Xem mẫu

Chương n i

ĐẠI DIỆN - THỜI HẠN - THỜI HIỆU
I. ĐẠI DIỆN TRONG PHÁP LUẬT DÂN s ự
l ẻ Khái niệm chung về đại diện
a. K hái niệm đại điện trong pháp luật dán sự
Trong giao lưu dân sự, thông thường các chủ thể tự mình xác lập, thực hiện
giao dịch dân sự từ khi cam kết, thoả thuận đến khi thực hiện những quyền, nghĩa
vụ phát sinh từ giao dịch dân sự. Nhưng do tính chất phong phú và đa dạng của
giao lưu dân sự, trong những trường hợp nhất định chủ thể xác lập, thực hiện giao
dịch dân sự phải thông qua hành vi của một người khác: Người đại diện. Khoản 1
Điều 139 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định: “Đại diện là việc một người (sau đây
gọi là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của người khác (sau đây gọi là người
được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện”.
Về bản chất pháp lý, quan hệ đại diện trong pháp luật dân sự có đặc điểm là:
Quan hộ giữa người đại diện và người được đại diện mà khoa học Luật dân sự gọi
là quan hệ bên trong; còn quan hệ giữa người đại diện và người thứ ba khoa học
Luật dân sự gọi là quan hệ bên ngoài. Chế độ đại diện là một quan hệ pháp luật
dân sự. Trong quan hê đại diện chủ thể là người đại diện và người được đại diện.
Người đại diện theo quy định của Bộ luật dân sự (có thể theo quy định của pháp
luật hoặc theo sự uỷ quyến của người được đại diện) là người nhân danh người
đuợc đại diện trong việc xác lập, thực hiện những quan hệ dân sự với người thứ ba.
* Đối với người đại diện
Mọi hành vi của người đại diện được thực hiện theo quy định của pháp luật
hoặc theo sự uỷ quyẻn (của người đại diện theo pháp luật) đều nhằm đáp ứng mục
đích và vì lợi ích của người được đại diện. Nếu là người đại diện theo pháp luật thì
người này chỉ được thực hiện những nội dung mà pháp luật có quy định hoặc cho
phép. Trong trường hợp là người đại diện theo uỷ quyền thì người đại diện chỉ
được thực hiện theo những nội dung, phạm vi, thòi hạn uỷ quyền đại diện của
người được đại diện.
Người đại diện trong các giao dịch dân sự còn có thể là người có thẩm quyền
hoặc là người mà pháp luật dân sự cho phép đối với các chủ thể khác của quan hệ
dân sự như: Pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác. Các “tổ chức” này, do tính chất
của chủ thể đều hoạt động thông qua hành vi của những người có thẩm quyền nhất
định, là người đại diện cho tổ chức đó. Quan hệ đại diện có thể được xác định theo
165

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN

http://www.lrc-tnu.edu.vn

quy định của pháp luật, có thể đuợc xác định theo ý chí của các chủ thể tham gia,
thể hiện bằng một giấy uỷ quyển hoặc một hợp đổng uỷ quyền. Trong phạm vi
thẩm quyền đại diên, người đại diện có quyền xác lập, thực hiện các giao dịch dân
sự, đem lại quyền, lợi ích cũng nhu thực hiộn những nghĩa vụ nhất định cho nguời
được đại diện.
* Đối với người được đại diện
Là ngưòi đã uỷ quyền hoặc theo quy định của pháp luật dân sự phải có người
đại diện để tiếp nhận các hậu quả pháp lý từ quan hộ dân sự do người đại diện xác
lập, thực hiện đúng thẩm quyển đại diện. Trong thực tế, có không ít tình ưạng những
giao dịch dân sự được xác lập, thực hiện nhưng không phải do người có thẩm quyển
dại diện theo quy định của Bộ luật dân sự xác lập. v ề hậu quả của giao dịch dân sự
do người không có thẩm quyền đại diện xác lập, thực hiện khoản 1 Điều 145 Bộ luật
dân sự năm 2005 đã quy định: “Giao dịch dân sự do người không có quyền đại diẽn
xác lập, thực hiện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện,
trừ trường hợp người đại diện hoặc người được đại diện đồng ý. Người đã giao dịch
với người không có quyền đại diện phải thông báo cho người dược đại diện hoăc
người đại diện của người đó để trả lời trong thời hạn ấn định; nếu hết thời hạn này
mà không trả lời thì giao dịch đó không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người
được đại diện nhưng người không có quyền đại diện vẫn phải thực hiện nghĩa vụ đối
với người đã giao dịch vói mình, trừ truờng hợp người đã giao dịch biết hoặc phải
biết về việc không có quyền đại diện”.
Vi dụ\ Trong việc mua bán nhà thuộc quyền sờ hữu chung thì các đổng chủ
sở hữu chung phải đổng ý bằng vãn bản (có thể là các đổng chủ sở hữu chung
cùng ký vào hợp đổng mua bán nhà hoặc có thể làm giấy uỷ quyền hợp lộ riêng)
thì người đại diện mới có thẩm quyền dại diện ký kết hợp đồng. Người mua nhà
nếu không biết thì pháp luật dân sự cũng không thể bảo vệ khi quyền lợi bị xâm
phạm, trừ trường hợp những người được đại diện biết và chấp thuận; nếu không,
phần hợp đồng liên quan đến lợi ích của người được đại diện sẽ bị vô hiệu.
Vì vậy, pháp luật dân sự còn quy định, người đã giao dịch vối người không
có thẩm quyền dại diện có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hoặc huỷ bỏ
giao dịch dân sự đã xác lập và yêu cầu bồi thường thiệt hại. Nếu người đó đã biết
hoặc phải biết về việc không có thẩm quyển đại diộn mà vẫn tiến hành xác lập
giao dịch thì không được quyển đơn phương đình chỉ thục hiện hoặc huỷ bỏ giao
dịch.
Người được đại diện theo quy định của pháp luật dân sự có thể là: Cá nhân
không có nãng lục hành vi dân sự, không có đẩy đủ năng lực hành vi dân sạ, bị
mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Đối với những người này pháp luật
dân sự quy định bắt buộc phải có người đại diện trong quan hệ dân sự mới có giá
trị pháp lý. Nếu không có người dại diện hợp pháp xác lập, thực hiện giao dich dân
166

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN

http://www.lrc-tnu.edu.vn

sự thì giao dịch đó có thể đương nhiên vô hiệu hoặc sẽ bị coi là vô hiệu. Cá nhân
có đẩy đủ năng lực hành vi dân sự cũng có thể uỷ quyền cho người khác là đại
diện theo uỷ quyển của mình để xác lập, thực hiộn các giao dịch dân sự theo
những quy định vé đại diộn uỷ quyền của pháp luật dân sự.
Để tránh việc lạm dụng quyền đại diện, khi người đại diện không phải là
cha, mẹ đối vói người không có nãng lực hành vi dân sự, không có đầy đủ năng
lực hành vi dân sự, bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, pháp luật dân
sự quy định: Mọi giao dịch của người đại diện với những người trên đây đều bị coi
là vô hiệu.
b. Ý nghĩa của đại diện trong pháp luật dán sụ
Đại diện là phương tiện pháp lý cẩn thiết có tính chất truyền thống của pháp
luật dân sự nhằm tạo điều kiện cho các chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự có
thể xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự một cách thuận lợi nhất, bảo đảm thỏa
mãn nhanh chóng các lợi ích vật chất, tinh thần mà chủ thể quan tâm; tạo điều
kiện cho giao lưu dân sự phát triển.
Chế độ đại diện tạo điều kiện cho những người vì những lý do khách quan và
chủ quan khác nhau không thể trực tiếp xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự vì
'ợi ích của chính mình nhang vẫn có thể thực hiện được.
Chế độ đại diện còn giúp cho những người không có năng lực hành vi dân
ìự, không có đẩy đủ năng lực hành vi dân sự, bị mất hoặc bị hạn chế năng lực
lành vi dân sự vẫn có thể tham gia các giao dịch dân sụ để thoả mãn lợi ích cho
ninh. Nếu không có chế độ đại diện, những người này sẽ không thể tự mình hoặc
>háp luật dân sự cũng không cho phép họ xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, vì
;iao dịch đó có thổ đương nhiên vô hiệu hoặc sẽ bị coi là vô hiệu.
2ẵ Các hình thức đại diện trong pháp luật dân sự
Trong pháp luật dân sự có hai hình thức đại diện truyền thống là: Đại diện
theo pháp luật hoặc đại diện theo uỷ quyền. Tuỳ thuộc vào mỗi hình thức đại diện
cụ thể mà người đại diện có những thẩm quyền khác nhau khi xác lập, thực hiện
giao địch dân sự.
a. Đ ại diện theo pháp luật
Điểu 140 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định: “Đại diện theo pháp luật là đại
diện do pháp luật quy định hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định”.
Như vậy, đại diện theo pháp luật được xác lập bởi quy định chung của pháp luật
hoặc theo quyết dịnh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đại diện dược quy
định theo pháp luật chung cũng là đại diện đương nhiên, người đại diện và thẩm
167

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN

http://www.lrc-tnu.edu.vn

quyền đại diện được quy định ổn định khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sụ.
Điểu 39 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 cũng quy định việc đại diộn cho con:
“Cha mẹ là người đại diện theo pháp luật của con chưa thành niên, con đã thành
niên mất năng lực hành vi dân sự, trừ trường hợp con có người khác làm giám hộ
hoặc có người khác đại diện theo pháp luật”.
Điểu 141 Bộ luật dân sự năm 2005 đã quy định những nguời đại diện theo
pháp luật là: Cha, mẹ đại diộn cho con chưa thành niên; người giám hộ đối với
người được giám hộ; người được Toà án chỉ định đối vói người đã bị Toà án tuyên
bố hạn chế năng lực hành vi; người đứng đầu pháp nhân theo quy định của điều lộ
pháp nhân hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (đại diộn theo
quyết định của cơ quan hành chính có thẩm quyền trong những quyết định riêng
biệt như: Tiếp nhận hàng hóa, thanh tra, nghiệm thu công trình...); chủ hộ gia
đình; tổ trưởng tổ hợp tác và những người khác theo quy định của pháp luật là
những người đại diện theo pháp luật. Tuỳ thuộc vào hình thức đại diện cụ thể mà
người đại diện theo pháp luật có những thẩm quyển nhất định và không giống
nhau.
Theo nguyên tắc của pháp luật dân sự, những người đại diện theo pháp luật
còn dược gọi là nguời đại diện đương nhiên. Khi xác lập, thực hiện các giao dịch
dân sự, người đại diện theo pháp luật chỉ cẩn: xuất trình giấy tờ tuỳ thân để chứng
minh người đó là người đứng đầu pháp nhân, là chủ hộ gia đình hoặc là tổ trưởng
tổ hợp tác... Trong các trường hợp đại diện khác, người đại diện theo pháp luật chi
cần chứng minh họ đúng là cha, mẹ của người chưa thành niên, con đã thành niên
nhưng mất năng lực hành vi dân sự m à không cần thông qua sự uỷ quyền. Đối với
người giám hộ không phải là giám hộ đương nhiên thì cần xuất trình giấy tờ được
cử làm giám hộ có xác nhận của u ỷ ban nhân dân cấp cơ sở.
b. Đ ại diện theo uỷ quyền
Đây là hình thức đại diện tương đối phổ biến trong việc xác lập, thực hiện
các giao dịch dân sự. Do các quan hệ tài sản trong giao lưu dân sự phong phú, đa
dạng và có thể vì nhiều nguyên nhân, lý do khác nhau m à cá nhân, người đứng đầu
pháp nhân, chủ hộ gia đình, tổ trưởng tổ hợp tác không thể trục tiếp tham gia xác
lập, thực hiện các giao dịch dân sự. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể
trong việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, pháp luật dân sự cho phép họ có thể
uỷ quyển cho người khác đại diện cho mình tham gia giao lưu dân sự.
Điều 142 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định: “Đại diện theo uỷ quyền là đại
diện được xác lập theo sự uỷ quyền giữa người dại diện và người được đại diện".
Hình thức uỷ quyền do các bền thỏa thuận, trừ trường hợp pháp luật quy định việc
ủy quyền phải được lập thành vãn bản. Trong quan hệ vợ chồng, khoản 1 Điều 24
168

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN

http://www.lrc-tnu.edu.vn

Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 có quy định: “Vợ chổng có thể uỷ quyền cho
nhau xác lập, thực hiện và chấm dứt các giao dịch mà theo quy định của pháp luật
phải có sự đồng ý của cả vợ chổng; việc uỷ quyển phải đuợc lập thành văn bản”.
Khác với quy chế đại diện theo pháp luật là đại diện đương nhiên, đại diện
theo uỷ quyển phải tuân theo những hình thức, thủ tục nhất định theo quy định của
pháp luật dân sự. Quan hệ đại diện theo uỳ quyén được xác lập trên cơ sở thoả
thuận, thống nhất ý chí của người đại diộn và người được dại diện. Trong đại diện
theo uỷ quyền, về hình thức (trong các trường hợp pháp luật có quy định) nhất
thiết phải được lập thành văn bản uỷ quyền hoặc bằng một hợp đồng uỷ quyền, có
ký nhận của hai bên. Đại diộn theo uỷ quyền cũng có thể là giấy uỷ quyển riêng có
xác nhận của u ỷ ban nhân dân cấp cơ sở.
Trong văn bản hoặc hợp đồng uỷ quyền của cá nhân với nhau, phải ghi rõ:
Họ tên của người được uỷ quyển, các điều khoản về nội dung công việc uỷ quyền,
phạm vi uỷ quyền và thời hạn uỷ quyền. Khi tham gia xác lập, thực hiện giao dịch
dân sự, người được uỷ quyền phải thông báo cho người thứ ba biết về việc uỷ
quyền và nội dung cụ thể của việc uỷ quyền.
Đối với uỷ quyền của pháp nhân, tổ hợp tác, trong giấy uỷ quyển cũng phải
ghi rõ: Họ tên, chức vụ của người được uỷ quyền, nội dung công việc uỷ quyền,
phạm vi uỷ quyền và thời hạn uỷ quyền. Nguời đứng đầu pháp nhân (người đại
diện đương nhiên theo pháp luật) phải ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên và chức vụ trong
giấy uỷ quyền.
Trong quan hệ pháp luật đại diện theo uỷ quyền cũng cố hai mối quan hệ
khác nhau cùng tồn tại là: Quan hệ giữa người uỷ quyền với người được uỷ quyền
và quan hệ giữa người đuợc uỷ quyền với người thứ ba. v ề nguyên tắc, người uỷ
quyển (người đại diện) khi đã uỷ quyển cho người đuợc uỷ quyền (người dược đại
diộn) nhân danh mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải tiếp nhận toàn bộ
những hậu quả do người được uỳ quyền đã thực hiện trong phạm vi uỷ quyền. Vì
vậy, đối vói những trường hợp pháp luật dân sự quy định cá nhân phải tự mình xác
lập, thực hiện giao dịch dân sự thì họ không được uỷ quyền cho người khác làm
đại diện cho mình.
Người được uỷ quyền với tư cách người đại diện thay mặt người uỷ quyền
trục tiếp xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với ngưòi thứ ba. Vì vậy, theo nguyên
tắc của pháp luật dân sự, nguời đại diện phải là người có đầy đủ năng lực hành vi
dân sự theo những quy định của chế dộ đại diện. Do đó, khoản 2 Điéu 143 Bộ luật
dân sự năm 2005 quy định: “Người từ đủ mười lãm' tuổi đến chưa đủ mười tám
tuổi có thể là nguời đại diện theo uỷ quyền, trừ trường hợp pháp luật quy định giao
dịch dân sự phải do người từ đủ mười tám tuổi trở lên xác lập, thực hiện”.
169

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN

http://www.lrc-tnu.edu.vn

nguon tai.lieu . vn