an ninh...); các hoạt động tái sinh sản xã hội (dân số, cải tạo nòi giống...); các hoạt động ảnh hưởng của xã hội mình sang xã hội khác v.v... Các hoạt động kể trên có vai trò quan trọng khác nhau qua các giai đoạn phát triển lịch sử của mỗi quốc gia và của nhân loại. Trong đó các hoạt động sản xuất của cải vật chất, kỷ cương xã hội, đối ngoại và bảo vệ an ninh xã hội là các hoạt động trung tâm. Các quan hệ con người trong xã hội: là những quan hệ được xác lập giữa các cộng đồng xã hội và các cá nhân với tư cách là chủ thể của hoạt động xã hội, khác nhau bởi vị trí mà chủ yếu là hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất và chức năng đời sống xã hội. 5 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn