Xem mẫu

PHẦN THỨ HAI CHỦ THỂ CỦA LUẬT HÀNH CHÍNH VIỆT NAM CHƯƠNG 8 ĐỊA VỊ PHÁP LÝ HÀNH CHÍNH CỦA CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC - CHỦ THỂ CƠ BẢN CỦA LUẬT HÀNH CHÍNH Bộ máy nhà nước hợp thành từ nhiều cơ quan và tổ chức nhà nước từ trung ương xuống địa phương, có cơ cấu tổ chức phức tạp, phong phú và đa dạng. Mỗi cơ quan đều có vị trí, vai trò, chức năng và nhiệm vụ riêng, nhưng chúng hợp thành một thể thống nhất, tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắc chung, cùng thực hiện chức năng chung và nhằm đạt được những mục tiêu thống nhất đặt ra trước nhà nước. Cơ quan hành chính nhà nước là một bộ phận cấu thành của Bộ máy nhà nước, có đầy đủ đặc điểm chung của cơ quan nhà nước nhưng đồng thời cũng có những điểm khác biệt so với các cơ quan khác trong bộ máy nhà nước 1.1. Khái niệm và đặc điểm của cơ quan hành chính nhà nước Cơ quan hành chính nhà nước là một bộ phận của bộ máy nhà nước, do nhà nước lập ra để thực hiện chức năng quản lý Nhà nước. Cơ quan hành chính nhà nước có một hệ thống từ trung ương đến địa phương, đứng đầu là Chính phủ. Cơ quan hành chính nhà nước cũng có đặc điểm chung như mọi cơ quan khác trong bộ máy nhà nước. - Nhà nước thành lập các cơ quan hành chính nhà nước để thực hiện những chức năng, nhiệm vụ của nhà nước, vì thế nhà nước trao cho các cơ quan hành chính nhà nước thẩm quyền trong quản lý hành chính nhà nước. Đây là đặc trưng cơ bản giúp phân biệt cơ quan hành chính nhà nước với các tổ chức xã hội. Quyền ban hành quyết định pháp luật – quyết định hành chính là yếu tố quan trọng trong thẩm quyền của cơ quan nhà nước. Các cơ quan hành chính nhà nước chỉ hoạt động trong khuôn khổ thẩm quyền của mình, xác định thẩm quyền về không gian, về thời gian, và với đối tượng nhất định. - Cơ quan hành chính nhà nước có tính độc lập tương đối về tổ chức. Chính cơ cấu tổ chức bộ máy và quan hệ công tác của cơ quan hành chính nhà nước là do chức năng nhiệm vụ của nó quy định. Vì vậy cơ quan hành chính nhà nước có tính độc lập nhưng đồng thời cũng có quan hệ mật thiết với các cơ quan khác trong bộ máy nhà nước để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình theo quy định pháp luật. - Các quyền, nghĩa vụ, chức năng, nhiệm vụ của cơ quan hành chính nhà nước và các yếu tố pháp lý khác tạo nên địa vị pháp lý của chính bản thân nó. Ngoài những đặc điểm trên cơ quan hành chính còn có những đặc điểm mà các cơ quan nhà nước khác không có, đó là: - Chức năng của các cơ quan hành chính nhà nước là quản lý hành chính nhà nước, tức là thực hiện hoạt động chấp hành – điều hành được tiến hành trên cơ sở các quy định của pháp luật - Để thực hiện chức năng của mình, các cơ quan hành chính nhà nước phải tiến hành nhiều hoạt động khác nhau mang tính thường xuyên, liên tục và ổn định. Hoạt động chấp hành – điều hành thực hiện bởi hệ thống cơ quan hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương, Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất. Thẩm quyền của cơ quan hành chính nhà nước được giới hạn trong hoạt động chấp hành – điều hành, chịu trách nhiệm trực tiếp hoặc gián tiếp với cơ quan quyền lực nhà nước ở các cấp tương ứng. 103 - Đối tượng quản lý của cơ quan hành chính nhà nước rất phong phú và đa dạng, xuất phát từ các quan hệ quản lý phát sinh trong chính bản thân các cơ quan hành chính nhà nước, trong các cơ quan nhà nước khác và các cá nhân, tổ chức được nhà nước trao quyền trong quản lý hành chính nhà nước. - Cơ quan hành chính nhà nước có hệ thống đơn vị cơ sở, là nơi trực tiếp tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội. Như vậy, cơ quan hành chính nhà nước là bộ phận cấu thành của bộ máy nhà nước, chịu sự giám sát trực tiếp hoặc gián tiếp của cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp, có cơ cấu tổ chức độc lập và phù hợp với thẩm quyền trong phạm vi chấp hành – điều hành do pháp luật quy định. Cơ quan hành chính nhà nước là chủ thể cơ bản và quan trọng nhất của Luật hành chính. 1.2. Phân loại cơ quan hành chính nhà nước 1.2.1. Căn cứ theo thẩm quyền Theo tính chất thẩm quyền của cơ quan hành chính nhà nước được chia thành: - Cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung, bao gồm: Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp. - Cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền riêng quản lý trong phạm vi ngành, lĩnh vực cụ thể: Bộ, cơ quan ngang bộ. 1.2.2. Căn cứ theo hình thức tổ chức và chế độ giải quyết công việc Theo tính chất này thì có thể phân chia cơ quan hành chính như sau: - Cơ quan làm việc theo chế độ thủ trưởng một người, đó là Bộ, cơ quan ngang bộ. Hệ thống cơ quan này đòi hỏi giải quyết công việc mang tính tác nghiệp cao và chế độ trách nhiệm cá nhân. Trong quá trình giải quyết công việc những cơ quan này có thể sử dụng hình thức làm việc tập thể để thảo luận những vấn đề quan trọng, nhưng quyết định của thủ trưởng cơ quan là quyết định cao nhất. - Cơ quan làm việc có sự kết hợp giữa chế độ tập thể với chế độ thủ trưởng, gồm: Chính phủ, Ủy ban nhân dân. Xu hướng hiện nay hoạt động của Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp có xu hướng chuyển mạnh sang kết hợp giữa chế độ tập thể lãnh đạo với chế độ thủ trưởng nhằm nêu cao vai trò trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan. 1.2.3. Căn cứ theo phạm vi lãnh thổ Theo căn cứ này thì cơ quan hành chính nhà nước được chia thành: - Cơ quan hành chính nhà nước ở trung ương, cơ quan hành chính cao nhất đứng đầu hệ thống hành pháp là Chính phủ, các cơ quan hành chính nhà nước của Chính phủ ở Trung ương như các Bộ, cơ quan ngang bộ, đều có chức năng quản lý hành chính nhà nước trên toàn bộ phạm vi lãnh thổ. - Cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, bao gồm hệ thống Ủy ban nhân dân các cấp, có nhiệm vụ quản lý hành chính nhà nước trong phạm vi một đơn vị hành chính – lãnh thổ nhất định. 1.2.4. Căn cứ theo quy định của pháp luật - Các cơ quan do Hiến pháp 1992 quy định về tổ chức và hoạt động: Chính phủ, Bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các cấp. Đây là những cơ quan đóng vai trò nòng cốt trong bộ máy hành chính nhà nước. - Các cơ quan do luật và văn bản dưới luật quy định, gồm các cơ quan thuộc Chính phủ, Tổng cục, Cục, Vụ, Viện…Các cơ quan này có vị trí ít ổn định hơn so với các cơ quan do Hiến pháp 1992 quy định, nhưng lại có tính chất năng động, sáng tạo hơn trong sự biến động, thay đổi nhanh chóng của hoạt động quản lý hành chính nhà nước. 104 2.ĐỊAVỊPHÁPLÝ HÀNHCHÍNHCỦACƠQUAN HÀNHCHÍNHNHÀNƯỚC Địa vị pháp lý hành chính là tổng thể các quyền và nghĩa vụ pháp lý hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước, do pháp luật quy định. Với những quyền và nghĩa vụ này thì các cơ quan hành chính nhà nước có thể tham gia vào các quan hệ pháp luật hành chính nhân danh Nhà nước, thực hiện chức năng, nhiệm vụ trong phạm vi chấp hành – điều hành. 2.1. Tổ chức và hoạt động của Chính phủ Chế định Chính phủ trong Hiến pháp 1992 là sự thể chế hóa đường lối chủ trương chính sách đổi mới của Đảng trong Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, VIII, IX của Đảng cộng sản Việt Nam, đồng thời là sự kế thừa và phát triển chế định về Chính phủ trong Hiến pháp 1946, 1959, 1980. Chính phủ là cơ quan đứng đầu hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước. Là chủ thể trực tiếp chỉ đạo, lãnh đạo hoạt động của các Bộ và Ủy ban nhân dân các cấp. 2.1.1. Cơ cấu tổ chức của Chính phủ Cơ cấu tổ chức của Chính phủ: bao gồm các Bộ, các cơ quan ngang Bộ. Quốc hội quyết định thành lập hoặc bãi bỏ các Bộ và cơ quan ngang Bộ theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ. Chính phủ gồm có: Thủ tướng Chính phủ, các phó thủ tướng, các Bộ trưởng và thủ trưởng cơ quan ngang Bộ. Số phó thủ tướng, Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ do Quốc hội quyết định. Thủ tướng do Quốc hội bầu, miễn nhiệm và bãi nhiệm theo đề nghị của Chủ tịch nước. Thủ tướng trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức và từ chức đối với phó Thủ tướng, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, chấp nhận việc từ chức đối với Phó thủ tướng, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ 2.1.2. Hoạt động của Chính phủ Hình thức hoạt động cơ bản của Chính phủ: - Hình thức hoạt động của tập thể Chính phủ là phiên họp Chính phủ. Chế độ làm việc của Chính phủ là theo chế độ thảo luận tập thể và quyết định theo đa số (Điều 19 Luật tổ chức Chính phủ). Chính phủ có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây (quy định tại điều 113 Hiến pháp) + Lãnh đạo công tác của các Bộ, các cơ quan ngang Bộ và các cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các cấp, xây dựng và kiện toàn hệ thống thống nhất bộ máy hành chính Nhà nước từ trung ương đến cơ sở; hướng dẫn, kiểm tra Hội đồng nhân dân thực hiện các văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên; tạo điều kiện để Hội đồng nhân dân thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn theo luật định; đào tạo, bồi dưỡng, sắp xếp và sử dụng đội ngũ viên chức Nhà nước; + Bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật trong các cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang và công dân; tổ chức và lãnh đạo công tác tuyên truyền, giáo dục Hiến pháp và pháp luật trong nhân dân; + Trình dự án luật, pháp lệnh và các dự án khác trước Quốc hội và Uỷ ban thường vụ Quốc hội; + Thống nhất quản lý việc xây dựng, phát triển nền kinh tế quốc dân; thực hiện chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia; quản lý và bảo đảm sử dụng có hiệu quả tài sản thuộc sở hữu toàn dân; phát triển văn hoá, giáo dục, y tế, khoa học và công nghệ, thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước; 105 + Thi hành những biện pháp bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tạo điều kiện cho công dân sử dụng quyền và làm tròn nghĩa vụ của mình, bảo vệ tài sản, lợi ích của Nhà nước và của xã hội; bảo vệ môi trường; + Củng cố và tăng cường nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân; bảo đảm an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội; xây dựng các lực lượng vũ trang nhân dân; thi hành lệnh động viên, lệnh ban bố tình trạng khẩn cấp và mọi biện pháp cần thiết khác để bảo vệ đất nước; + Tổ chức và lãnh đạo công tác kiểm kê, thống kê của Nhà nước; công tác thanh tra và kiểm tra Nhà nước, chống quan liêu, tham nhũng trong bộ máy Nhà nước; công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân; + Thống nhất quản lý công tác đối ngoại của Nhà nước; ký kết, tham gia, phê duyệt điều ước quốc tế nhân danh Chính phủ; chỉ đạo việc thực hiện các điều ước quốc tế mà Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, lợi ích chính đáng của tổ chức và công dân Việt Nam ở nước ngoài; + Thực hiện chính sách xã hội, chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo; + Quyết định việc điều chỉnh địa giới các đơn vị hành chính dưới cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; + Phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể nhân dân trong khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình; tạo điều kiện để các tổ chức đó hoạt động có hiệu quả. Những công việc khác thuộc thẩm quyền của Chính phủ do Thủ tướng Chính phủ điều hành bằng các quyết định, chỉ thị. Điều 114 Hiến pháp năm 1992 và Luật tổ chức Chính phủ quy định một số quyền hạn cho Thủ tướng Chính phủ như: + Lãnh đạo công tác của Chính phủ, các thành viên Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các cấp; chủ toạ các phiên họp của Chính phủ; + Đề nghị Quốc hội thành lập hoặc bãi bỏ các Bộ và các cơ quan ngang Bộ; trình Quốc hội và trong thời gian Quốc hội không họp, trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn đề nghị về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng, Bộ trưởng, các thành viên khác của Chính phủ; + Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các Thứ trưởng và chức vụ tương đương; phê chuẩn việc bầu cử; miễn nhiệm, điều động, cách chức Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; + Đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ những quyết định, chỉ thị, thông tư của Bộ trưởng, các thành viên khác của Chính phủ, quyết định, chỉ thị của Uỷ ban nhân dân và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trái với Hiến pháp, luật và các văn bản của các cơ quan Nhà nước cấp trên; + Đình chỉ việc thi hành những nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trái với Hiến pháp, luật và các văn bản của các cơ quan Nhà nước cấp trên, đồng thời đề nghị Uỷ ban thường vụ Quốc hội bãi bỏ; + Thực hiện chế độ báo cáo trước nhân dân qua các phương tiện thông tin đại chúng về những vấn đề quan trọng mà Chính phủ phải giải quyết. - Thủ tướng phân công, điều hành công việc đối với các phó thủ tướng – là người giúp việc trực tiếp cho Thủ tướng. Khi Thủ tướng vắng mặt thì một phó Thủ tướng được Thủ tướng ủy nhiệm thay mặt lãnh đạo công tác của Chính phủ. - Bộ trưởng là thành viên tham gia vào công việc của Chính phủ, và là người đứng đầu một Bộ hay cơ quan ngang Bộ, chịu trách nhiệm trực tiếp với chế độ làm việc thủ trưởng một người. Chính phủ hoạt động tốt nếu như các hình thức hoạt động trên được phát huy triệt để và đúng thẩm quyền. 106 Để đảm bảo việc chỉ đạo điều hành có hiệu quả thì Thủ tướng Chính phủ được quy định một số quyền hạn như sau: - Lãnh đạo công tác của Chính phủ, các thành viên Chính phủ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp: + Quyết định các chủ trương, biện pháp cần thiết để lãnh đạo và điều hành hoạt động của Chính phủ và hệ thống hành chính nhà nước từ trung ương đến cơ sở; + Chỉ đạo việc xây dựng các dự án luật trình Quốc hội, các dự án pháp lệnh trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội; các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ; + Quy định chế độ làm việc của Thủ tướng với thành viên Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; + Chỉ đạo, phối hợp hoạt động của các thành viên Chính phủ; quyết định những vấn đề có ý kiến khác nhau giữa các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; + Đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện những quyết định của Quốc hội, Uỷban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ và Thủ tướng ở các ngành, các cấp; - Triệu tập và chủ toạ các phiên họp của Chính phủ; - Đề nghị Quốc hội thành lập hoặc bãi bỏ các bộ, cơ quan ngang bộ; trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, cho từ chức vì lý do sức khoẻ hoặc lý do khác đối với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; trong thời gian Quốc hội không họp trình Chủ tịch nước quyết định tạm đình chỉ công tác của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; - Thành lập hội đồng, ủy ban thường xuyên hoặc lâm thời khi cần thiết để giúp Thủ tướng nghiên cứu, chỉ đạo, phối hợp giải quyết những vấn đề quan trọng, liên ngành; - Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thứ trưởng và chức vụ tương đương; phê chuẩn việc bầu cử các thành viên Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; miễn nhiệm, điều động, cách chức Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; phê chuẩn việc miễn nhiệm, bãi nhiệm các thành viên khác của Uỷban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; - Quyết định các biện pháp cải tiến lề lối làm việc, hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước, đề cao kỷ luật, ngăn ngừa và kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu, hách dịch, cửa quyền trong bộ máy và trong cán bộ, công chức, viên chức nhà nước; - Đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ những quyết định, chỉ thị, thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, quyết định, chỉ thị của Uỷ ban nhân dân và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trái với Hiến pháp, luật và các văn bản của các cơ quan nhà nước cấp trên; - Đình chỉ việc thi hành những nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trái với Hiến pháp, luật và các văn bản của các cơ quan nhà nước cấp trên, đồng thời đề nghị Uỷ ban thường vụ Quốc hội bãi bỏ; - Thực hiện chế độ báo cáo trước nhân dân về những vấn đề quan trọng thông qua những báo cáo của Chính phủ trước Quốc hội, trả lời của Chính phủ đối với chất vấn của đại biểu Quốc hội và ý kiến phát biểu với cơ quan thông tin đại chúng. 107 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn