Xem mẫu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH TRUNG TÂM ĐÀO TẠO TỪ XA Chủ biên Bùi Thị Phương Quỳnh GIÁO TRÌNH HÀNH NGHỀ LUẬT SƯ (Giáo trình đào tạo từ xa) Vinh - 2011 1 MỤC LỤC CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGHỀ LUẬT SƯ.......... 4 1..LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHẾ ĐỊNH LUẬT SƯ BÀO CHỮA.............................................................................4 2. QUI TẮC ỨNG XỬ VÀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA LUẬT SƯ ..............................................................................................................7 3. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VAI TRÒ TRANH TỤNG CỦA LUẬT SƯ TẠI VIỆT NAM......................................................................8 4. CÁC QUI ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ LUẬT SƯ VÀ HOẠT ĐỘNG TRANH TỤNG CỦA LUẬT SƯ. ..............................................10 CHƯƠNG II: VAI TRÒ CỦA LUẬT SƯ TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ 19 1. LUẬT SƯ VỚI TƯ CÁCH LÀ NGƯỜI BÀO CHỮA TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ.........................................................................................19 2. LỰA CHỌN VÀ THAY ĐỔI LUẬT SƯ............................................21 3 . NHỮNG TRƯỜNG HỢP LUẬT SƯ KHÔNG ĐƯỢC THAM GIA TỐ TỤNG VỚI TƯ CÁCH LÀ NGƯỜI BÀO CHỮA....................................22 4. VAI TRÒ CỦA LUẬT SƯ TRONG CÁC GIAI ĐOẠN KHÁC NHAU CỦA TỐ TỤNG HÌNH SỰ.........................................................................23 5. QUYỀN TỐ TỤNG CỦA LUẬT SƯ KHI BÀO CHỮA CHO BỊ CAN, BỊ CÁO........................................................................................................32 CHƯƠNG III: TỔ CHỨC QUẢN LÝ VĂN PHÒNG LUẬT SƯ VÀ CÔNG TY LUẬT..................................................................... 42 1. CƠ SỞ CỦA HOẠT ĐỘNG LUẬT SƯ.................................................42 2. CÁC LOẠI HÌNH TỔ CHỨC HÀNH NGHỀ LUẬT SƯ ....................43 3. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA VĂN PHÒNG LUẬT SƯ, CÔNG TY LUẬT .....................................................................................................................44 3.1. Biên chế.............................................................................................44 3.2. Điều kiện vật chất.............................................................................45 3.3. Bộ máy..............................................................................................47 4. HOẠT ĐỘNG CỦA VĂN PHÒNG LUẬT SƯ, CÔNG TY LUẬT HỢP DANH......................................................................... 48 4.1. Đào tạo nguồn nhân lực...................................................................48 4.2. Lĩnh vực hoạt động ..........................................................................49 5. QUẢN LÝ VĂN PHÒNG LUẬT SƯ, CÔNG TY LUẬT HỢP DANH.............................................................................................. 51 5.1. Lĩnh vực quản lý...............................................................................51 5.2. Quyền quản lý và trách nhiệm ........................................................52 5.3. Quản lý phát triển............................................................................52 5.4. Nguyên tắc quản lý Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh....53 D. NỘI DUNG TỰ HỌC ................................................................ 54 2 E. CÂU HỎI ÔN TẬP, CÂU HỎI THẢO LUẬN: ....................... 54 CHƯƠNG IV: KỸ NĂNG CỦA LUẬT SƯ KHI TIẾP XÚC VỚI KHÁCH HÀNG.............................................................................. 55 1. Khách hàng trong vụ án hình sự........................................................55 2. Bản chất mối quan hệ của luật sư với khách hàng trong vụ án hình sự..............................................................................................................55 3. Các giai đoạn tiếp xúc và làm việc với khách hàng khi tiếp nhận bào chữa..........................................................................................................56 CHƯƠNG V: KỸ NĂNG XÂY DỰNG BẢN LUẬN CỨ BẢO VỆ CHO NGƯỜI BỊ HẠI..................................................................... 57 1. CHUẨN BỊ LUẬN CỨ BẢO VỆ CHO BỊ HẠI....................................57 1.1. Tổng hợp các tài liệu đã thu thập được...........................................57 1.2. Chuẩn bị các tài liệu liên quan phục vụ cho việc bảo vệ................58 1.3. Xác định phương hướng viết bản bảo vệ........................................58 1.4. Trao đổi với thân chủ.......................................................................59 2. CƠ CẤU BẢN LUẬN CỨ BẢO VỆ CHO BỊ HẠI...............................59 2.1. Phần mở đầu.....................................................................................59 2.2. Phần nội dung...................................................................................60 2.3. Phần kết luận....................................................................................64 CHƯƠNG VI: KỸ NĂNG BÀO CHỮA TRONG CÁC VỤ ÁN XÂM PHẠM TÍNH MẠNG, SỨC KHỎE, DANH DỰ, NHÂN PHẨM.............................................................................................. 66 1. NHỮNG ĐẶC TRƯNG CỦA CÁC TỘI XÂM PHẠM TÍNH MẠNG, SỨC KHỎE, DANH DỰ, NHÂN PHẨM CỦA CON NGƯỜI.................66 1.1. Khách thể của tội phạm...................................................................66 1.2. Mặt khách quan của tội phạm.........................................................66 1.3. Chủ thể của tội phạm.......................................................................66 1.4. Mặt chủ quan của tội phạm.............................................................66 2. HOẠT ĐỘNG CHUẨN BỊ CHO VIỆC BÀO CHỮA TẠI PHIÊN TÒA .....................................................................................................................67 2.1. Nghiên cứu hồ sơ..............................................................................67 2.2. Gặp và trao đổi với thân chủ và những người khác liên quan.......67 3. THAM GIA PHIÊN TÒA ......................................................................69 CHƯƠNG VII: KỸ NĂNG BÀO CHỮA TRONG VỤ ÁN THAM NHŨNG........................................................................................... 70 1. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC VỤ ÁN THAM NHŨNG.................................71 2. HOẠT ĐỘNG CHUẨN BỊ CHO VIỆC BÀO CHỮA TẠI PHIÊN TÒA .....................................................................................................................71 2.1. Nghiên cứu hồ sơ..............................................................................71 2.3. Xây dựng bản luận cứ bào chữa......................................................72 3. THAM GIA PHIÊN TÒA ......................................................................72 D. NỘI DUNG TỰ HỌC ................................................................ 73 E. CÂU HỎI ÔN TẬP, CÂU HỎI THẢO LUẬN......................... 73 3 TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................. 75 CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGHỀ LUẬT SƯ 1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHẾ ĐỊNH LUẬT SƯ BÀO CHỮA Trong hệ thống pháp luật của nhiều nước trên thế giới, luật sư là một chế định quan trọng và được xem như một nghề nghiệp đặc biệt. Hoạt động tranh tụng, nghề luật có lịch sử xuất hiện gắn với thiết chế Tòa án gắn với việc tổ chức, hoàn thiện bộ máy nhà nước và thừa nhận quyền được bào chữa, đảm bảo tự do, nhân quyền của các đương sự. Ở Việt Nam, pháp luật thành văn thiết lập chế định luật sư và các quy định pháp luật đảm bảo vai trò tranh tụng của luật sư chỉ được hình thành sau khi thực dân Pháp xâm lược. Từ năm 1945 trở về trước, pháp luật về luật sư là một bộ phận gắn liền với hệ thống pháp luật của chủ nghĩa thực dân và đế quốc xâm lược. Về bản chất, đó là hình thức, công cụ phục vụ cho bộ máy nhà nước thực dân và bán nước. Sau khi nhà nước Cộng hòa dân chủ nhân dân được thiết lập, đánh dấu bởi thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945 và sự kiện chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập ngày 02/9/1945, tư tưởng nhân quyền, đảm bảo quyền tự do các nhân trong đó có quyền tự do cơ bản là quyền bào chữa của bị can, bị cáo đã được thực hiện trên thực tế. Chỉ 38 ngày sau khi đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thấy rõ sự cần thiết phải thay thế tổ chức luật sư cũ do Pháp bắt đầu thiết lập từ năm 1864 ở nước ta và sửa đổi cho phù hợp với yêu cầu mới của Cách mạng. Ngày 10/10/1945, Người ký Sắc lệnh số 46/SL quy định cho duy trì các tổ chức đoàn thể luật sư, trong đó nêu rõ: “Cách tổ chức đoàn thể luật sư trong nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vẫn tạm giữ như cũ. Sắc lệnh ngày 25/5/1930 quy định tổ chức ấy vẫn tạm thi hành 4 với các điều sửa đổi sau này (...) các luật sư có quyền bào chữa ở trước tất cả các tòa án (...)” (Điều 1 và Điều 2). Trong Sắc lệnh này, các tiêu chuẩn để được làm luật sư cũng được quy định cụ thể: có quốc tịch Việt Nam bất luận nam, nữ; có bằng cử nhân luật; đã làm luật sư tập sự trong ba năm (kể từ ngày tuyên thệ) ở một văn phòng luật sư thực thụ trong nước Việt Nam; những người đã làm luật sư tập sự ở Pháp có thể xin tính thời hạn tập sự ở Pháp nhưng chỉ được trừ nhiều nhất là 12 tháng; có hạnh kiểm tốt; được bằng chứng rằng đã hết hạn tập sự và đủ tư cách làm luật sư tập sự... Điều đó cho thấy sự đánh giá cao của Chủ tịch Hồ Chí Minh về quyền bào chữa, nghề luật sư và vận dụng nó thích nghi, phù hợp trong điều kiện cụ thể của Cách mạng Việt Nam. Quyền bào chữa đã chính thức trở thành một nguyên tắc hiến định trong lĩnh vực tư pháp. Nguyên tắc ấy đã khẳng định vị trí, vai trò của người luật sư trong xã hội dân chủ pháp quyền với tính cách là người bảo vệ, trợ giúp pháp lý cho nhân dân, đồng thời thể chế hóa quyền bào chữa và nhờ người khác - Luật sư bào chữa cho mình. Sắc lệnh 46/SL ngày 10/10/1945 đã trở thành một cột mốc quan trọng trong việc hình thành khái niệm quyền bào chữa và nghề luật sư trong chế độ Cách mạng. Hơn một năm sau, Hiến pháp đầu tiên (1946) của nước ta, do chính Hồ Chí Minh trực tiếp chỉ đạo thực hiện, Điều 67 đã quy định: “Các phiên tòa đều phải công khai, trừ những trường hợp đặc biệt. Người bị cáo được quyền tự bào chữa lấy hoặc mượn luật sư”. Một điều trùng hợp ý nghĩa là hơn hai năm sau, trong Bản tuyên ngôn thế giới về Nhân quyền ngày 10/12/1948 của Đại hội đồng Liên Hiệp quốc, ý tưởng này cũng đã được khẳng định: “Mỗi bị cáo dù đã bị buộc tội đều có quyền được coi là vô tội cho đến khi được chứng minh là phạm tội theo luật pháp tại một phiên tòa xét xử công khai với mọi bảo đảm biện hộ cần thiết” (khoản 1, Điều 11). Về sau, Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị đã được Đại hội đồng Liên Hiệp quốc thông qua ngày 16/12/1966 (Việt Nam gia nhập ngày 24/9/1982) cũng khẳng định quyền bào chữa của con người và vai trò của luật sư 5 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn