Xem mẫu

Chương V I I

PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
CỦA TỔ CHÚC, CÁ NHÂN KHI THựC HIỆN CÁC
HOẠT ĐỘNG ẢNH HƯỞNG ĐEN

m ô i truồng

"Con người vừa có th ể là thủ phạm, vừa có th ể là nạn nhân
cùa tình trạng môi trường xấu đ iẩ
'

GIỚI TH IỆU

Trong chương này chúng tôi sẽ giới thiệu với các anh/chị các vấn đề cơ bản
sau:
- Trách nhiệm bảo vệ môi trường của các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch

- Trách nhiệm bảo vệ môi truờng của tổ chức, cá nhân trong lĩnh vục y tế;
- Trách nhiệm bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch;
- Trách nhiệm bảo vộ môi trường trong hoạt động xây dựng;
- Trách nhiệm bảo vệ môi trường trong hoạt động chôn cất, hoả táng người
chết;
- Trách nhiệm cùa tổ chức, cá nhân trong hoạt động xuất, nhập khẩu;
- Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan tói các hoá chất
đặc biệt nguy hiểm;
- Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có hoại động liên quan tới chất phóng
xạ;
- Trách nhiệm cùa tổ chức, cá nhàn có hoạt động liên quan đến di sản.
Sau khi học chươne này, các anh/chị sẽ có thể xác định dược nahĩa vụ bào
vệ môi trường cùa tổ chức, cá nhân khi họ thực hiện những hoạt động cụ thể
Anh/chị nên dành 90 phút đến 120 phút đê hoàn thành chưcme này.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN

http://www.lrc-tnu.edu.vn

NỘI D U N G

I. TRÁCH N H IỆM BẢO VỆ M Ô I TRƯỜNG CỦA T ổ CHỨC, CÁ NHÂN

TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT, KINH DOANH, DỊCH v ụ
Sản xuất, kinh doanh, dịch vụ là hoạt động gây ảnh hưởng tới môi trường.
Do đó, các chủ thể thực hiện hoạt động này phải thực hiện trách nhiệm bảo vệ môi
trường, bao gồm những ừách nhiệm chính sau(l):
- Tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
- Thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường nêu trong báo cáo đánh giá tác
động môi trường đã được phê duyệt, bản cam kết bảo vệ môi trường đã đăng ký và
tuân thủ tiêu chuẩn mổi trường.
- Phòng ngừa, hạn chế các tác động xấu dối vói môi trường từ các hoạt động
cùa mình.
- Khắc phục ô nhiễm môi trường do hoạt động của mình gây ra.
- Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho người lao
động trong cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của mình.
- Thực hiện chế độ báo cáo về môi tniờng theo quy định của pháp luật về
bảo vệ môi trường.
- Chấp hành chế độ kiểm tra, thanh tra bảo vệ môi trường.
- Nộp thuế môi trường, phí bảo vệ môi trường.
Tuy nhiên, phụ thuộc vào quy mô, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ,
các chủ thể phải thực hiện những trách nhiệm bảo vệ môi trường khác nhau. Trách
nhiêm bảo vệ môi trường cụ thể của các chủ thể chính được xác định dưới đây:
1.1. Trách nhiệm bảo vệ môi trường của các cơ sở sản xuất kinh doanh,
dịch vụ
Trong những năm qua, hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ phát triển với
tốc độ cao. Tỷ trọng giá trị sản xuất cổng nghiệp và xây dựng trong GDP tâng từ
39,9% nãm 2003 lèn 40,1% nãm 2004 và lên 41,7% nãm 2007. Các ngành công
nghiệp chế biến và công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu đang được chú ý phát
triển, như cơ khí chế tạo, điện tử, may mạc, dày dép, chế biến thuỷ sản, thực
phẩm... Các khu cổng nghiệp tập trung cũng phát triển mạnh. Các khu công

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN

http://www.lrc-tnu.edu.vn

nghiệp, thủ công nghiệp vừa và nhỏ, các khu làng nghể tập trung cũng được chú
ưọng phát triển. Cùng với quá trình phát triển và quá trình công nghiệp hoá, váh
đề ô nhiễm môi trường cũng ngày càng gia tăng. Từ đây xuất hiện nhu cầu xây
dựng hành lang pháp lý về quản lý và bảo vệ môi trường đối với lĩnh vực này.
Hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ có thể được thực hiện tại một địa
bàn tập trung như khu kinh tế, khu công nghiộp, khu chế xuất, khu công nghệ cao,
cụm công nghiệp, khu vui chơi giải trí tập trung (sau đây gọi là khu kinh tế tập
trung) hoặc làng nghể và các cơ sở ở các khu vực khác. Ngoài viộc phải thực hiện
các nghĩa vụ chung nêu trên, các đối tuợng có hoạt động sản xuất, kinh doanh,
dịch vụ tại các khu vực này phải có trách nhiệm bảo vệ môi truờng theo quy định
sau đây:
1.1.1. B an quản lý khu kinh t ế tập trung (hoặc đỗi tượng được giao quản
lý) có trách nhiệm sau"’:
a) Tuản thù quy hoạch phát triển tổng thể đã được phê duyột;
b) Quy hoạch, bô trí các khu chức nãng, loại hình hoạt động phải gắn với
bảo vệ môi trường;
c) Có đầy đủ các thiết bị, dụng cụ thu gom, tập trung chất thải rắn thông
thường, chất thải nguy hại và đáp ứng các yêu cầu tiếp nhận chất thải đã đuợe
phân loại tại nguồn từ các cơ sờ trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung.
d) Có hệ thống thu gom và xử lý nước thải tập trung, hệ thống xù lý khí thải
đạt tiêu chuẩn môi trường và đuợc vận hành thường xuyên.
đ) Đáp ứng các yêu cầu vể cảnh quan môi trường, bảo vệ sức khoè cộng
dồng và người lao động.
e) Có hộ thống quan trắc môi truờng.
0 Có bộ phận chuyên môn đủ năng lực để thực hiện những nhiệm vụ sau
đây:
- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các yêu cẩu vé bảo vệ môi trường đối với
các cơ sờ, dự án đầu tư bên trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung.
- Quản lý hệ thống thu gom, tập trung chất thải rắn thông thường, chất thải
nguy hại. hệ thông thu gom và xử lý nước thải tập trung và hệ thống xừ lý khí thải.
- Tổ chức quan ưác, đánh giá hiện trạng môi truờng, tổng hợp. xây dựng
báo cáo môi trường và định kỳ báo cáo cơ quan chuyên môn vể bảo vệ mói trường
cấp tinh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN

http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tư vấn cho ban quản lý giải quyết tranh chấp liên quan đến môi trường
giữa các dự án trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung.
Khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp có
nguy cơ gây tác hại đối với môi trường phải có khoảng cách an toàn về môi trường
đối với khu dân cư, khu bảo tồn thiên nhiên.
Việc triển khai các dự án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ bên trong khu sản
xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung chỉ được thực hiện sau khi đã đáp ứng đầy đủ
các yêu cẩu và được cơ quan nhà nuóc có thẩm quyển kiểm tra, xác nhận.
1.1.2. Các doanh nghiệp hoạt động trong kh u kinh tế tập trung có trách
nhiệm sau:
a) Có đầy đủ thiết bị, dụng cụ thu gom chất thải rắn thông thường và chất
thải nguy hại, có hệ thống thu gom nước thải của cơ sở và nước thải phải chuyển
về hệ thống xử lý nước thải tập trung.
b) Có biện pháp giảm thiểu khí thải, bụi, tiếng ồn... không đuợc làm ảnh
hưởng đến môi trường xung quanh và người lao động.
c) Thực hiện các quy định, quy chế bảo vệ môi tnrờng của khu kinh tế tập
trung.
1.1.3. Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ p hải đáp ứng các yêu cầu vé
bảo vệ m ôi trường sau đây(l>
:
a) Có hệ thống kết cấu hạ tầng thu gom và xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn
môi trường. Trưcmg hợp nước thải được chuyển về hệ thống xử lý nước thải tập
trung thì phải tuân thủ các quy định của tổ chức quản lý hệ thống xử lý nước thải
tập trung.
b) Có đù phương tiện, thiết bị thu gom, lưu giữ chất thải rắn và phải thực
hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn.
c) Có biộn pháp giảm thiểu và xử lý bụi, khí thải đạt tiêu chuẩn trước khi
thải ra môi trường, bảo đảm không để rò ri, phát tán khí thải, hơi, khí độc hại ra
môi trường, hạn chế tiếng ồn, phát sáng, phát nhiệt gây ảnh hướng xấu đối với môi
trường xung quanh và người lao động.
d) Bảo đảm nguồn lực, trang thiết bị đáp ứng khả năng phòng ngừa và ứng
phó sự cố mói trường, đặc biệt là đối với cơ sở sản xuất có sử dụng hoá chất, chất
phóng xạ, chất dễ gây cháy, nổ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN

http://www.lrc-tnu.edu.vn

Cơ sờ sản xuất hoặc kho tàng thuộc một trong các trường hợp sau đây không
được đặt trong khu dân cư hoặc phải có khoảng cách an toàn về môi tiuờng đối vói
khu dân cư:
- Có chất dễ cháy, dễ gây nổ;
- Có chất phóng xạ hoặc bức xạ mạnh;
- Có chất độc hại đối với sức khoẻ người và gia súc, gia cầm;
- Phát tán mùi ảnh hường xấu tới sức khoẻ con người;
- Gây ô nhiẻm nghiêm trọng các nguồn nước;
- Gây tiếng ổn, phát tán bụi, khí thải quá tiêu chuẩn cho phép.
Khoảng cách an toàn đối với khu dân cu phụ thuộc vào loại chất độc hại
nguy hiểm và mức độ gây ảnh hưởng xấu tới môi trường của cơ sờ sản xuất hoặc
kho tàng. Khoảng cách cụ thể đối với từng cơ sở được xác định ưong Quyết định
phê duyệt báo cáo dáng giá tác động môi trường hoặc do cơ quan nhà nước có
thẩm quyền đãng ký bản cam kết bảo vộ môi trường'1 quyết định.
1
1.1.4. C ơ sở sản xu ấ t trong các khu, cụm công nghiệp làng nghê' phái
thực hiện các yêu cầu sau đáy vê' bảo vệ m ôi trườngữ):
a) Nước thải phải được thu gom và chuyển về hệ thống xử lý nước thải tập
trung. Trường hợp chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung thì phải có biện pháp
xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường truớc khi thải.
b) Chất thải rắn phải được phân loại tại nguồn và chuyển về khu tập kết chất
thải rắn theo quy định về quản lý chất thải. Trường hợp chất thải rắn có yếu tố
nguy hại thì phải được phân loại, thu gom, lưu giữ, xử lý theo quy định về quản lý
chất thải nguy hại.
c) Đóng góp kinh phí xây dựng kết cấu hạ tầng về bảo vệ môi trường và nộp
đầy đủ phí bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
1.2ẼTrách nhiệm bảo vệ môi trường của tổ chức, cá nhân trong rình vực

y tê
Hoạt động y tế được hiểu là những hoạt động liên quan đến khám chữa bệnh
tại các bệnh viện, trung tàm y tế. phòng khám chữa bệnh, nhà hộ sinh, trạm y tế,
dịch vụ y tế tư nhân và những hoạt động nghiên cứu dào tạo về y tế tại các viện
nghiên cứu. các cơ sờ đào tạo (sau đây gọi chung là các cơ sở y tê"). Sự bùng nổ
(1 ) Xem Chương III, phần Nội dung báo cáo ĐTM và nội dung Bàn cam kết báo vệ mõi truờne.
(2) Xem Điéu 38 Luật báo vệ môi trường 2005.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN

http://www.lrc-tnu.edu.vn

nguon tai.lieu . vn