Xem mẫu

CHƯƠNG III: TỔ CHỨC QUẢN LÝ VĂN PHÒNG LUẬT SƯ VÀ CÔNG TY LUẬT 1. CƠ SỞ CỦA HOẠT ĐỘNG LUẬT SƯ Hành nghề luật sư tạo thành hoạt động luật sư trong xã hội. Hoạt động luật sư là một hoạt động xã hội phong phú, thiết thực, mang tính chính trị - xã hội, góp phần bảo vệ pháp luật, thực hiện pháp chế. Hoạt động luật sư liên quan trực tiếp và có tác động đến hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng nói riêng, hoạt động luật sư có tác động đến hoạt động của các cơ quan quản lý Nhà nước nói chung. Ở Việt Nam cũng như tất cả các nước có tổ chức luật sư trên thế giới, hoạt động luật sư có cơ sở vững chắc là quyền biện hộ (quyền bào chữa) trước Tòa án theo pháp luật quốc tế về quyền con người (Tuyên ngôn thế giới về quyền con người năm 1948, Công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị ngày 16/12/1966), theo pháp luật quốc gia về quyền cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật có liên quan. Điều 11 khoản 1 Tuyên ngôn thế giới về quyền con người quy định: “Mỗi bị cáo dù đã bị buộc tội có quyền được coi là vô tội cho đến khi được chứng minh là phạm tội theo pháp luật tại một phiên tòa xét xử công khai với mọi đảm bảo biện hộ cần thiết”. Điều 14 Khoản 3 mục d quy định: “Trong quá trình xét xử về một tội hình sự, mỗi người đều có quyền đòi hỏi một cách hoàn toàn bình đẳng những bảo đảm tối thiểu sau đây: a. ………… d. Được có mặt trong khi xét xử và được tự bào chữa hoặc nhờ sự giúp đỡ về pháp lý do mình chọn, nếu chưa có sự giúp đỡ về mặt pháp lý thì phải được thông báo về quyền này; trong trường hợp do lợi ích của công lý đòi hỏi, phải bố trí cho người đó một sự giúp đỡ về pháp lý mà người có không phải trả tiền nếu không có đủ điều kiện trả”. Điều 133 Hiến pháp 1992 của Việt Nam quy định: 42 “Tòa án nhân dân xét xử công khai, trừ trường hợp do luật định. Quyền bào chữa của bị cáo được bảo đảm. Tổ chức luật sư được thành lập để giúp bị cáo và các đương sự khác về mặt pháp lý”. Điều … Luật luật sư 2006 quy định: “1. Luật sư là người có đủ điều kiện hành nghề theo quy định của luật này và tham gia hoạt động tố tụng, thực hiện tư vấn pháp luật, các dịch vụ pháp lý khác theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ theo quy định của pháp luật. 2. Bằng hoạt động của mình, luật sư góp phần bảo vệ công lý, công bằng xã hội và pháp chế xã hội chủ nghĩa”. 2. CÁC LOẠI HÌNH TỔ CHỨC HÀNH NGHỀ LUẬT SƯ Theo Pháp lệnh tổ chức luật sư năm 1987, Đoàn luật sư được thành lập ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là tổ chức nghề nghiệp của các luật sư. Đoàn luật sư thông qua Ban chủ nhiệm tổ chức các hoạt động luật sư. Đoàn luật sư tiến hành hoạt động nghề nghiệp kể từ ngày đăng ký tại UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Vì vậy, loại hình tổ chức hành nghề luật sư là Đoàn luật sư, luật sư hoạt động hành nghề luật sư tại chính Đoàn luật sư nơi mình là thành viên. Văn phòng của Đoàn luật sư là nơi giao dịch để tiến hành hoạt động luật sư. Ngoài ra, Đoàn luật sư có thể lập chi nhánh, vì vậy, hoạt động luật sư còn tiến hành tại các chi nhánh Đoàn luật sư. Thực tế cho thấy, tại thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và một số tỉnh, trước khi có Pháp lệnh luật sư, nhiều Đoàn luật sư đã có các chi nhánh Đoàn luật sư (gọi là Văn phòng luật sư) để tiến hành hoạt động luật sư. Theo Pháp lệnh luật sư 2001, hình thức tổ chức hành nghề luật sư là: - Văn phòng luật sư; - Công ty hợp danh. Ngoài ra, Văn phòng luật sư và Công ty hợp danh được thành lập chi nhánh Văn phòng luật sư, Chi nhánh Công ty luật hợp danh, được đặt cơ sở hành nghề ở nước ngoài. 43 Vì vậy, hình thức tổ chức hành nghề luật sư gồm có: (1). Văn phòng luật sư; (2). Công ty luật hợp danh; (3). Chi nhánh Văn phòng luật sư; (4). Chi nhánh công ty luật hợp danh; (5). Cơ sở hành nghề ở nước ngoài. Theo Luật luật sư 2006: Hình thức tổ chức hành nghề luật sư 1. Tổ chức hành nghề luật sư bao gồm: a) Văn phòng luật sư; b) Công ty luật. 3. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA VĂN PHÒNG LUẬT SƯ, CÔNG TY LUẬT 3.1. Biên chế - Luật sư có vốn hoặc có góp vốn; - Luật sư làm việc theo hợp đồng; - Luật sư tập sự; - Người tập sự; - Nhân viên văn phòng. 3.1.1. Luật sư có vốn hoặc góp vốn - Luật sư có vốn: Là luật sư thành lập loại hình Văn phòng luật sư chỉ do một luật sư thành lập - Luật sư có góp vốn: Là luật sư góp vốn cùng luật sư khác đển thành lập Văn phòng luật sư (loại hình Văn phòng luật sư do hai hoặc nhiều luật sư cùng góp vốn thành lập) để thành lập Công ty luật hợp danh với số thành viên sáng lập tối thiểu là 2. 3.1.2. Luật sư làm việc theo hợp đồng Là luật sư cộng tác với Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh bằng hợp đồng hợp tác thỏa thuận cụ thể giữa hai bên (Luật sư và Văn phòng luật sư, 44 Công ty luật hợp danh) về phạm vi hợp tác, phương thức hợp tác, thời gian hợp tác, quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi bên. 3.1.3. Luật sư tập sự Là người có đủ điều kiện và đã được gia nhập Đoàn luật sư của một địa phương nơi có Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh đến tập sự luật sư. Sau khi gia nhập Đoàn luật sư, người tập sự luật sư đã được Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư giới thiệu với tổ chức hành nghề luật sư (Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh) và đã được tổ chức hành nghề luật sư đó hướng dẫn. 3.1.4. Người tập sự Người tập sự là người không có tư cách luật sư tập sự nhưng được Văn phòng luật sư hoặc Công ty luật hợp danh nhận cho tập sự (thực tập) công việc của tổ chức hành nghề luật sư trong phạm vi hoạt động theo đúng quy định của pháp luật. Thông thường, người tập sự thực hiện các công việc thuộc phạm vi đại diện theo ủy quyền của cá nhân, tổ chức, thực hiện các dịch vụ pháp lý như thảo đơn, làm các thủ tục mua bán nhà, đăng ký khách hàng… Có một số Văn phòng luật sư và Công ty luật hợp danh, người tập sự thường là người phụ trách các công việc của nhân viên Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh. 3.1.5. Nhân viên văn phòng Nhân viên văn phòng là những người phụ trách việc hành chính văn thư của Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh. Thông thường, các nhân viên này là người thu ngân, thủ quỹ, kế toán. Ngoài ra, đối với một số Văn phòng luật sư và Công ty luật hợp danh có quy mô lớn, có nhiều chi nhánh, nhân viên văn phòng còn bao gồm: Người phụ trách tư liệu, người phiên dịch, trợ lý giám đốc Công ty luật hợp danh, trợ lý trưởng Văn phòng luật sư. Tuy nhiên, trong thực tế có những Văn phòng luật sư không có nhân viên văn phòng. Tất cả công việc hành chính đều do luật sư, luật sư tập sự, người tập sự phân công phụ trách. 3.2. Điều kiện vật chất Do yêu cầu đặc điểm của hoạt động luật sư, địa điểm của Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh cần được quan tâm tới các yếu tố và điều kiện sau: 45 - Phải ở nơi thuận tiện đi lại (thực tế cho thấy đường giao thông một chiều cũng có tác động đến lượng khách của Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh). - Phải đảm bảo một cách tương đối yêu cầu của khách hàng là cần được kín đáo, được giữ bí mật. Vì thường thường khách hàng của luật sư không muốn người khác nhìn thấy họ vào Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh. Vì vào các nơi này là không có chuyện bị người khác kiện thì cũng có chuyện đi kiện người khác, đôi khi là chuyện bất hòa trong gia đình, giữa vợ chồng. - Phải đảm bảo môi trường xung quanh tương đối nghiêm túc, không phức tạp, huyên náo như ở chợ, bến xe, bến tàu. 3.2.1. Trang thiết bị Trang thiết bị là “ngoại hình” của Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh vì có một số văn phòng nhìn vào trang thiết bị của Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh để đánh giá, nhận xét về quy mô, tầm cỡ của Văn phòng luật sư, của Công ty luật hợp danh để đánh giá, nhận xét về quy mô, tầm cỡ của Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh và từ đó có lòng tin cao hay thấp đối với chất lượng, phạm vi hoạt động của Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh. Văn phòng luật sư và Công ty luật hợp danh cần chú ý đến bảng hiệu, logo… để tăng cường khả năng tự giới thiệu. Tuy nhiên, trong quảng cáo, Văn phòng luật sư và Công ty luật hợp danh cần lưu ý: Hoạt động luật sư không đơn thuần kinh doanh, truyền thống cao quý của nghề luật sư mang đậm tính chất “hữu xạ tự nhiên hương”. Vì vậy, Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh không thể quảng cáo như các đơn vị kinh doanh ngành nghề khác. Do đó, ngay cả bảng hiệu của Văn phòng luật sư, của Công ty luật hợp danh cũng cấn lưu ý đến hình thức lịch sự, trang nhã , không nên cầu kỳ. 3.2.2. Thông tin nội bộ Trong mỗi Văn phòng luật sư và trong mỗi Công ty luật hợp danh đều có thông tin nội bộ thể hiện qua các hình thức: 46 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn