Xem mẫu

  1. 1 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ DN PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN TRỒNG TRỤ TIÊU GIEO TRỒNG Mã số: MĐ02 MĐ03 NGHỀ TRỒNG CÂY BÔNG VẢI NGHỀ TRỒNG HỒ TIÊU Trình độ: Sơ cấp nghề
  2. 2 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ03
  3. 3 LỜI GIỚI THIỆU Chương trình đào tạo nghề “Trồng cây Bông vải” cùng với bộ giáo trình được biên soạn đã tích hợp những kiến thức, kỹ năng cần có của nghề, đã cập nhật những tiến bộ của khoa học kỹ thuật và thực tế sản xuất Bông vải tại các địa phương trong cả nước, do vậy giáo trình này là một tài liệu hết sức quan trọng và cần thiết đối với những người đã, đang và sẽ trồng Bông vải. Bộ giáo trình này gồm 06 quyển: 1) Giáo trình mô đun Tìm hiểu và xây dựng kế hoạch trồng Bông vải 2) Giáo trình mô đun Chuẩn bị đất, giống và phân bón lót 3) Giáo trình mô đun Gieo trồng 4) Giáo trình mô đun Chăm sóc 5) Giáo trình mô đun Bảo vệ thực vật 6) Giáo trình mô đun Thu hoạch, phân loại, phơi và bảo quản Để hoàn thiện bộ giáo trình này chúng tôi đã nhận được sự chỉ đạo, hướng dẫn của Vụ Tổ chức Cán bộ – Bộ Nông nghiệp và PTNT; Tổng cục dạy nghề - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Trong quá trình biên soạn chúng tôi cũng nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý của các Trung tâm, Công ty Bông Việt Nam – Chi nhánh Gia Lai, các cán bộ khuyến nông và những nông dân trực tiếp trồng bông, Ban Giám Hiệu và các thầy cô giáo Trường Trung học Lâm nghiệp Tây Nguyên. Chúng tôi xin được gửi lời cảm ơn đến Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ Nông nghiệp và PTNT, Tổng cục dạy nghề, Ban lãnh đạo các Trung tâm, Trường, các cơ sở sản xuất, các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các thầy cô giáo đã tham gia đóng góp nhiều ý kiến quý báu, tạo điều kiện thuận lợi để hoàn thành bộ giáo trình này. Bộ giáo trình là cơ sở cho các giáo viên soạn bài giảng để giảng dạy, là tài liệu nghiên cứu và học tập của học viên học nghề “Trồng cây Bông vải”. Các thông tin trong bộ giáo trình có giá trị hướng dẫn giáo viên thiết kế và tổ chức giảng dạy các mô đun một cách hợp lý. Giáo viên có thể vận dụng cho phù hợp với điều kiện và bối cảnh thực tế trong quá trình dạy học. Giáo trình này là quyển 01 trong số 06 quyển của chương trình đào tạo nghề “Trồng cây Bông vải” trình độ sơ cấp. Trong mô đun này có 04 bài dạy thuộc thể loại tích hợp. Mặc dù đã hết sức cố gắng nhưng trong quá trình biên soạn chắc chắn không tránh khỏi những sai sót nhất định, chúng tôi mong nhận được nhiều ý kiến đóng
  4. 4 góp từ các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các đồng nghiệp và độc giả để giáo trình ngày một hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! THAM GIA BIÊN SOẠN 1) Phạm Thị Bích Liễu: Chủ biên 2) Lê Thị Nga 3) Nguyễn Quốc Khánh
  5. 5 MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG Bài 1: Xác định mật độ, khoảng cách 5 Bài 2: Rạch hàng, cuốc hốc, chọc lỗ 12 Bài 3: Rải phân lót 19 Bài 4: Gieo hạt 24 Hướng dẫn giảng dạy mô đun 30 Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 36 Tài liệu tham khảo 39 Danh sách Ban chủ nhiệm xây dựng chương trình, 40 biên soạn giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp Danh sách Hội đồng nghiệm thu chương trình, giáo 41 trình dạy nghề trình độ sơ cấp
  6. 6 MÔ ĐUN GIEO TRỒNG Mã mô đun: MĐ03 Giới thiệu mô đun: Mô đun Gieo trồng là mô đun chuyên môn nghề, mang tính tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng thực hành. Nội dung mô đun trình bày về việc xác định mật độ khoảng cách; rạch hàng, cuốc hốc, chọc lỗ; rải phân bón lót và gieo hạt. Đồng thời mô đun cũng trình bày hệ thống các bài tập, bài thực hành cho từng bài dạy và bài thực hành khi kết thúc mô đun. Học xong mô đun này, học viên có được những kiến thức và kỹ năng cơ bản về các định mật độ khoảng cách; rạch hàng, cuốc hốc, chọc lỗ; rải phân lót và gieo hạt. Bài 1: XÁC ĐỊNH MẬT ĐỘ, KHOẢNG CÁCH Mã bài: MĐ03-01 Mục tiêu - Trình bày được các bước công việc xác định mật độ khoảng cách - Trình bày được mật độ khoảng cách của ruộng Bông vải trồng xen, trồng gối và trồng thuần. - Xác định được mật độ khoảng cách trên ruộng cụ thể theo khoảng cách cho trước A. Nội dung: 1. Cơ sở khoa học của việc bố trí mật độ khoảng cách trồng Bông vải Khi bố trí mật độ, khoảng cách cần căn cứ vào những điều kiện sau : + Giống : nếu giống có cành dài, lá to, thời gian sinh trưởng dài thì trồng thưa hơn giống thân cành ngắn, lá bé, thời gian sinh trưởng ngắn. + Đất đai : đất tốt trồng thưa hơn đất xấu.
  7. 7 + Trình độ thâm canh: trong điều kiện thâm canh tốt trồng thưa. + Điều kiện thời tiết khí hậu : vùng có khí hậu ấm, mưa nhiều thì trồng thưa hơn vùng khô hạn và có nhiệt độ thấp. 2. Xác định mật độ, khoảng cách trồng xen Trên các loại đất tốt: trồng hàng kép, khoảng cách hai hàng Bông vải liền nhau 0,8m, khoảng cách giữa hai hàng kép cách nhau 1,2m và giữa hàng kép trồng 2 hàng đậu phụng, đậu xanh hoặc đậu nành. Chú thích: Cây Bông vải: Cây đậu: Trên chân đất trung bình bố trí khoảng cách hàng kép 70cm. Khoảng cách giữa các hàng kép 100cm. Ở giữa trồng xen 2 hàng đậu.
  8. 8 Chú thích: Cây Bông vải: Cây đậu: Chú ý: chỉ trồng xen các loại đậu nành, đậu phụng hoặc đậu xanh trong ruộng Bông vải. Không trồng xen các loại đậu có vòi cuốn như đậu đen, đậu gạo vào ruộng Bông vải. Trồng xen sau khi gieo Bông vải 15-20 ngày, hàng đậu trồng xen cách hàng Bông vải ít nhất là 0,6m để cây đậu không lẫn át cây bông con. 3. Xác định mật độ, khoảng cách trồng gối Trồng gối Bông vải tức là tiến hành gieo hạt giống Bông vải khi cây vụ 1 chưa thu hoạch. Đây là biện pháp để gieo Bông vải kịp thời vụ. 3.1. Trồng gối Bông vải trên ruộng ngô vụ 1: Cụ thể là rong bớt lá ngô già, làm sạch cỏ dại ở vị trí chuẩn bị rạch hàng. Gieo gối 1 hàng Bông vải vào giữa 2 hàng ngô: với điều kiện khoảng cách hàng ngô rộng từ 80-90cm, ngô đã già, khô râu, vàng bẹ gần thu hoạch.
  9. 9 Hình 3.1: Trồng gối 1 hàng Bông vải vào giữa 2 hàng ngô Bông vải gieo thành hàng kép vào giữa hai hàng ngô: cách 2 hàng bắp gieo 1 hàng bông kép theo mô hình sau:
  10. 10 Hình 3.2: Gieo gối hàng Bông vải kép Cách này thu hoạch ngô dễ dàng, việc đi lại trong quá trình thu hoạch ngô không gây ảnh hưởng đến cây bông. Đồng thời tàn dư của cây Bông vải có thể cho vào giữa 2 hàng ngô để giữ ẩm và giảm cỏ dại. Chú ý : Nên chọn giống ngô ngắn ngày để rút ngắn thời gian gối, xác định khoảng cách gieo ngô thích hợp cho gối Bông vải và làm đất kỹ khi trồng ngô, sau khi thu hoạch ngô kịp thời xới xáo và bón thúc cho Bông vải. Thời gian cây Bông vải con gối trong ruộng ngô không quá 20 ngày. 3.2. Trồng gối Bông vải trên ruộng vụ 1 trồng đậu nành (đậu tương) hoặc đậu xanh: Dùng cây sào dài 1,5-2m ép cây đậu ngã về 2 phía, tạo khoảng trống ở hàng chuẩn bị gieo bông gối. Làm sạch cỏ dại, dùng cày rạch hàng để đất tơi xốp, đồng thời cắt đứt bớt rễ đậu ở hàng chuẩn bị gieo Bông vải.
  11. 11 Chú ý: chỉ gieo gối Bông vải trên cây vụ 1 sắp thu hoạch (15-20 ngày) 4. Xác định mật độ, khoảng cách trồng thuần Mật độ khoảng cách trồng Bông vải của một số vùng như sau: - Vùng Đồng Nam Bộ: 100cm x (30-35)cm, mật độ 25.000- 30.000cây/ha Chú thích: Cây Bông vải: - Vùng Tây Nguyên: + Vụ mưa : khoảng cách trồng 110 - 120 cm x 20 – 25 cm và mật độ trồng là 20000 – 25000 cây/ha.
  12. 12 Chú thích: Cây Bông vải: Nếu bông trồng trên đất xấu, đầu tư thấp và thời vụ gieo muộn thì có thể tăng mật độ lên 30000 cây/ha Nếu có sử dụng thuốc điều hoà sinh trưởng PIX thì có thể tăng mật độ lên 30000 – 40000vạn cây/ha tuỳ điều kiện đất đai và kỹ thuật chăm sóc. + Vụ khô : Có thể trồng với mật độ 30000 – 40000 cây/ha và nếu có dùng thuốc điều hòa sinh trưởng PIX có thể tăng mật độ lên 40000 – 60000 cây/ha. - Vùng Miền Trung: 80cm x (20-25)cm, mật độ 50.000-55.000 cây/ha - Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long: 70cm x (35-40)cm; mật độ 30.000- 40.000 cây /ha - Vùng Tây Bắc: 70cm x (30-35)cm; mật độ 35.000-40.000 cây/ha
  13. 13 5. Xác định mật độ, khoảng cách trồng trên đất dốc Trên những vùng đất dốc, đất xấu, đầu tư thấp, gieo muộn thì trồng với mật độ cao hơn từ 10-15%. B. Câu hỏi và bài tập thực hành Bài tập 1: Xác định khoảng cách trồng thuần và tính mật độ. Bài tập 2: Xác định khoảng cách của ruộng Bông vải trồng xen, trồng gối và tính mật độ. C. Ghi nhớ: Một số nội dung trọng tâm cần chú ý: - Bông vải trồng xen và trồng gối, trồng thưa hơn trồng thuần
  14. 14 Bài 2: RẠCH HÀNG, CUỐC HỐC HOẶC CHỌC LỖ Mã bài: MĐ03-02 Mục tiêu - Mô tả được các bước công việc rạch hàng, cuốc hốc, chọc lỗ - Chuẩn bị được các loại dụng cụ cày, cuốc, xà bất, que, gây và cuộn dây - Thao tác thành thạo rạch hàng, cuốc hốc, chọc lỗ A. Nội dung: 1. Chuẩn bị dụng cụ, trang thiết bị Dụng cụ dùng để rạch hàng là: là cày, cuốc, xà bất và dây để giăng hàng. Nếu có điều kiện nên dùng cày rạch hàng để đỡ tốn công lao động. Dụng cụ này vừa dùng để cày và cũng có thể dùng để làm cỏ cho ruộng Bông vải. Khi dùng để cày rạch hàng thì lắp lưỡi cày vào, còn khi dùng để làm cỏ thì lắp lưỡi để làm cỏ.
  15. 15 Hình 3.3: Dụng cụ làm cỏ Hình 3.4: Lưỡi cày và lưỡi làm cỏ
  16. 16 HÌnh 3.5: Dây để giăng hàng Hình 3.6: Xà bất Dụng cụ để chọc lỗ là: gậy, que và dây giăng hàng Hình 3.7: Chọc lỗ
  17. 17 Hình 3.8: Que và dây để xác định vị trí hàng 2. Xác định vị trí, khoảng cách hàng, hốc Dựa vào mật độ, khoảng cách đã chọn (ở bài 1) cho ruộng Bông vải của mình. Ta xác định hướng của hàng Bông vải trên ruộng, rồi cắm cuộn dây để giăng hàng. Giăng dây đến đâu tiến hành rạch hàng, cuốc hốc hoặc chọc lỗ đến đó.
  18. 18 HÌnh 3.9: Giăng dây để chọc lỗ bỏ hạt 3. Rạch hàng, cuốc hốc hoặc chọc lỗ Dùng cày rạch hàng sâu 5-7cm, nên giăng dây để rạch cho thẳng hàng theo hướng hàng đã định
  19. 19 Hình 3.10: Cày rạch hàng Trong trường hợp không có cày rạch hàng, hoặc đất có nhiều đá thì tiến hành cuốc hốc. Cuốc hốc theo khoảng cách và mật độ đã chọn. Chọc lỗ: Cách này hiện nay được nông dân tại các địa phương vùng Tây Nguyên sử dụng phổ biến vì ít tốn công, cây con mọc lên đều, đẹp do độ sâu gieo hạt đồng đều, đặc biệt trên vùng đất dốc vào mùa mưa gieo theo cách này ít gây xói mòn đất.
  20. 20 Hình 3.11: Giăng dây và chọc lỗ B. Câu hỏi và bài tập thực hành Bài tập 1: Trình bày các bước công việc rạch hàng cuốc hốc, chọc lỗ Bài tập 2: Thao tác rạch hàng, cuốc hốc, chọc lỗ C. Ghi nhớ: Một số nội dung trọng tâm cần chú ý: - Rạch hàng và cốc hốc đúng khoảng cách - Giăng dây chọc lỗ cho thẳng hàng
nguon tai.lieu . vn