Xem mẫu

Phấn thứ ba VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG NGÀNH XÂY DỤNG Chương 12 VỆ SINH LAO ĐỘNG VÀ BỆNH NGHỂ NGHIỆP 12.1. VỆ SINH LAO ĐỘNG 12.1.1. Các khái niệm cơ bản về VSLĐ a) Khải niệm VSLĐ là môn khoa học nghiên cứu ảnh hưởng của những yếu tố có hại trong sản xuất đối với sức khoẻ NLĐ, tìm các biện pháp cải thiện ĐKLĐ, phòng ngừa các BNN, nâng cao khả năng lao động cho NLĐ. Trong sản xuất NLĐ có thể phải tiếp xúc với những yếu tố có ảnh hường không tốt đến sức khỏe, các yếu tố này gọi là tác hại nghề nghiệp. Ví dụ: Nghề rèn, yếu tố tác hại là nhiệt độ cao; khai thác đá, sản xuất xi mãng, yếu tố tác hại chính là tiếng ồn và bụi. Tác hại nghề nghiệp ảnh hưởng đến sức khỏe NLĐ ở nhiều mức độ khác nhau như gây ra mệt mỏi, suy nhược, giảm khảnăng lao động, làm tăng bệnh thông thường, thậm chí còn có ihể gây ra BNN. b) Nội dung của khoa học VSLĐ bao gồm: - Nghiên cứu đặc điểm vệ sinh của các quá trình sản xuất; - Nghiên cứu các biến đổi sinh lý, sinh hóa của cơ thể, trong quá trình sản xuất; - Nghiên cứu việc tổ chức lao động và nghỉ ngơi hợp lý; - Quy định các tiêu chuẩn vệ sinh, chế độ vệ sinh xí nghiệp, chế độ BHLĐ; - Tổ chức khám tuyển và bố trí NLĐ trong sản xuất; - Quản lý theo dõi tình hình sức khỏe công nhân, khám sức khỏe định kỳ, phát hiện sớm BNN; - Giám định khả năng lao động của NLĐ bị TNLĐ, mắc BNN và các bệnh mãn tính khác; - Đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các biện pháp vệ sinh AT trong sản xuất. c) Phân loại các tác hại nghê nghiệp • Tác hại liên quan đến quá trình sản xuất: - Yếu tố vật lý và hóa học: Điều kiện vi khí hậu trong sản xuất không phù hợp như: Nhiệt độ, độ ẩm cao hoặc thấp, thông thoáng khí kém, cường độ bức 231 xạ nhiệt quá mạnh, các chất phóng xạ và tia phóng xạ. Tiếng ón và rung động trong sản xuất, áp suất cao hoặc thấp, bụi và các chất độc hại trong sản xuất; - Yếu tố sinh vật: Vi khuẩn, siêu vi khuẩn gây bệnh, nấm mốc và ký sinh trùng gây bệnh. • Tác hại liên quan đến tổ chức lao động: - Thời gian làm việc liên tục quá dài, làm việc thông ca; - Cường độ lao động quá cao không phù hợp với tình trạng sức khỏe công nhân; - Chế độ làm việc và nghỉ ngơi bố trí không hợp lý; - Làm việc với tư thế gò bó; - Sự hoạt động quá khẩn trương, căng thẳng quá độ của các giác quan và hệ thống thần kinh, thính giác, thị giác... • Tác hại liên quan đến điều kiện vệ sinh và AT: - Thiếu hoặc thừa ánh sáng, ánh sáng không hợp lý; - Làm việc ở ngoài trời có thời tiết xấu, nóng về mùa hè, lạnh về mùa đông; - Nơi làm việc chật chội, thiếu ngăn nắp; - Thiếu trang thiết bị thông gió, chống bụi, chống nóng, phòng chống hơi khí độc; - Thiếu trang bị phòng hộ, trang thiết bị phòng hộ không tốt, không đúng tiêu chuẩn; - Việc thực hiện quy tắc vệ sinh và ATLĐ thiếu sự nghiêm minh. Như vậy: VSLĐ bao gồm: các yếu tố vi khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió, bức xạ), các yếu tố vật lý (ánh sáng, tiếng ồn, rung, phóng xạ, điện từ trường...), bụi và các yếu tố hoá học, các yếu tố tâm sịnh lý lao động, các vi sinh gây bệnh và các yếu tố khác trong phạm vi đất đai đơn vị sử dụng. 12.1.2. Các tiêu chuẩn vệ sinh trong xây dựng Khi quy hoạch xây dựng hoặc cải tạo cơ quan, nhà máy, xí nghiệp, trường học, nhà trẻ, mẫu giáo, bệnh viện, bệnh xá, nhà điều dưỡng, viện nghiên cứu, khách sạn, sân vận động, nhà nghỉ mát, nhà hát, rạp chiếu bóng, cửa hàng bách hoá, cửa hàng ãn uống, giải khát và các công trình dân dụng, công nghiệp khác phải đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh. Khi quy hoạch xây dựng hoặc cải tạo các công trình nêu trên phải đưa vào thiết kế các tiêu chuẩn vệ sinh sau đây: - Nhà phải thoáng khí, cao ráo, sáng sủa; Thông gió; Có hệ thống chống nóng; - Có đủ các phương tiện vệ sinh, nhà tắm, hố xí, hố tiểu, hệ thống dẫn nước sinh hoạt và hệ thống dẫn nước bẩn vào cống ngầm của thành phố; Thể thao, giải trí; - Đạt yêu cầu cho phép về bụi, hơi, khí độc, phóng xạ, điện từ trường, ẩm, độ ổn, rung và các yếu tố có hại khác; Các yếu tô` này phải được định kì kiểm tra, đo lường; 232 - Có hệ thống ánh sáng tự nhiên và nhân tạo; - Có diện tích trồng cây xanh hợp lý; - Có hệ thống xử lý rác thải. 12.1.3. Các thủ tục cần thiết về VSLĐ khi tiến hành xảy dựng hoặc cải tạo công trình Tất cả các công trình của Nhà nước, tập thể, tư nhân khi tiến hành xây dựng hoặc cải tạo đều phải làm các thủ tục sau đây: - Phải làm đơn xin phép cơ quan có thẩm quyền và cơ quan y tế địa phương kèm theo bản thiết kế xây dựng trong đó có thiết kế các công trình vệ sinh; - Khi được phép xây dựng hoặc cải tạo, các đơn vị xin phép phải làm đúng các điều khoản đã quy định trong giấy tờ cho phép và theo đúng thiết kế đã được xét duyệt; - Các công trình xây dựng hoặc cải tạo xong phải được hội đồng thiết kế, cơ quan nghiệm thu công trình có đại diện của cơ quan y tế kiểm tra mới được đưa vào sử dụng. 12.2.BỆNH NGHỂ NGHIỆP 12.2.1. Khái niệm chung về BNN BNN là một hiện trạng bệnh lý mang tính chất đặc trưng nghề nghiệp hoặc liên quan đến nghề nghiệp mà nguyên nhân sinh bệnh do tác hại thường xuyên và kéo dài của ĐKLĐ xấu. Cũng có thể nói rằng đó là sự suy yếu dần sức khoẻ, gây nên bệnh tật cho NLĐ do tác động của các yếu tố có hại phát sinh trong sản xuất lên cơ thể NLĐ. Từ khi có lao động, con người cũng bắt đầu phải chịu ảnh hưởng của tác hại nghề nghiệp và do đó bị BNN. Các nhà khoa học đều cho rằng người công nhân bị BNN cần được hưởng chế độ đền bù về vật chất để có thể bù đắp phần nào về sự thiệt hại của họ, giúp họ khôi phục sức khoẻ hoặc bảo đảm cho họ có được phần thu nhặp mà do bị BNN, mất đi phần sức lao động nên họ đã bị mất đi phần thu nhập đó. Bởi vậy chế độ đền bù hoặc bảo hiểm BNN đã ra đời. 12.2.2. Tác hại nghề nghiệp trong xây dựng Trong quá trình lao động sản xuất trên các công trường cũng như trong các xí nghiệp xây dựng có nhiều yếu tô` gây tác hại lên cơ thể con NLĐ trong thời gian ngắn hoặc dài, gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ và năng suất lao động trong quá trình sản xuất. Hiện tượng NLĐ mệt mỏi, nhức đầu, chóng rọặt, ù tai, hoa mắt hoặc ở mức độ nặng hơn là cảm nhiệt, kinh giật, ngất là do điều kiện vi khí hậu không tốt ảnh hường đến sức khoé con người như đã nêu trên. Khi nhiệt độ quá thấp, gió mạnh gây rét run. tê liệt hệ thần kinh, bắp thịt, xương sống v.v... 233 Khoa học vệ sinh lao động nghiên cứu tác dụng sinh học của các yếu tô` trên cơ thể con người để đưa ra các biện pháp đề phòng, làm giảm hoặc loại trừ tác hại của chúng. Tất cả các yếu tô` gây tác dụng có hại lẽn con người riêng lẻ hay kết hợp trong điều kiện sản xuất gọi là tác hại nghề nghiệp. Các biện pháp đề phòng tác hại nghề nghiệp nhằm bảo vệ sức khỏe cho NLĐ. Tùy tình hình cụ thể ta có thể áp dụng các biện pháp đề phòng sau: - Biện pháp kỹ thuật công nghệ: Nhằm cải tiến kỹ thuật, đổi mới công nghệ như cơ giới hóa, tự động hóa, dùng những chất không độc hoặc ít độc thay dần cho những hợp chất có tính độc cao; - Biện pháp kỹ thuật vệ sinh: Cải tiến hệ thống thông gió, hệ thống chiếu sáng... lựa chọn đúng đắn và bảo đảm các yếu tố vi khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm và vận tốc lưu chuyển không khí) tiện nghi khi thiết kế nhà xưởng; - Biện pháp phòng hộ cá nhân: Đây là một biện pháp bổ trợ nhưng trong nhiều trường hợp, khi biện pháp cải tiến quá trình công nghệ, biện pháp kỹ thuật vệ sinh thực hiện chưa được thì nó đóng vai trò chù yếu trong việc bảo đảm AT cho công nhân trong sản xuất và phòng BNN; - Biện pháp tổ chức lao động khoa học: Thực hiện nhân cổng lao động hợp lý theo đặc điểm sinh lý của công nhân tìm ra những biện pháp cải tiến để lao động bớt nặng nhọc, tiêu hao năng lượng ít hơn, làm cho lao động thích nghi được với con người và con người thích nghi với công cụ sản xuất mới, vừa tạo ra năng suất lao động cao, vừa AT cho NLĐ; - Biện pháp ỵ tế bảo vệ sức khỏe: Bao gồm việc kiểm tra sức khỏe công nhân, khám tuyển để chọn người, khám định kỳ cho công nhân tiếp xúc với các yếu tố độc hại nhằm phát hiện sớm, BNN và những bệnh mãn tính để kịp thời có biện pháp giải quyết. Theo dõi sức khỏe NLĐ một cách liên tục mới quản lý, bảo vệ được sức lao động, kéo dài tuổi đời và tuổi nghề cho NLĐ. Ngoài ra còn tiến hành giám định khả năng lao động, hướng dẫn luyện tập phục hồi lại khả năng lao động cho những người mắc TNLĐ, BNN và các bệnh mãn tính khác đã được điều trị, thường xuyên kiểm tra vệ sinh ATLĐ trong sản xuất, trong sinh hoạt. 12.2.3. Nguyên nhân gáy ra BNN trong ngành xảy dựng Nguyên nhàn gây ra BNN có nhiều, tuỳ cách quan niệm mà người ta phân ra nhiều nhóm. Dưới đây giới thiệu hai nhóm nguyên nhân gây ra BNN: a) BNN phát sinh do nguyên nhản khách quan - Do các yếu tố vi khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm và tốc độ lưu chuyển khổng khí) tại vị trí làm việc của NLĐ; - Do các chất độc và nhiệt độ cao tác động lên NLĐ; - Do tiếng ồn và rung động là những yếu tố nguy hiểm nhất trong sản xuất gây ra BNN; 234 - Do chế độ lao động riêng đối với một số công việc nặng nhọc tiến hành trong các điểu kiện vật lý không bình thường, trong môi trường độc hại...; - Do chiếu sáng tự nhiên và nhân tạo ở chỗ làm việc không đủ; - Do sử dụng các chất phóng xạ. b)BNN phát sinh do nguyên nhán chủ quan Nhóm nguyên nhân này do chính NLĐ do thiếu ý thức trong quá trinh sử dụng các phương tiện bảo vệ cá nhân cho các cơ quan thị giác, hô hấp, bề mặt da... như nhà kính, mặt nạ, bình khí, găng tay, ống chống khí, quần áo BHLĐ... 12.2.4. Phân loại BNN trong ngành xây dựng Kết quả tác dụng gây suy giảm sức khoẻ và có thể gây ra các bệnh, gọi là BNN. Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) đã lập danh mục các BNN thể hiện trong công ước Quốc tế. Việt Nam cũng đã đề ra danh mục các BNN thể hiện trong Thông tư liên Bộ số 08/Thông tư SỐ-LB ngày 19-5-1976 của Bộ Y tế - Bộ Thương binh và Xã hội và Tổng công đoàn Việt Nam; Thông tư liên Bộ số 29/TT-LB ngày 25-12-1991 của Bộ Y tế - Bộ Thương binh và Xã hội và Tổng công đoàn Việt Nam; Quyết định số 167/BYT-QĐ ngày 04-02-1997 của Bộ trưởng Bộ Y tế. Trong ngành xây dựng các tác hại nghề nghiệp tác dụng lên cơ thể người công nhân xây dựng khi lao động được phân ra nhiều loại. Trong sự phân loại này các tác hại nghề nghiệp trong ngành xây dựng theo đặc tính tác dụng lên con người được chia thành 10 nhóm. Mỗi nhóm gồm nhiều yếu tô` tác hại do kết quả tác dụng nhất thời hoặc thường xuyên của các nhóm trên gây ra các BNN tương ứng. Các nhóm tác hại nghề nghiệp và BNN tương ứng gồm: a) Điều kiện vi khí hậu không tiện nghi: quá nóng, quá lạnh, các yếu tố gây cảm của các công việc rèn; làm việc trong các buồng lái cần trục, máy đào; làm công tác xây dựng ngoài trời về mùa hè, những ngày quá lạnh về mùa đông. Thường gây ra các bệnh: say nóng, say nắng, cảm lạnh, ngất. b) Sự chênh lệch về áp suất, cao hoặc thấp hơn áp suất khí quyển của các công việc xây dựng trên miền núi cao, làm việc dưới sâu, trong giếng chìm, lặn dưới nước sâu. Thường gàv ra các bệnh: sung huyết, bệnh két sông. c) Tiếng ổn sản xuất thường xuyên vượt quá mức giới hạn 75 dB, những âm thanh quá mạnh khi làm việc với các dụng cụ nén khí; gia công gỗ ờ `các công xường; đóng cọc và cừ bằng búa hơi và phương pháp chấn động; nổ mìn; làm việc gần các máv rung mạnh. Thường gây ra các bệnh: giảm độ thính, điếc. d) Rung động tác động thường xuyên với các thông số có hại đôi với cơ thể con người khi đầm bê tông; các dụng cụ nén khí, rung động điện... Thường gây ra các bệnh: đau xương, thấp khớp, bệnh rung động và những biến đổi bệnh lý không hồi phục. 235 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn