Xem mẫu

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BR – VT TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN HÀN ỐNG CÔNG NGHỆ NGHỀ : HÀN TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG NGHÊ VÀ TRUNG C ̀ ẤP NGHỀ Ban hành kèm theo Quyết định số:  04  /QĐ­CĐN…   ngày 4 tháng1 năm   2016 …………........... của Hiệu trưởng trường Cao đẳng nghề tỉnh BR ­ VT 1
  2. Bà Rịa – Vũng Tàu, năm 2016 2
  3. MÔ ĐUN  HÀN ỐNG CÔNG NGHỆ  Mã số mô đun: MĐ20 Thời gian mô đun: 165 giờ ;(Lý thuyết : 22giờ ; Thực hành 143 giờ ) I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN ­ Vị  trí: Là môn đun được bố  trí cho sinh viên sau khi đã học xong các  môn học chung theo quy định của Bộ LĐTB­XH và học xong các môn học bắt  buộc của đào tạo chuyên môn nghề  từ  MH07 đến MH10 và mô đun chuyên  nghành MĐ11 – MĐ19. ­ Tính chất: Là mô đun chuyên ngành bắt buộc. II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN: ­ Giải thích yêu cầu kỹ  thuật khi hàn các loại  ống chịu áp lực cao,  ống   chịu nhiệt, chịu ăn mòn hoá chất. ­ Chuẩn bị  dụng cụ, thiết bị  hàn đầy đủ, đảm bảo yêu cầu kỹ  thuật và  an toàn.  ­ Chuẩn bị  mép hàn sạch hết các vết dầu mỡ, vết bẩn, lớp ô­xy hoá,  đúng kích thước đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. ­ Gá phôi hàn chắc chắn đúng kích thước, đảm bảo vị  trí tương quan  giữa các chi tiết. ­ Chọn chế độ hàn: Ih, Uh, đường kính vật liệu hàn, đường kính điện cực,  lưu lượng khí, loại khí bảo vệ. ­ Hàn nối các loại  ống dẫn dầu, dẫn khí,  ống chịu áp lực cao,  ống chịu  nhiệt,  ống chịu ăn mòn hoá chất bằng thiết bị  hàn TIG, đảm bảo chắc kín,  không rỗ khí. ­ Kiểm tra đánh giá đúng chất lượng mối hàn.  ­ Sửa chữa các khuyết tật của mối hàn đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. ­ Tuân thủ quy định, quy phạm  trong quy trình hàn ống công nghệ cao.   3
  4. ­ Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỷ, chính xác, trung thực của sinh   viên.    4
  5. III. NỘI DUNG MÔ ĐUN:  1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian: Hình thức  TT Tên các bài trong mô đun Thời gian giảng dạy 1 Hàn ống 1G (TIG + SMAW) 25 Tích hợp  2 Hàn ống 2G (TIG + SMAW) 40 Tích hợp     Kiểm tra bài 1 10   3 Hàn ống 2G (SMAW + SMAW) 40 Tích hợp   4 Hàn ống 6G (TIG + SMAW) 40 Tích hợp     Kiểm tra bài 3 10   6 Cộng  165   5
  6. BÀI 1 HÀN ỐNG Ở VỊ TRÍ 1G Giới thiệu. Hàn ống giáp mối ở vị trí 1G là  một vị trí hàn được sử dụng rất rộng rãi  trong các ngành công nghiệp đặc biệt là chế tạo bồn bể. Được trang bị kiến  thức và có kỹ  năng thành thạo khi thực hiện mối hàn 1G giúp người học áp  dụng vào thực tế sản xuất và phát triển nghề nghiệp. Mục tiêu: ­ Chuẩn bị được phôi hàn đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. ­ Tính được chế độ hàn phù hợp với chiều dày vật liệu và lớp hàn. ­ Gá phôi hàn chắc chắn, đảm bảo yêu cầu. ­ Hàn được mối hàn ống ở vị trí 1G đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. ­ Kiểm tra, đánh giá đúng chất lượng mối hàn. ­ Thực hiện tốt công tác an toàn và vệ sinh công nghiệp. NỘI DUNG 1. Chuẩn bị thiết bị , dụng cụ  và phôi hàn 1.1  Đọc bản vẽ:   6
  7. 1.2 .Các kiểu liên kết hàn khi hàn ống: Trong hàn nối ống, có các dạng liên kết sau đây: ­ Hàn  ống đối đầu   không vát mép: với  ống có chiều dày thành  ống :   s4mm. ­ Hàn ống đối đầu vát mép chữ  X (Áp dụng cho ống có đường kính lớn  và có chiều dày thành ống : S>24mm). Hình 1.1:Các kiểu  liên kết hàn ống đối đầu. 1­Đối đầu không vát mép; 2­Đối đầu vát mép chữ V; 3­Đối đầu vát mép chữ X; 4­Đối đầu vát mespchwx U. ­ Hàn  ống lồng (ống có đường kính lớn lồng vào  ống có đường kính  nhỏ). 7
  8. Hình 1.2: Kiểu  liên kết hàn ống lồng. ­ Hàn nối ống với mặt phẳng. Hình 1.3  Kiểu  liên kết hàn ống vào mặt phẳng. ­ Hàn ống giao nhau (hàn nút). Hình 1.4  Kiểu  liên kết hàn ống giao nhau. 1.3. Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ, vật liệu hàn:  * Thiết bị hàn ống: ­ Thiết bị  hàn điện hồ quang AC/DC. 8
  9. ­   Thiết   bị   hàn   TIG   đồng   bộ:   Máy   hàn   (TIG   LINCONL   275,   TIG   ESAB350), mỏ  hàn TIG, đồng hồ  giảm áp, chụp khí, pép chia khí, kẹp điện  cực, điện cực không nóng chảy wolfram. ­ Thiết bị hàn MIG – MAG đồng bộ. ­ Máy mài cầm tay. ­ Máy mài trụ. ­ Máy cắt ống tự động. ­ Máy tiện. ­ Đồ gá hàn. ­ Tủ sấy cá nhân. * Dụng cụ dùng trong hàn ống: ­ Búa gõ xỉ ­ Bàn chải sắt. ­ Kìm kẹp phôi.  ­ Mỏ lết.  ­ Búa nhỏ dùng để nắn phôi. ­ Mặt nạ hàn. ­ Bàn hàn. ­ Khối V hoăc khối U dùng để gá phôi. ­ Dụng cụ đo kiểm mối hàn. ­ Bảo hộ lao động: găng tay da, quần áo, mũ bảo hộ….. * Vật liệu dùng trong hàn ống. ­ Ống thép Carbon A106 có đường kính Ф168 x 11mm . ­ Que hàn thép carbon : E6013, E7016  Ф3,2mm và Ф2,6mm ­ Dây hàn MIG/MAG : E71T­1, ER70S đường kính Ф1,2 mm. ­ Khí bảo vệ : , Ar, O2 . ­ Que hàn phụ cho hàn TIG : ER70S Ф2,4mm . 1.4. chuẩn bị phôi hàn: 9
  10. Hình 1.5  Bản vẽ chi tiết mối hàn ống giao đầu vát mép vị trí ngang(1G). * Chuẩn bị phôi : ­ Cắt phôi đúng kích thước(dùng máy cắt ống tự động hoặc máy tiện). ­ Làm sạch vết dầu mỡ, vết rỉ  sét trên bề  mặt phôi, với khoảng rộng  30mm tính từ mép hàn. ­ Chuẩn bị  mép hàn đúng yêu cầu bản vẽ  : Góc vát 30o  , mép   cùn 1­ 1,5mm   Hình 1.6  Chuẩn bị phôi. 10
  11. 2. Gá phôi: ­ Mỗi học viên chuẩn bị hai phôi ống đường kính Ф168 x 11mm đã được  vát mép. ­ Dùng khối V hoặc khối U  làm giá để gá phôi. Hình 1.7  Cách đính phôi. ­ Đặt phôi lên đồ gá, đặt khe hở giữa 2 phôi khoảng 3­4mm ­ Kiểm tra độ đồng tâm, độ lệch mép của 2 phôi. ­ Tiến hành hàn đính 4 điểm cách đều nhau, chiều dài mối hàn đính 20­ 30mm. ­ Kiểm tra lại phôi, nếu không đạt yêu cầu thì đính lại. 3.  Kỹ thuật hàn nối ống có vát mép ở vị trí hàn ngang (1G): ống xoay. 3.1  Hàn bằng phương pháp hàn TIG: Chỉ áp dụng cho hàn lớp lót. Hàn TIG là phương pháp hàn cho mối hàn chất lượng cao. Hàn TIG  thường áp dụng khi hàn các mối hàn có chiều dày mỏng, chiều dày của vật   liệu hàn khi hàn bằng phương pháp này nhỏ  hơn hoặc bằng ¼”. Hàn TIG  thường được sử dụng khi hàn hợp kim màu như đồng, nhôm, hợp kim mangan  … thép không gỉ và hàn lớp lót trong các tuyến ống công nghệ chịu áp lực cao. 3.1.1 Chọn chế độ hàn: ­ Vận hành máy hàn TIG ESAB ­ 350, chọn kiểu dòng hàn DC ­  (đấu  thuận). ­ Chọn điện cực wolfram Ø 2.4mm, đã mài nhọn. 11
  12. ­ Phần nhô của điện cực : 1,5 – 2,5d. ­ Que hàn TIG ER70S  Ø 2.4mm. ­ Dòng điện hàn :    Ih = 85 – 100 (A)   ­ Tốc độ hàn: 50­70 mm/p. ­ Lưulượng khí  Ar bảo vệ: 7­10 lít/phút.   Hình 1.8 Chuẩn bị điện cực W. 3.1.2  Kỹ thuật hàn lớp lót: ­  Đặt phôi lên bàn hàn   hoặc đồ  gá hàn sao cho  ống nằm  ở  vị  trí nằm   ngang. ­ Nghiêng mỏ hàn so với trục   đi qua tâm và bể hàn một góc 30o. ­ Que hàn hợp với mỏ hàn một góc 100o . ­ Đặt đầu que hàn nằm trên mép cùn của ống. ­ Mỏ hàn dao động theo hình răng cưa , tịnh tiến từ dưới lên. ­ Một tay cầm mỏ hàn, một tay que hàn. ­ Khi bắt đầu hàn phải nung cho kim loại vật hàn nóng chảy ra tạo thành  vũng hàn, lúc này bắt đầu cho que hàn phụ  vào. Cho que hàn phụ  nhằm đắp   đầy mối hàn. ­ Tiến hành hàn từ vị trí 9h­12h, sau đó dùng kìm rèn xoay phôi hàn 180 o  hàn phía đối xứng. ­ Xoay ống và hàn cho hết mối hàn theo trình tự trên. 12
  13. Hình 1.9  Góc độ mỏ hàn và que hàn khi hàn TIG Hình 1.10 Kích thước mối hàn lót. * Hàn bằng phương pháp hàn hồ quang tay: SMAW Áp dụng cho hàn lớp đầy và lớp phủ trên phôi hàn đã được hàn lót bằng   phương pháp hàn TIG + Chọn chế độ hàn: ­ Chọn que hàn thép E7016­ Ø3,2mm . ­ Chọn dòng điện hàn khoảng 90­100 (A). ­ Tốc độ hàn : 90 – 110 mm/phút ­ Phương pháp dao động que hàn : Răng cưa hoặc bán nguyệt. ­ Góc độ  que hàn : que hàn hợp với chiều dài phôi hàn một góc 90o và  hợp với đường thẳng đi qua tâm ống với bể hàn 1 góc 10­15o. 13
  14. Hình 1.11  Góc độ khi hàn que  (SMAW) khi hàn ống ở vị trí ngang(1G) + Kỹ thuật hàn lớp đầy: ­ Chia ống tròn thành 4 phần bằng nhau 1­2­3­4 ­ Bắt đầu mối hàn từ vị trí 3h hoặc 9h và kết thúc ở 12h. ­ Hàn từng đoạn theo thứ tự 1­2­3­4. ­ Sau khi hàn được đoạn 1 xong, xoay  ống 180 o hàn đoạn 2. Tương tự  xoay đoạn 3 ở vị trí 9­12h, hàn xong lại quay 180o hàn đoạn 4. ­ Trong quá trình hàn luôn xoay tay để  duy trì góc độ  que hàn theo yêu   cầu. Hình 1.12  Hàn theo thứ tự 1­2­3­4. 14
  15. ­ Bề mặt lớp hàn đầy  cách bề mặt phôi hàn khoảng 1­1,5mm Hình 1.13  Kích thước lớp hàn đầy. + Kỹ thuật  hàn lớp phủ:  Hàn hai đường Phương pháp hàn lớp phủ giống như phương pháp hàn lớp đầy. Nhưng  có thêm một số vấn đề sau: ­ Đường hàn sau phủ lên 1/2 đường hàn trước. ­   Chân   của   đường   hàn   phủ   trùm   lên   cạnh   của   mép   hàn   khoảng   1­  1,5mm. Hình 1.14 Kich thước lớp hàn phủ. * Trình tự thực hiện mối hàn ống 1G Dụng T  Nội dung cụ  Hình vẽ minh họa Yêu cầu đạt được T công việc Thiế t bị ­ Nắm được các  Đọc bản kích thước cơ bản 1 vẽ ­ Hiểu được yêu cầu kỹ thuật 15
  16. đồ gá,  ­ Kiểm tra  búa,  ­ Mặt lắp ghép phôi,  máy  phẳng, đồng tâm 2 chuẩn bị  mài,  ­ Chọn đồ gá là thép mép hàn máy  V50 ­ Gá đính hàn ­ Chọn chế độ hợp lý ­    Đảm    bảo    an  toàn cho  người  và  thiết  Máy  bị Tiến hành  hàn,  ­  Giao  động  và  góc 3 hàn máy  độ  đúng  kỹ  mài thuật ­    Góc    độ    que    hàn  luôn thay đổi đều  theo từng vị trí trên 1  ­ Phát hiện được  4 Kiểm tra các khuyết tật của  mối hàn 4. Cách khắc phục các khuyết tật của mối hàn. T Tên Hình vẽ minh họa Nguyên nhân Cách khắc phục T Chi ­ Do quá trình lắp ­ Kiểm tra lại trước tiết  ghép khi hàn 1 không  ­ Do mối đính quá  ­ Đính phôi chắc đồng  nhỏ  chi  tiết  bị  chắn trục biến dạng khi hàn Mối ­ Ngồi không đúng  hàn  ­ Ngồi đúng tư thế tư thế 2 bám  ­ Không quan sát  lệch  kỹ vùng nóng  trục chảy 16
  17. 5. Phương pháp kiểm tra chất lượng mối hàn. Kiểm tra ngoại dạng mối hàn (bằng mắt thường hoặc qua kính lúp) để  xác định: ­ Bề mặt mối hàn. ­ Chiều rộng mối hàn. ­ Chiều cao mối hàn. ­ Điểm bắt đầu, và kết thúc của mối hàn. ­ Đo độ lệch ­ Đo cháy chân ­ Đo chiều cao mối hàn 6. An toàn lao động và vệ sinh công nghiệp ­ Chỉ được hàn khi có đầy đủ trang bị bảo hộ lao động dành cho thợ hàn. ­ Thực hiện đầy đủ các biện pháp an toàn khi hàn hồ quang tay. ­ Dừng thực tập khi nền xưởng bị ẩm ướt. ­ Khi phát hiện sự cố phải ngắt điện và báo cho người có trách nhiệm sử  lý. ­ Thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng cháy chữa cháy. 17
  18. BÀI TẬP VÀ SẢN PHẨM THỰC HÀNH Kiến thức:  Câu    1   : Trình bày công tác chuẩn bị, tính toán chế độ hàn cho mối hàn ống giáp mối không vát cạnh vị trí 1GR với chiều dày phôi là 5 mm?  Câu     2   :  Trình  bày  công  tác  chuẩn  bị,  tính  toán  chế  độ  hàn  cho  mối hàn  giáp mối ống có vát cạnh vị trí 1GR với chiều dày phôi là 10 mm? Kỹ năng:  Bài    t ập    ứ n     : Hàn giáp mối vị trí 1G ­ bản vẽ kèm theo.     g    d   ụn g ­ Vị trí hàn: 1GR ­ Phương pháp hàn: SMAW ­  Vật  liệu:  Thép  ống  có  đường  kính70mm,  vật  liệu  CT3  hoặc  tương  đương. ­ Vật liệu hàn: *  SMAW:  que  hàn  Ф2.6,  Ф3.2  mm  E7016  (LB­52  KOBELCO)  hoặc  tương đương. ­ Thời gian: 04 giờ (kể cả thời gian chuẩn bị và gá đính)  Y êu       c ầ      k   ỹ    th   u ậ    u    t  : ­ Mối hàn đúng kích thước 18
  19. ­ Mối hàn  không bị khuyết tật CHỈ DẪN ĐỐI VỚI HỌC SINH THỰC HIỆN BÀI TẬP ỨNG DỤNG 1.  Bài  tập  ứng  dụng  phải  thực  hiện  đúng  phương  pháp,  đúng  vị  trí  hàn theo qui định. Nếu học sinh lựa chọn sai phương pháp, sai vị trí hàn bài  đó sẽ bị loại và không được tính điểm. 2. Có thể sử dụng bàn chải sắt để làm sạch bề mặt mối hàn. 3. Phôi thi phải được cố định trên giá hàn trong suốt quá trình hàn. 4. Hàn đính ­ Các mối hàn đính có chiều dài không quá 15 mm. 5. Phương pháp hàn. ­ Hàn hồ quang tay: SMAW ­ MMA ­ 111. 6. Thời gian cho phép chỉnh máy và thử trước khi hàn là 10 phút. 7. Tổng điểm và kết cấu điểm của các bài như sau: Tổng số điểm tối đa cho bài: 100 điểm, kết cấu như sau: a, Điểm ngoại dạng khách quan: Tổng cộng 70 điểm b, Điểm  tuân thủ các qui định: 30 điểm ­  Thời  gian  thực  hiện  bài  tập  vượt  quá  5%  thời  gian  cho  phép  sẽ  không được đánh giá. ­  Thí  sinh  phải  tuyệt  đối  tuân  thủ  các  qui  định  an  toàn  lao  động,  các  qui định của xưởng thực tập, nếu vi phạm sẽ bị đình chỉ thi. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập Tiêu chí đánh giá Nội dung Hệ số Kiến thức Đánh giá theo mục tiêu về kiến thức của bài đề  0.3 Kỹ năng ra Đánh giá theo mục tiêu về kỹ năng của bài đề ra 0.5 Thái độ Tác phong công nghiệp ,Thời gian thực hiện bài  0.2 tập , an toàn lao động và vệ sinh phân xưởng Cộng 19
  20. 20
nguon tai.lieu . vn