Xem mẫu

  1. Giáo trình Lịch sử Mỹ thuật Công Nghiệp
  2. MỤC LỤC Chương I ............................................................................................................ 4 1.1. Khái niệm Design(Mỹ thuật công nghiệp)................................................. 4 Designer. ............................................................................................................ 4 Design sản phẩm và Design đồ họa .................................................................. 5 1.2. Các chức năng và tiêu chí của Designer. ................................................... 5 Tiến trình Design phụ thuộc vào sản phẩm cụ thể. ......................................... 6 1.3. Design tương thích phương thức sản xuất. ............................................... 7 1.4. Lịch sử Design............................................................................................. 8 1.5. Những phong cách lớn trong lịch sử Design. ............................................ 9 Phong cách. ........................................................................................................ 9 Gothic(1135-1530) ........................................................................................... 11 Phục hung(Renaissance). ................................................................................ 12 Baroque ............................................................................................................ 13 1.6. Những mốc lịch sử Design. ...................................................................... 13 Design công nghiệp .......................................................................................... 14 CHƯƠNG II .................................................................................................... 17 2.1. Cách mạng công nghiệp ........................................................................... 17 Cách mạng công nghiệp(1830-1880) ............................................................... 17 Máy hơi nước .................................................................................................... 17 2.2. Lịch sử lúc khởi đầu. ................................................................................ 18 Nếp sống phường hội, nếp sống tiểu thị dân, cộng đồng Shaker. ................. 19 2.3. Michael Thonet (1796 – 1871). ................................................................ 21 CHƯƠNG IV ................................................................................................... 22 Chủ nghĩa lịch sử. ............................................................................................ 23 Phong cách phô trương .................................................................................... 24 4.3. Triển lãm thế giới và hội chợ quốc tế. ..................................................... 24 4.4. William Morris và phong trào mỹ thuật mỹ nghệ. ................................. 25 CHƯƠNG III................................................................................................... 26 3.1. Phong cách trẻ. Nghệ thuật mới. ............................................................. 26 Phong cách trẻ Đức. ........................................................................................ 29 Nghệ thuật mới Pháp(Art nouveau). .............................................................. 30 Nghệ thuật mới Bỉ. .......................................................................................... 32 3.2. Phong cách trẻ giữa nghệ thuật và công nghiệp. .................................... 38 Con đường đi đến hiện đại. ............................................................................. 39 3.3. Hình dáng theo công năng. ....................................................................... 39 3.4. Liên đoàn thủ công Đức. ............................................................................ 41 CHƯƠNG IV .................................................................................................... 44 4.1. Những người tiên phong và Chủ nghĩa cấu trúc Nga. ............................ 44 El Lissisky (1890-1941) ................................................................................... 45
  3. 4.2. Hà lan: De stijl(1917-1931). ....................................................................... 46 4.2. ART Deco ở Mỹ. Streamlining ................................................................ 46 Design công nghiệp hiện đại. ........................................................................... 48 Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929. ........................................................ 49 Hình dáng dòng chảy (Streamlining)............................................................... 49 CHƯƠNG V ..................................................................................................... 52 5.1. Những năm 50, giai đoạn sau chiến tranh . ............................................. 52 Lối sống Mỹ với Design tiêu thụ. ..................................................................... 53 Raymond Loewy(1893-1986) ............................................................................ 54 Nhật .................................................................................................................. 56 + Ở Pháp: thiết kế có sự tự do, phóng khoáng ................................................... 57 Hãng Sony và máy Walkman. ........................................................................ 57 Năm 1959 vô tuyến truyền hình bán dẫn đầu tiên ra đời .................................... 57 Design mới ....................................................................................................... 58 Design và công nghệ. ....................................................................................... 58 High – Tech(Kỹ thuật cao) .............................................................................. 59 Nhỏ hóa kích thước vật thể. ............................................................................ 59 Design và Marketing ....................................................................................... 60 Swatch .............................................................................................................. 60
  4. Chương I Design 1.1. Khái niệm Design(Mỹ thuật công nghiệp). Là ngành thiết kế tạo mẫu, tạo dáng cho sản phẩm công nghiệp, thiết kế môi tr ường sống hay thế giới đồ vật. Design là một thuật ngữ xuất hiện trong rất nhiều ngữ cảnh với các lĩnh vực thiết kế: thiết kế Đồ họa(graphic design), thiết kế nội thất(interior design), thiết kế thời trang(fashion design), tạo dáng công nghiệp(industrial design)… Danh từ design có xuất xứ từ chữ disegno của tiếng Latinh, có từ thời Phục hưng có nghĩa là phác thảo, thuật vẽ, thiết kế, bản vẽ và là cơ sở của mọi nghệ thuật thị giác, công việc của sự sáng tạo. Thời đó thuật ngữ n ày thường ám chỉ công việc sáng tạo của các họa sĩ vẽ tranh, tạc tượng …. và hơn nữa đó vẫn chưa phải là một nghề chuyên nghiệp hoàn toàn (full-time professional) mà gắn kết như một thuộc tính của họa sĩ, nhà điêu khắc hay các nghệ nhân. Thế kỉ XVI ở Anh đã mở rộng khái niệm Design là phác thảo, thiết kế và lập kế hoạch cho sản phẩm công nghiệp.Ở Việt Nam có nghĩa là "mỹ thuật công nghiệp", "thiết kế tạo dáng công nghiệp" hay "mỹ thuật ứng dụng". Thuật ngữ này mới nhập vào Việt Nam trong thập niên 1960, bắt nguồn từ Industrielle Formgestaltung trong tiếng Đức khi các giáo sư trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Halle (Die Hochschule für Industrielle Formgestaltung – Halle) sang trường Trung cấp Mỹ nghệ Hà Nội trao đổi học thuật và đã được dịch thành "Mỹ thuật công nghiệp" (MTCN). Từ đó MTCN trở thành thuật ngữ của ngành và trở nên thông dụng, quen thuộc. Designer. Những sản phẩm, tác phẩm, những cuốn sách, tạp chí, viện bảo tàng…đã dựng hình ảnh của các bậc thầy Designer trong lịch sử phát triển. Có thể kể tên một số bậc thầy danh tiếng như William Morris, Michael Thonet, Adolf Loos, Le Corbusierd, Frank Lloy Wright Christian Dior…Trong lịch sử đã có nhiều Designer khởi nghiệp từ các lĩnh vực kiến trúc, kỹ thuật trong kinh doanh, quảng cáo.
  5. Việc đào tạo các Designer bao gồm toàn bộ các lĩnh vực của các bộ môn khoa học rất cần thiết và nền tảng văn hóa, thế giới quan của Designer. Tại các trường đào tạo Designer ở Việt Nam hiện nay có các môn học về thẩm mĩ học, tiến hiệu học, lý thuyết màu, văn minh phương Tây, văn minh phương Đông, cơ sở văn hóa Việt nam. Môn duy nhất thuộc chuyên ngành Design là Ergonomic, Việt Nam còn gọi là Công thái học - bộ môn giải thích mối quan hệ trung tâm giữa con người và môi trường, máy móc, nghiên cứu khả năng và hạn chế của con người, nhân trắc học…để đảm bảo yêu cầu đối với tạo dáng hợp lý, phù hợp sức khỏe, an toàn và tiện nghi. Designer ngày nay có một phạm vi hoạt động rộng lớn từ những sản phẩm tiêu dùng hàng ngày như đồ gỗ, dụng cụ gia đình, quần áo giày dép…đến các sản phẩm công nghiệp. Không chỉ hoạt động trên thế giới của hàng hóa tiêu dùng, họ còn hoạt động cả trong lĩnh vực thiết kế vũ khí, ô tô, xe máy… Tùy vào lĩnh vực hoạt động và sản phẩm mà các Designer thường gắn thêm vào các danh hiệu Designer những sản phẩm chuyên môn của mình. Như Designer nội thất, Designer đồ họa, Designer thời trang, Designer đồ gốm… Design sản phẩm và Design đồ họa Design công nghiệp(Industrial design) bao gồm Design những sản phẩm tiêu dùng hàng ngày như đồ đạc, dụng cụ gia đình, quần áo, giày dép, …cho đến các sản phẩm trang thiết bị công nghiệp khác, thậm chí cả vũ khí và phương tiện vũ trụ…nghĩa là Design sản phẩm công nghiệp Design đồ họa(Graphic design) bao gồm tất cả các lĩnh vực giao tiếp và thông tin(communication). Quảng cáo bao bì sản phẩm, brochure, catalogue, trang trí trưng bày cửa hàng, đồ họa ấn phẩm …nói tóm lại đó là công việc trang trí vẽ trên bề mặt. Ngày nay, khi phượng tiện truyền thông chủ yếu dựa vào hệ thống nghe nhìn, trên màn hình vô tuyến, vi tính…thì các Designer cũng phải ngồi bên máy tính và sáng tạo, trong trường 2D và 3D, tĩnh và động, tạo ra những sản phẩm mỹ thuật ứng dụng. Một Designer hiện đại ngày nay được trang bị kiến thức cảu cả hai mảng Design công nghiệp và Design đồ họa. 1.2. Các chức năng và tiêu chí của Designer.
  6. Design là một hoạt động nhằm thúc đẩy sản xuất công nghiệp và thương mại. Design được thực hiện dựa trên những nguyên lý và sự nghiên cứu nghiêm túc các yếu tố tác động tới sản phẩm và người tiêu dùng. Design gắn liền với quá trình sản xuất – tiêu dùng sản phẩm. Hoàn cảnh xã hội tác động đến quá trình Design và tác động xã hội của Design. Qúa trình Design dừng lại ở mẫu đầu hay nguyên mẫu(Proto-Type). Qúa trình sản xuất kết thúc ở sản phẩm(Designed Goods).Qúa trình lưu thong phân phối(Circulation Distribution) mang sản phẩm đến người tiêu dùng và quá trình tiêu dùng của khách hàng(Consuming Customizing) chấm dứt mô hình chế tạo, sản xuất – tiêu dung sản phẩm. Người ta gọi quá trình Design là quá trình tiền sản xuất như mô hình dưới đây: Tiến trình Design sản phẩm theo các Designer Nhật Bản được thực hiện theo 4 bước như mô hình sau: Tiến trình Design phụ thuộc vào sản phẩm cụ thể. 1) Khảo sát nghiên cứu lần 1 về nhu cầu, thói quen sở thích của khách hàng 2) Hình thành ý tưởng Design, đó là nhứng bước xác định dần những đặc trưng cơ bản nhất của sản phẩm tương lai khi sản phẩm được đưa vào thị trường, ý tưởng phải thỏa mãn công thức 5W1H ( When, Who, Where, What, For Whom, How). 3) Design là quá trình thực hiện ý tưởng, ban đầu được Design thể hiện qua phác thảo(sketch) như những sơ phác ban đầu và chỉ giành riêng cho chính bản thân Designer nên có thể được thể hiện tự do bằng nét chì …sau đó phác thảo mới hoàn thiện dần ý tưởng khi lưu ý tới cấu tạo bên trong, vỏ bọc bề ngoài, vẽ kỷ thuật và thực hiện mô hình 3 chiều, cuối cùng hoàn thiện màu sắc, hoa văn, chất liệu bề mặt, trang trí và đồ họa mỹ thuật kết thúc quá trình Design. 4) Khảo sát nghiên cứu lần 2 xem xét những vấn đề phát sinh khi đưa sản phẩm vào thị trường và ý kiến của người sử dụng. Design được đánh giá bởi các tiêu chí xã hội, công nang, công thái học, sinh thái, và thẫm mỹ… Tiêu chí xã hội đánh giá mức hội nhập và định hướng của sản phẩm đối với các tầng lớp của xã hội khác nhau, khả năng tối ưu hóa đời sống vật chất cho công dân, lợi
  7. ích và hiệu quả xã hội của sản phẩm, quan hệ của sản phẩm và trình độ phát triển của bản thân hoặc nhóm cộng đồng. Tiêu chí công năng đánh giá tính dễ sử dụng, dễ vận hành, dễ sửa chữa, độ tinh tế của sản phẩm, tiết kiệm năng lượng, tuổi thọ của sản phẩm, có khả năng tái sử dụng, ký thuật công nghệ tiên tiến… Tiêu chí công thái học đánh giá về mối quan hệ hữu cơ giữa con người và môi trường Tiêu chí sinh thái đánh giá sản phẩm và khả năng cũng như mức độ làm hại môi trường sống… Tiêu chí thẫm mỹ xem xét cấu tạo và hình dáng, tính “xịn” hay cá tính và tính độc đáo…Ngoài ra, các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình Design sản phẩm như: về khía cạnh nhân trắc học, vật lý, tâm sinh lý, vệ sinh,… 1.3. Design tương thích phương thức sản xuất. Design là một môn khoa học đã tổng hợp được các phương pháp khác nhau, rút ra t ừ các lĩnh vực của khoa học kỹ thuật, khoa học kinh tế, khoa học x ã hội và kiến thức trí tuệ của nhân loại. Trong quá trình phát triển của lịch sử của bộ môn khoa học này về lý luận lẫn thức tiễn, người ta có nhiều giả định và quan điểm rất khác nhau. Chủ nghĩa công năng đã thống trị từ đầu thế kỷ cho đến những năm 70, những yêu cầu đòi hỏi về công năng và đòi hỏi về kỹ thuật bao giờ cũng là thước đo về hình thức đối với một sản phẩm được sản xuất hang loạt. Xu hướng styling
  8. 1.4. Lịch sử Design Là một khoa học nghiên cứu ra đời và phát triển của Design cùng những yếu tố cơ bản về sự phát triển đó, là môn học có mục đích nhằm giải thích Design như một hiện tượng xã hội và hiện tượng lịch sử. Đó là những cột mốc của những sự kiện, sự hình thành các hãng, các công ty..tạo dựng nên dấu ấn Design. Nước Anh có Hiệp hội lịch sử Design ( Design History Society) từ 1977. Khi nói đến lịch sử Design ta không chỉ đề cập đến sự phát triển về kỹ thuật, kinh tế, thẫm mỹ và xã hội mà còn phải đề cập đến các yếu tố khác nữa như tâm lý, vân hóa, môi trường…Lịch sử Design không chỉ là lịch sử của đồ vật và hình dáng của chúng, lịch sử Design là lịch sử của các hình thức sống, là mối quan tâm và phong cách ứng xử trong quan hệ giữa con người và đồ vật được phản ánh phần lớn trong lịch sử văn hóa và văn minh từ khởi thủy cho tới thế kỷ XX. Hàng năm minh họa trong sách là hình vẽ, phát thảo, thiết kế sản phẩm…như những dấu ấn của lịch sử Design, được lựa chọn từ những hình dáng tiêu biểu, đặc trưng cho phong cách, văn hóa, dân tộc hoặc trên cơ sở chất liệu, kỹ thuật chế tạo. Một số đơn thuần chỉ là những ý tưởng hay thử nghiệm lý thuyết, số khác theo thương mại chủ nghĩa. Những phong cách kiểu dáng của Design công nghiệp thế kỷ XX phản ánh
  9. sự phát triển và những thay đổi của kỹ thuật công nghệ trái ngược với xu hướng thủ công truyền thống. Cuối thế kỷ XX các nhà lí luận Design đưa ra mô hình phát triển Design trong mối quan hệ với các hình thức xã hội nhằm lý giải những thay đổi của đặc tr ưng phong cách Design phụ thuộc vào nền kinh tế, sản xuất công nghiệp và hoàn cảnh xã hội. Qúa đó có thể xây dựng được mô hình phát triển của Design trong lương lai. Đó là những thập niên xã hội phát triển tiếp tục dư thừa sản phẩm công nghiệp đồng thời diễn ra sự thay đổi to lớn trong cơ cấu nhu cầu của con người, những sản phẩm giải trí, văn hóa tinh thần tăng cao và mở rộng hơn bao giờ hết. Con người bao quát toàn cầu, vươn ra ngoài phạm vi trái đất và trình độ khoa học công nghệ vũ trụ sẽ tác động ảnh hưởng đến các sản phẩm vật chất lẫn tinh thần Design tương lai. 1.5. Những phong cách lớn trong lịch sử Design. Phong cách. Qua những di tích kiến trúc và những đồ vật từ xưa còn được bảo tồn đến ngày nay có thể thấy những công trình kiến trúc cũng như đồ đạc được xây dựng hay chế tạo ở một giai đoạn nhất định, trong những điều kiện thường xuyên thay đổi, nhưng có cùng những dấu hiệu giống nhau. Những dấu hiệu thống nhất ở cách thức biểu thị coi nh ư dấu ấn mà thời kỳ xác định đó lựa chọn để thực hiện các tác phẩm kiến trúc của mình được gọi là phong cách của kiến trúc đó. Trào lưu sử dụng cùng một loại dấu ấn, cùng một cách biểu thị trong các công trình kiến trúc tạo thành phong cách kiến trúc. Phong cách xuất hiện ở nơi nào thuận lợi cho sự phát triển của nó. Đó là địa lý, khí hậu, nền kinh tế, xã hội và điều kiện chính trị, thu nhập của người dân…Từ nơi xuất phát, phong cách sơ khai lan tới những vùng xung quanh, giống như những vòng tròn đồng tâm, ngày một xa hơn tùy theo khả năng mối quan hệ xã hội tương lai. Thời xa xưa chính buôn bán là nhịp cầu nối quan hệ văn hóa với nhau. Ví dụ như “con đường tơ lụa” nối hai châu lục Âu – Á nổi tiếng của người Trung Quốc thời xưa. Những trung
  10. tâm phong cách đã nổi tiếng trước đây là Athen thời cổ đại Antique, Paris thời Gothic Trung cổ, Phlỏence và Roma thời phục hưng Renaissance. Lịch sử phát triển thế giới đầy rẫy các cuộc chiến, nhưng ngay cả chiến tranh dù chủ yếu chỉ tàn phá chết chóc, cũng thường tạo điều kiện tác động qua lại và phổ biến phong cách kiến trúc mới. Phong cách là một trong những chủ đề quan trọng của các nhà viết sử và phê bình nghệ thuật. Danh từ phong cách Style có nguồn gốc từ chữ Latinh stilus hàm nghĩa cách viết, kiểu chữ viết biểu hiện trực tiếp đặc trưng con người. Cũng có quan miện khác coi phong cách style như một mỹ từ mà con người cố tình áp đặc và tự giải nghĩa cho hiện tượng mà thôi. Một vài tên gọi phong cách thường gặp trong lịch sử nghệ thuật nh ư: phong cách hình học (geometric style), Hellenistic(Văn hóa cổ Hilạp), Romanesque(Roman), Baroque(Barốc), Rococo(Rốccôcô), Louis XIL(Luis XIL), Gothic(Gotic), cách Queen Anne(Nữ hoàng Anh), Mannerism(phong cách riêng), phong Neoclassical(Tân cổ điển), Art Nouveau(Nghệ thuật mới), phong cách quốc tế hiện đại(international moder style)… Giai đoạn sơ khai là giai đoạn tìm kiếm dấu ấn riêng và tinh lọc phong cách. Giai đoạn hưng thịnh là thời kỳ đỉnh cao của phong cách. Đây là giai đoạn phong cách đã định hình về cấu tạo hình dáng và các chi tiết cấu tạo thuộc kết cấu hoặc trang trí. Đó là nghệ thuật chín muồi, chắc chắn trong hình dáng cà chín muồi trong hình dáng. Giai đoạn tàn là giai đoạn cuối trong đó nhiều vấn đề thuộc phong cách đã được giải quyết, thử thay đổi, thêm thắt những phần tử bất cấu trúc, chỉ còn tính trang trí. Ý nghĩa cơ bản của phong cách là đặt trưng nghệ thuật đặc sắc có tính đặc thù diễn tả tính cách của một con người, một dân tộc hay một thời đại chính là ảnh hưởng của nó tới công cuộc phát triển th ượng tầng kiến trúc tương lai. Phong cách cá nhân có thể tạo dấu ấn cho một tr ường phái, phong cách nhóm hay phong cách hãng. Trở thành văn hóa, phong cách mang tính quốc gia và vượt khỏi biên giới một nước thành phong cách quốc tế.Vấn đề phong cách luôn cần xem xét trên cơ sở văn hóa, cá nhân hay cộng đồng và của xã hội.
  11. Cổ đại Antique là phong cách trang trí nghệ thuật cổ xưa nhất đặc trưng bằng các hình tưởng tượng về người hoặc thú có tính cách điệu cao được thể hiện rõ nét nhất ở những công trình kiến trúc và điêu khắc hay đồ đạc cho đến ngày nay. Trong các hầm mộ người ta khai quật được khá nhiều cổ vật, đồ dùng, đồ trang sức của người xưa được gìn giữ khá tốt phản ánh phần nào trình độ thẩm mỹ và công nghệ chế tác đồ đạc thời đó, tuy nhiên những di vật đó chỉ phản ánh đời sống của vua chúa và tầng lớp thượng lưu. Phong cách cổ đại phương đông có ảnh hưởng rõ rệt lên phong cách phương tây là Cổ đại Ai Cập(Egypt), Lưỡng Hà(Mesopotamia). Cổ đại thuần phương đông là Ấn Độ, Trung Hoa và Nhật Bản. Phong cách phương Tây cổ đại nổi bật là Hi Lạp và La Mã cổ đại nguồn cảm hứng cho phong cách phục hưng về sau. Những thay đổi của phong cách ph ương Đông từ thời cổ đại tới ngày nay không rõ nét bằng phong cách phương Tây bởi tính truyền thống liên tục kéo dài của chế độ xã hội mang nét văn hóa riêng khá ổn định. Gothic(1135-1530) Gothic Pháp trở thành phong cách nghệ thuật đặc sắc mới đã có nguồn gốc từ phong cách Antic truyền thống miền núi Alpe, phong cách khái quát kiểu kiến trúc và phong cách hội họa mới, xuất hiện sau thời kì Cổ đại La Mã và trước thời kì Phục Hưng từ 1135- 1530, gồm ba giai đoạn sơ kì: Early Gothic 1135 - 1190 High Gothic 1190 - 1230 Late Gothic 1290 - 1530 Kiến trúc Gothic bắt nguồn ở Pháp từ thế kỉ XII và tồn tại ở Tây Âu đến giữa thế kỉ XVI, đặc trưng bằng các giáo đường lớn với kết cấu ngày càng thanh thoát và cao dần sử dụng các vòm nhọn, vòm khung, hệ thống cửa sổ trang trí kính màu phong phú. Nhà thờ Gothic khác với kiến trúc La Mã ở chổ theo một phương thức xây dựng ccác vòm chịu lực nhờ các đường gân. Nhờ cấu trúc gia cường, các tường không cần quá dầy, các vòm cong nhọn đã chống đỡ sức nặng bên ngoài thay cho cột và tường bên trong để đỡ sức nặng của mái vòm. Nhờ vậy có thể xây tường mỏng hơn và thay thế một phần tường bằng cửa sổ kính màu lớn để có nhiều ánh sáng.Thật ra đường
  12. công gãy đã có từ thời La Mã, nhưng thời Gothic nó mới được sử dụng nhiều hơn, nhất là trong các nhà thờ, đặc trưng của nghệ thuật phục vụ tôn giáo thời đó. Tranh kính màu ghép thường lấy các mootip từ Thánh kinh, trang trí các cửa sổ và ô trống lấy ánh sáng trời. Hình thức mới mẻ và trực rỡ nhờ kính màu, ánh sáng đủ màu tràn ngập giáo đường, tạo một không khí lễ hội lung linh huyền ảo. Phục hung(Renaissance). Phục hưng hay Rinascimento có nghĩa là Tái sinh (làm cho thịnh vượng giống như xưa) là giai đoạn lịch sử vào đầu thế kỷ XIV cho đến khoảng giữa thế kỷ XVI. Đây là giai đoạn thời kỳ chuyển tiếp từ Trung Cổ sang Cận đại. Thời kỳ phục h ưng đỉnh cao (High Renaissance)( Italia cuối thế kỷ XV đầu thế kỷ XVI) đặc trưng bằng sự nhấn mạnh tay nghề thủ công, minh họa các cụm tượng, các bích họa trên trần và tường, sắp xếp phối hợp với phong cách Cổ đại, chú ý đặc biệt đến tạo h ình và các nguyên tắt kết hợp, kế thừa các kiểu kiến trúc nghệ thuật Cổ đại, những gì Gothic chối bỏ. Phong cách mang tính hoành tráng là đặc trưng của thời kỳ Cổ đại và chính đó là chổ dựa cho phong cách Phục hưng đạt đến đỉnh cao hoàn mỹ về sau. Thời kỳ phục hưng với những thành tựu trong nhiều lĩnh vực trong đó có văn hóa nghệ thuật đã đặt dấu ấn to lớn trong lịch sử văn minh loài người và đặc biệt đóng góp cho Design những tiền đề cấu thành lịch sử Design đầu tiên. Đó là thuật ngữ Disegno
  13. và Designer đầu tiên là Leonardo de Vinci mà những phác thảo thiết kế của ông đã khiến ông được tôn vinh. Baroque Phong cách kiến trúc Baroque bắt nguồn từ Italia đầu thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XVIII, phát triển ở Châu Âu và Châu Mỹ, đặc trưng bằng việc sử dụng các hình thức kiến trúc và trang trí cổ điển, kết hợp các hiệu quả của các nghệ thuật tạo hình, hội họa trang trí. Từ nghệ thuật Baroque phát triển phong các nghệ thuật trang trí Rococo khởi đầu ở Pháp năm 1720, được phân biệt bằng các dạng thức uốn cong các dạng lá và dây leo, tạo một tổng thể tinh tế. Le Corbusier, kiến trúc sư và Designer tiêu biểu, đã tìm thấy phong các phong cách Gothic vẻ đẹp mê hồn của nghệ thuật tranh kính màu và mái vòm bí ẩn của kiến trúc nhà thờ Gothic để đưa chất liệu thủy tinh, kính gương lâu đời mà đầy tính hiện đại này vào các công trình kiến trúc thế kỉ XX. 1.6. Những mốc lịch sử Design. Theo các nhà sử học, trái đất hình thành cách đây khỏang 6 tỉ năm và con người đã tìm ra lửa được khỏang 1,4 triệu năm. Dấu vết đầu tiên về việc con người sử dụng lửa tìm thấy ở Kenya. Loài người vượn đã dùng đá đách ánh ra lửa nhưng dung lửa để chế tạo gốm như vật liệu nhân tạo đầu tiên thì chỉ mới cách đây khoảng hơn 8.000 năm. Đến khoảng 500.000 năm tr ước những vũ khí đầu tiên như chùy đá, búa, đao bằng đá đã được con người sử dụng. Có lẻ đó là những sản phẩm do con người chế tạo, được coi như những sản phẩm Design đầu tiên. Khoảng 100.000 năm trước con người hiện đại Homo Sapiens hình thành như loài người nguyên thủy sống thành xã hội mới được từ khoảng 40.000 năm trước CN cho đến khi tính đến nền văn minh đầu tiên 5.000 năm trước CN. 10.000 năm trước kiến trúc hình thành, Những ngôi làng cổ nhất được tìm thấy ở Trung Đông, Thổ Nhỹ Kì và Nam Mỹ. Trước đó con người còn sống trong hang động hay chòi lá. 6.500 trước CN đồ gốm được chế tạo ở Thổ Nhĩ Kì. Syri và Kurdistan. Đó là vật liệu nhân tạo đầu tiên con người tạo được. Đồ đồng cũng bắt đầu được sử dụng.
  14. 4.000 trước CN chữ viết ra đời, chấm dứt thời kỳ tiền sử 3.500 trước CN bánh xe được phát minh tại Irak 3.000 trước CN đồng thau(hợp kim đồng và thiếc) được làm ra ở Anh. Thời kỳ 5.000 trước CN xuất hiện những nền văn minh đầu tiên gọi là thời Cổ đại. Thời kỳ Cổ đại kéo dài tới khoảng 410-476 thì suy tàn. Đế chế La Mã sụp đổ. Thời Trung đại tiếp theo kéo dài tới 5 thế kỷ “ đêm dài Trung cổ” kéo dài đến tận thế kỷ XIV có các phong trào nổi bật như Byzantine, Romanesque và Gothic. Thời cận đại từ 1300- 1550 thuộc thời đại Phục hưng(Renaissance) vĩ nhân Leonardo de Vinci(1452- 1519)được coi là Designer đầu tiên bởi những phác thảo thiết kế đầy sáng tạo và tiên phong của ông. Từ 1600- 1800 thời của phong cách cổ điển Baroque và Rococo. Thời đại lý trí(1687- 1789) cách mạng tri thức. Thắng lợi của chủ nghĩa tư bản và những phát minh kỹ thuật quan trọng thời cận hiện đại như: thoi dệt(1733), máy kéo sợi Kenny(1767), máy hơi nước Jemes Watt(1784)máy kéo sợi mịn Samuel Crompton(1779), máy dệt Edmund Cartwright(1785)…đã giúp công nghiệp cất cánh, hình thành một nền văn minh mới “văn minh công nghiệp”. Cách mạng công nghiệp được coi như thành công trong giai đoạn 1800-1850 và tiếp tục thành tựu của khoa học kỹ thuật: tàu thủy hơi nước Robert Fulton(1806), đầu máy xe lửa George Stephenson(1814), xe đạp (1818), năng lượng điện(Ohm, Joule, Lenz, Maxwell), tia Xquang Rơnghen, thuyết lượng tử Planeck, thuyết tương đối Einstein, học thuyết di truyền Darwin,… Design công nghiệp Lấy cột mốc 1850 của giai đoạn kéo dài cho tới ngày nay bắt đầu từ thời kỳ có những Hội chợ, Triển lãm quốc tế và tiếp tục những thành tựu khoa học kỹ thuật, văn hóa, xã hội, tư tưởng. Hàng loạt sự kiện quan trọng, những dấu ấn phong cách trong lịch sử Design thời kì công nghiệp.Một số cột mốc quan trọng và những sự kiện có thể kể đến: Triển lãm thế giới đầu tiên tại London năm 1851.
  15. Ghế gỗ uốn của M. Thonet được trưng bày tại triển lãm Munich 1854, ghế tựa uốn số 14 năm 1859 của ông là thành công tuyệt đối của một sản phẩm Design khi được sản xuất ra với số lượng lớn hơn 100 triệu chiếc. Lần đầu tiên đồ gỗ được các tác giả đăng ký bản quyền. W. Morris lập hãng W. Morris.Co.., năm 1861 và mở tờ báo Kelmslott đấu tranh cho phong trào cách tân Mỹ thuật Mỹ nghệ. Phong cách trẻ 1890-1914 Jugendstil(Đức), Art Deco( Anh), Art Nouveau(Pháp, Bỉ), Sccession(Áo), Slito Liberty(Italia)…hình thành và phổ biến như một phong cách quốc tế. Hermann Muthesius sáng lập tổ chức Deutscher Verkbund năm 1907. Kiến trúc s ư Adolf Loos công bố Ornaments anh Crime(Hoa văn và tội ác) chống quan điểm trang trí của trường phái Nghệ thuật mới vào năm 1908, đánh dấu sự suy tàn của phong cách trẻ. Cách mạng tháng 10 Nga 1917 và nghệ thuật đi vào đời thường. Chủ nghĩa Cấu trúc Nga ra đời, song hành cùng De Stijl của Hà Lan. Sự hình thành mô hình Phân xưởng Kỹ - Mỹ Nghệ Vchutemas vào năm 1920 với những người tiên phong như: Tatlin, El Lissisky… Dưới ảnh hưởng của Cấu trúc Nga và phong trào De Stijl Hà Lan cũng như tôn chỉ Form Follows Function(Hình dáng theo công năng) của Sullivan Mỹ, tại Đức, trường Bauhaus được thành lập năm 1919 ở Weimar và đóng cửa năm 1933 sau hai lần di chuyển địa điểm đến Dessau và Berlin. Bauhau được coi là cái nôi của Chủ Nghĩa công năng hiện đại. Năm 1925 Marcel Breuer tại Bauhaus lần đầu giới thiệu kiểu ghế bằng ống thép mang phong cách hiện đại Wassily. Năm 1929, Viện Bảo tang Nghệ thuật hiện đại thành lập tại New York Ludwig Mies van der Rohe thiết kế ghế bành Barcelona. Năm 1940 tại Bảo tang Nghệ thuật hiện đại tổ chức cuộc thi thiết kế “ đồ gỗ hữu cơ”(Organic Furniture) Charles Eames và Eero Saarinen đoạt giải. 1940-1942 R. Loewy thiết kế bao bì thuốc lá Lucky Strike
  16. Năm 1953, Jacques Vienot tổ chức tại Paris đại hội quốc tế đầu tiên về Design. Cùng lúc đó Đức thành lập trường Đại học tạo dáng công nghiệp Ulm, khai giảng khóa đầu 1955 và trường đóng cửa năm 1968. Năm 1981 Scottsass thành lập phong trào Memphis từ Studio Alchimia với sứ mạng “ anti – design, no design” đánh dấu sự ra đời chủ nghĩa Hậu hiện đại. Chủ nghĩa công năng hiện đại phù hợp với phương thức sản xuất công nghiệp hàng loạt vẫn khẳng định chủ chốt trong nền Design thế giới, đặc biệt tại các n ước đang phát triển Design công nghiệp hóa. Đa hướng trong Dessign hiện đại thể hiện ở dấu ấn đặc trưng phong cách như: hình dáng, chất liệu, màu sắc, đa công năng cung như các hình thức biểu hiện của Design tương thích phương thức chế tạo tiên tiến như thu nhỏ vật thể, high-tech, multimedia…Thập niên 90 thế kỉ XX là những năm ra đời và hình thành khái niệm Design phi vật thể.
  17. CHƯƠNG II DESIGN CÔNG NGHIỆP 2.1. Cách mạng công nghiệp Cách mạng công nghiệp(1830-1880) Máy hơi nước Nhà khoa học người Anh James Watt đã sáng chế ra máy hơi nước vào năm 1765 cũng từ đó diễn ra cuộc cách mạng công nghiệp, một cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên ở Anh quốc vào thế kỉ XIX làm thay đổi cục diện nước Anh. Nhờ có máy hơi nước đã sản sinh ra nguồn năng lượng nhân tạo, có thể sử dụng khai thác than, sản xuất sắt và thép tạo đà thúc đẩy sự phát triển của nền công nghiệp cơ khí. Đó chính là tiền đề cho sản xuất công nghiệp hang loạt, phát triển một nền giao thông vận tải và sự bùng nổ đô thị hóa.
  18. Động cơ hơi nước chạy bằng thủy lực năm 1840 mang hình dáng của một ngôi đền cổ. Ngay trong giai đoạn tiền công nghiệp cái vỏ của máy mới hiện đại đều nhái theo những hình dáng lịch sử, những cụ kỹ thuật lúc đó được hình tượng hóa như các phẩm tác mỹ thuật. 2.2. Lịch sử lúc khởi đầu. Design là sản phẩm của quá trình công nghiệp hóa, sự hình thành Design hiện đại không tách rời những yếu tố của thời tiền công nghiệp. Giai đoạn quá độ chuyển từ sản xuất thủ công lên cơ khí là giai đoạn tách giữa lao động cơ bắp và lao động cơ khí – công việc đó được phân biệt bằng bản vẽ. Để đáp ứng cho sản xuất công nghiệp đã có rất nhiều bản vẽ thiết kế - môn Vẽ kỹ thuật đã được chuyên môn hóa và trở thành bộ môn hang đầu trong sản xuất công nghiệp. Giữa thế kỷ XIX ở Đức hình thành các bảo tàng, các sưu tập, các trường nghề thủ công mỹ nghệ bên cạnh các viện Hàn Lâm nghệ thuật cổ điển. Song nơi đi tiên phong trong quá trình công nghiệp hóa và phát triển sớm nhất trong lĩnh vực này phải kể đến nước Anh, bởi từ cuối thế kỷ XVIII nền công nghiệp đã bắt đầu có ở đó. Ở nước Anh đã xuất hiện các lò gốm sứ lớn và các xưởng sản xuất đồ gỗ lớn nổi tiếng Châu Âu từ năm 1759 như Wedgwood Pottery không chỉ phục vụ riêng cho giới quý tộc mà còn sản xuất hang loạt- như các đồ dùng bát đĩa bằng sành, sứ, gốm với hình dáng mới ở nhiệt độ cao, tiện dụng, nhẹ nhàng, giá thành hạ.
  19. Những yêu cầu quan trọng nhất của Design hiện đại như công năng, sự thuần khiết và chuẩn xác – hình thành lúc khởi đầu bởi kỹ thuật sản xuất do t ư bản sinh ra – nhưng đồng thời con người làm việc lúc đó cũng còn nặng về tín ngưỡng, ít ai có được sự kích thích nhờ vào trình độ kỹ thuật. Nếp sống phường hội, nếp sống tiểu thị dân, cộng đồng Shaker. - Nếp sống phường hội, tiểu thị dân. Nếp sống phường hội và trưởng giả là một giai đoạn lịch sử trong thời gian từ năm 1814 và cuộc cách mạng tư sản Pháp 1848. Đây là một thời kỳ bình yên, sự trật tự trong tổ chức và nếp sống văn hóa. Giai đoạn này đã đi vào nghệ thuật tạo hình đầy thú vị nếu ta xem qua các tác phẩm của Spitzweg hoặc Richter
  20. Cộng đồng tôn giáo người là Shaker do một nữ công dân người Anh ở Manchester là Ann Lee và một số cộng sự của bà tổ chức. Họ thực hiện một lối sống dựa tr ên những nguyên tắc và giá trị của cộng đồng, của sự bình đẳng giữa nam và nữ, họ coi đồ vật là sở hữu tập thể. Tên của cộng đồng Shaker(Shaking Quakers) lấy tên từ một phong tục- tên của một vũ hội tôn giáo. Sứ mạng sống của họ là ổn định, giản dị trong cuộc sống. Tín ngưỡng của họ được nhấn mạnh thông qua các điều luật nghiêm ngặt trong nếp sống sinh hoạt. Đó là sự đơn giản, sự thuần khiết trong bài trí nhà ở, cũng như cái đẹp hoàn mỹ, quần áo và ật dụng hang ngày. Đặc điểm của người Shaker là tự tạo ra tất cả mọi vật dụng phục vụ cho cuộc sống của họ với mọi chất l ượng hoàn chỉnh nhất về công năng và thẩm mỹ. Người Shaker đã chế tạo và cải tiến khá nhiều sản phẩm như cưa đĩa, mắc áo(kẹp áo), cối ép phomats, máy nghiền đồ, máy đan lát, máy đập lúa, bàn cân với quả cân chạy theo trục ngang. Nhiều sản phẩm của người Shaker được trưng bày trong bảo tàng nghệ thuật hiện đại New York. Người Shaker có thái độ cởi mở, họ tiếp nhận bất kỳ một sự đổi mới nào về kỹ thuật. Họ sản xuất ra bàn ghế vải vóc và đồ dùng để bản, sản phẩm của họ ảnh hưởng rộng lớn ở Mỹ trong suốt thế kỷ XIX. Chất lượng mặt hang đồ gỗ của họ đ ược ưa chuộng dựa vào kỹ năng tinh xảo của đôi bàn tay kết hợp với sự hợp lý về công năng, vẻ đẹp tinh tế và đặc biệt là độ bền chắc. Song dựa vào những tư tưởng thẩm mỹ và quan niệm “tinh giản” trong đồ dùng, đặc biệt là đồ gôc của người Shaker lại trỗi dậy trong những năm gần đây một phong cách ở nhiều nơi trên thị trường quốc tế. Hai hảng đồ gỗ lớn Habit(Đức) và De Padova(Italia). Đã mua bản quyền để sản xuất các mẫu trên. Châm ngôn của người Shaker : Nhịp điệu là cái đẹp, vẻ đẹp đó là cái hợp lý, trật
nguon tai.lieu . vn