Xem mẫu

CHƯƠNG VI
NHU CẦU DINH DƯỠNG CHO GIA SÚC NUÔI DUY TRÌ

Các chương trước đây đã giới Hộp 6.1. Nhu cầu dinh
thiệu vai trò sinh học và các phương dưỡng cho một lợn thịt 50pháp xác định giá trị dinh dưỡng của 80kg (NRC, 1998)
thức ăn. Từ chương này, nội dung sẽ tập - Nhu cầu ME (kcal/ngày):
trung vào phương pháp xác định nhu 8.410; hay ME/kg khẩu phần
cầu các chất dinh dưỡng cho từng nhóm (kcal): 3.265
vật nuôi theo hướng sản xuất của chúng - Nhu cầu Protein thô (g/
ngày): 399,1; hay 15,5% của
(duy trì, sinh trưởng, sinh sản, tiết sữa,
khẩu phần
cho trứng).
- Nhu cầu Ca (g/ngày): 12,9;

I. KHÁI NIỆM VỀ NHU CẦU hay 0,5% khẩu phần.
DINH DƯỠNG
- Nhu cầu P (g/ngày): 11,6;
Nhu cầu dinh dưỡng (nutrient hay 0,045% khẩu phần.
requirement) là số lượng hay phần trăm - Nhu cầu vitamin (UI/ngày)
chất dinh dưỡng và năng lượng mà gia A: 1.300; D: 150; E: 11..;
súc đòi hỏi để đảm bảo cho sự sống và
khả năng sản xuất trong ngày đêm. Xem
ví dụ ở hộp 6.1.
Nhu cầu dinh dưỡng phụ thuộc nhiều yếu tố, trong đó có trạng
thái hay chức năng của vật nuôi như duy trì, tăng trưởng, sản xuất
sữa, sản xuất trứng, mang thai, lao tác, sản xuất lông len... Vì vậy,
nhu cầu dinh dưỡng được thể hiện theo từng chức năng riêng biệt
hoặc tổng hợp các chức năng. Ví dụ: nhu cầu dinh dưỡng của bò sữa
thường phân chia riêng biệt cho duy trì và sản xuất sữa; nhưng đối
với gà giò, kết hợp cả hai nhu cầu duy trì và tăng trưởng.

Từ nhu cầu dinh dưỡng chuyển sang tiêu chuẩn ăn (feeding
standard hoặc nutrient allowances), trong thực tế sản xuất có kết hợp
với một hệ số (số dư) an toàn. Hệ số an toàn xuất phát từ sự phân bố
giá trị cá thể xung quanh giá trị trung bình của thí nghiệm. Ví dụ, khi
xác định nhu cầu năng lượng cho bò thì tiến hành trên nhiều con và
lấy giá trị trung bình, cụ thể một con bò nặng 500 kg cần năng lượng
cho duy trì từ 30 - 36 MJ ME/ngày, trung bình là 33 MJ. Nếu chấp
173

nhận giá trị trung bình là 33 MJ thì sẽ có con ăn quá và có con thì ăn
không đủ 33 MJ ME/ngày.

Khi xác định tiêu chuẩn ăn phải luôn ghi nhớ sự sai khác giữa
cá thể và giữa các mẫu thức ăn. Tiêu chuẩn ăn chỉ là sự chỉ dẫn chứ
không phải là con số cố định. Nhiều nước trên thế giới đã xác định
tiêu chuẩn ăn cho từng loại gia súc (bảng 6.1). Ở Anh giữa những
năm 1960 đến 1980, các nhà khoa học trong ARC đã xác định đầy đủ
tiêu chuẩn ăn cho gia súc. Mỹ cũng phát hành tiêu chuẩn ăn của gia
súc (do NRC) từ những năm 1980. Do nhiều khó khăn trong nghiên
cứu nên Việt Nam mới phát hành tiêu chuẩn ăn cho lợn và gia cầm
trong những năm 1990.
Bảng 6.1. Tiêu chuẩn ăn của lợn thịt
ARC, 1980
20-50 kg 50-90 kg
Năng lượng tiêu hóa:
MJ/kg
kcal/kg
Protein thô:
g/kg
%
Lysine:
g/kg
%
Methionine + Cysteine:
g/kg
%

NRC, 1998
20-50 kg 50-80 kg

14
-

13
-

3400

3400

205
-

175
-

18

15,5

11,6
-

10
-

0,95

0,75

5,8
-

5
-

0,54

0,44


II. CÁC KHÁI NIỆM VỀ TRAO ĐỔI CƠ BẢN VÀ DUY TRÌ

Nhu cầu dinh dưỡng cho vật nuôi bao gồm nhu cầu duy trì
hoạt động sống tối thiểu (gọi là nhu cầu duy trì) và nhu cầu cho tăng
trưởng hay tạo sản phẩm (nhu cầu sản xuất). Nhu cầu duy trì là lượng
dinh dưỡng bù đắp cho những mất mát tối thiểu để đảm bảo cho con
vật tồn tại; Trong khi nhu cầu sản xuất là lượng dinh dưỡng được sử
dụng để tích luỹ trong sản phẩm (thịt, sữa, trứng, lông len..) hay mất
đi do hoạt động cơ học (cày, bừa, kéo, cưỡi..).
Như vậy, xác định nhu cầu dinh dưỡng cho vật nuôi, trước hết,
cần thiết phải xác định nhu cầu cho duy trì hay gọi đầy đủ là nhu cầu
174

dinh dưỡng cho vật nuôi ở trạng thái duy trì. Vậy, vật nuôi ở trạng
thái duy trì có những đặc trưng nào? Trong thực tế, trạng thái duy trì
tồn tại như thế nào?.
2.1 Trao đổi cơ bản
Để hiểu rõ đặc trưng của gia súc ở trạng thái duy trì, chúng ta
cần hiểu trạng thái trước duy trì – trao đổi cơ bản. Trao đổi cơ bản
(basal metabolism) hay còn gọi là trao đổi đói (fasting metabolism)
là trạng thái hoạt động thấp nhất, nếu kéo dài, con vật sẽ chết. Các
nhà khoa học tạo ra trạng thái này với mục đích nghiên cứu.
Con vật ở trạng thái trao đổi đói được thể hiện như sau:
- Hoàn toàn không có thức ăn trong đường tiêu hoá và không
cung cấp chất dinh dưỡng bằng các con đường khác (chỉ uống
nước). Nếu kéo dài thì con vật sẽ chết đói. Có thể vì vậy,
người ta gọi là “trao đổi đói”.
- Không vận động như đi lại, nhai..
- Không tạo sản phẩm như cho sữa, đẻ trứng...
Với những biểu hiện này, con vật có thể được tìm thấy trạng
thái này khi ốm đau. Con vật trong trạng thái này thì tiêu tốn dinh
dưỡng và năng lượng thấp nhất, chủ yếu cho các hoạt động thần kinh,
hô hấp và tuần hoàn. Chất dinh dưỡng và năng lượng mất khỏi cơ thể
nên khối lượng giảm nhanh chóng.
2.2 Trạng thái duy trì và ý nghĩa
Trạng thái duy trì là trạng thái sau trao đổi cơ bản xét về tiêu
thụ chất dinh dưỡng và năng lượng. Một con vật ở trạng thái duy
trì khi mà thành phần cơ thể không thay đổi (không tăng hoặc giảm
khối lượng), không tạo ra bất cứ loại sản phẩm nào, ví dụ như sữa,
trứng… và không có bất cứ hoạt động nào với môi trường xung
quanh (đi lại để gặm cỏ, lấy thức ăn hay nước uống..).
Trạng thái này khác với trao đổi cơ bản là con vật vẫn có quá
trình tiêu hóa thức ăn, tức là thức ăn vẫn được cung cấp đủ cho duy
trì sự sống tối thiểu, như đảm bảo hoạt động của hệ thần kinh, hô hấp,
tuần hoàn và trao đổi chất ở mức thấp.
Trong các nghiên cứu kinh điển, người ta thường tạo ra trạng
thái này và thực tế hiếm gặp vật nuôi ở trạng thái như vậy. Tuy nhiên,
một số trường hợp sau đây có thể coi như vật nuôi ở trạng thái duy
175

trì: lợn nái sau cai sữa nhưng phổi giống chưa đạt, bò sữa ngừng vắt
sữa nhưng chưa phối giống, lợn hay bò đực được nghỉ ngơi giữa các
kỳ khai thác tinh hay gia cầm trống nuôi giống nhưng không hoạt
động phối tinh… Trong chăn nuôi, những vật nuôi ở các trường hợp
này người ta gọi là nuôi duy trì nhằm giảm chi phí thức ăn.
Như vậy, có thể nói hiểu biết về trạng thái duy trì là điều cần
thiết để xác định nhu cầu dinh dưỡng cho vật nuôi. Nhu cầu duy trì
là nhu cầu dinh dưỡng tối thiểu cho con vật đảm bảo các hoạt động
sống bình thường. Lượng dinh dưỡng ăn vào đủ bù đắp cho lượng
mất mát khỏi cơ thể. Thực tế cho thấy, nếu nuôi một con gia súc
không cung cấp protein từ khẩu phần thì cơ thể vẫn thải protein qua
phân và nước tiểu làm cho N cân bằng âm. Vì vậy, mục đích của
khẩu phần duy trì là ngăn cản sự mất mát chất dinh dưỡng từ các cơ
quan, mô của cơ thể.
Nhu cầu duy trì có thể được định nghĩa là lượng dinh dưỡng
của khẩu phần đảm bảo cho gia súc ở trạng thái duy trì nghĩa hẹp là
không tích luỹ cũng không mất đi các chất dinh dưỡng của cơ thể.
Nhu cầu duy trì chính là lượng dinh dưỡng tối thiểu đảm bảo cân
bằng N bằng không.
Chi phí cho nhu cầu duy trì chiếm tỷ lệ cao trong chi phí thức
ăn, phụ thuộc gia súc, hướng và năng suất vật nuôi. Số liệu ví dụ ở
bảng 6.2 cho thấy, chi phí năng lượng cho duy trì dao động 34-67%
so với nhu cầu năng lượng của vật nuôi. Vì vậy, việc tìm các biện
pháp để giảm nhu cầu duy trì tức là nhằm giảm chi phí thức ăn hết
sức được coi trọng. Trong thực tế chăn nuôi, biện pháp giảm nhu cầu
duy trì tập trung vào một số nhóm sau: tăng năng suất vật nuôi nhằm
rút ngắn thời gian nuôi, sử dụng hợp lý tỷ lệ gà trống, đà điểu trống
và vịt trống/mái và khai thác tinh bò và lợn đực thích hợp, giảm thời
gian chờ phối tinh có kết quả ở lợn nái, bò cái…

176

Bảng 6.2. Nhu cầu năng lượng duy trì và sản xuất của một số loại
gia súc
Nhu cầu NE cho (MJ):
Duy trì
Sản xuất
Hàng ngày:
· Bò sữa 500 kg, 20 kg sữa
· Bò tơ 300kg, tăng trọng 1 kg/ngày
· Lợn 50 kg, tăng trọng 0,75kg/ngày
· Gà giò 1kg, tăng trọng 35 g/ngày
Cả năm:
· Bò sữa 500kg, bê 35kg và 5000 kg
sữa
· Lợn nái 200 kg, 16 lợn con, TLSS
1,5kg và 750 kg sữa
· Gà mái 2 kg đẻ 250 trứng

% DT so
tổng số

32
23
7
0,5

63
16
10
0,32

34
59
41
61

12.200

16.000

43

7.100
190

4.600
95

61
67

Nguồn: McDonald et al. (1995)


III. NHU CẦU NĂNG LƯỢNG


Có nhiều phương pháp để xác định nhu cầu năng lượng cho
duy trì. Sau đây giới thiệu hai phương pháp chủ yếu.

3.1 Phương pháp nhân tố

Khi nghiên cứu về trao đổi nhiệt của các loài vật có khối lượng
từ nhỏ (con chuột) đến lớn (con voi), người ta nhận thấy ở trạng thái
trao đổi đói, nhiệt sản sinh ở con vật nhỏ thấp hơn con vật lớn (bảng
6.3). Nhưng, nhiệt sản sinh trên 1 đơn vị diện tích da ổn định hơn là
trên 1 đơn vị khối lượng cơ thể. Tuy nhiên, đo diện tích da của con
vật trong thực tế rất khó và kết quả các thực nghiệm đã tìm thấy mối
tương quan giữa diện tích tích bề mặt da (SA, m2) và khối lượng cơ
thể (W, kg) theo phương trình sau:
SA = aW2/3; Theo NRC (2000) trích dẫn nhiều tài liệu trước
đây thì: SA = 0,09W0,67. Trong đó, W0,67 là trọng lượng trao đổi –
metabolic body weight.

Như vậy để tính toán nhiệt lượng trao đổi cơ bản, người ta
sử dụng phương trình tương quan này. Nếu gọi NEbm (net enery for
basal metabolism) là nhiệt lượng trao đổi cơ bản thì:
NEbm = k.W2/3
Trong đó, k là hệ số phụ thuộc vào loài và trạng thái sinh lý
177

nguon tai.lieu . vn