Xem mẫu

  1. ĐIỆN GIẬT Tổn thương nhiệt do điện tùy thuộc vào (1) dòng điện loại nào: AC hay DC (2) điện thế dòng điện: volt (3) khoảng thời gian tiếp xúc (4) đường đi của dòng điện qua cơ thể (5) kháng trở của nhiều loại mô trên đường đi . LÂM SÀNG - Tổn thương do điện la tổn thương nghiền nát > vết bỏng. - Tổn thương dưới da thường nặng nề hơn tổn thương ở da. - Dòng điện đi qua cấu trúc có điện trở thấp gây hoại tử cơ, mạch máu, thần kinh và mô dưới da. - Biểu hiện lâm sàng khac bỏng nhiệt : * Có tác động trực tiếp lên tim và hệ thần kinh * Tổn thương điện có liên quan đến những cấu trúc sâu
  2. * Đường vào và đường ra của vết thương không nói lên chính xác mức độ và độ sâu của tổn thương mô. * Có nhiều biểu hiện lâm sàng. Vết thương da: - Tổn thương mô sâu: do nhiệt với nhiệt độ lên đến 2500- 3000độ C. - Tổn thương da là do bỏng nhiệt, bỏng lửa và bỏng hồ quang ( thermal burn, flame burn, arc burn ). - Cung lửa điện thường xảy ra do sự tiếp xúc kém giữa mô và vật dẫn truyền. - Phỏng do cung lửa điện thường thấy ở mặt gấp của cánh tay, khuỷu và nách và thường có liên quan đến đường vào từ lòng bàn tay. - Bỏng da do tổn thương sét đánh được mô tả như: mảnh nhỏ như chân nhện, lông chim Tim: - Dòng điện cao thế, sét đánh làm rung thất và ngưng thơ’ - Dòng điện qua não có thể gây ức chế hô hấp và tử vong - Dòng điện từ tay đến chân có thể ảnh hưởng tim, không ảnh hưởng hô hấp tuần hoàn. - Dòng điện tay qua tay, phóng điện vào tim nhiều hơn dòng điện tay đến chân.
  3. - Tỷ lệ tử vong do dòng điện đi từ tay - tay là 60% so với đi từ tay- chân là 20% - Loạn nhịp tim: với đủ các kiểu rối loạn - Tăng HA có thể là do phóng thích catecholamin Thần kinh: Tổn thương cả TKngoại biên lẫn TW, cấp tính hoặc muộn. - Biến chứng cấp : ức chế hoặc ngưng TT HH, co giật, liệt cơ, dị cảm khu trú, hôn mê, giảm vận động thường gặp hơn là mất cảm giác. - Biến chứng muộn: Tủy sống: liệt hướng lên, xơ cứng cột bên teo cơ , viêm tủy cắt ngang, bị bất lực. Tổn thương hồi phục kém - Biến chứng muộn do sét đánh : tâm thần, liệt nửa người, mất vận ngôn và quên. Cơ chế là do tổn thương mạch máu, thay đổi đại phân tử cấu trúc, thay đổi tĩnh điện. - Tổn thương thần kinh ngoại biên : Do tác động nhiệt trực tiếp hoặc do dòng điện tác động lên chức năng thần kinh. Mô học: có mất myelin, hóa không bào, XH quanh mạch.
  4. Thận: - Tổn thương giống như tổn thương ngiền nát - Tổn thương thận do sốc, tiểu huyết sắc tố, tiểu ra myoglobin tỷ lệ với tổn thương cơ. Mạch máu: - XH mạch máu lớn muộn và trung gian - Huyết khối động mạch - Túi phình động mạch chủ bụng - Huyết khối tĩnh mạch sâu. Chỉnh hình: - Thường bị bỏ qua: Gãy xương, trật khớp. - Tổn thương cơ do sét đánh là do nạn nhân bị ném lên. Khác: - Cataract, bỏng kết mạc, bỏng giác mạc, - Tràn máu, tràn khí màng phổi, - Dập phổi, chấn thương tthanh quản - Bệnh lý dạ dày tá tràng, xuất huyết tiêu hóa, - Vỡ bàng quang,
  5. - Nhiễm trùng TÓM LẠI Biểu hiện sớm Ngưng hô hấp- tuần hoàn: - Cơ co cứng - Bỏng nơi tiếp xúc - Co cơ hô hấp sẽ ngừng thở và chết ngay. - Chết lâm sàng (ngưngHH TH ) do 3 tổn thương: *Rung thất (50 – 100 mA) * Đốt cháy trung tâm thần kinh (1A). * Co cứng cơ hô hấp (20A). - Chấn thương xảy ra do: * Co cơ qúa mạnh (chấn thương tủy sống), * Ngã (khi cắt điện). Biểu hiện muộn (thứ phát) a) Sốc giảm thể tích: tăng tính thấm thứ phát thành mạch, tổn thương tế bào, plasma thoát ra ngoài.
  6. b) Tăng áp nội sọ: nhức đầu, buồn nôn, nôn, u ám ý thức, hôn mê từ từ, phù gai thị, phù não. Có thể rối loạn chuyển hoá nặng c) Suy thận cấp: do tiêu hủy cơ vân, myoglobin máu và myoglobin niệu. Di chứng a) Tâm thần kinh: – - Chấn thương sọ não – - Liệt nửa người – - Hội chứng ngoại tháp, – - Bệnh thần kinh ngoại biên (liệt, đau, tê bì, bại nhẹ), – - Rối loạn điện não tồn tại hàng năm trở lên. b) Tim: – - Loạn nhịp tim – - Cơn đau thắt ngực, NMCT mất đi sau vài năm. c) Tại chỗ: – - Bỏng điện: Rất nặng, phải điều trị chuyên khoa. – - Bỏng sâu , lấp nghẽn ĐM, cháy thân tế bào TK. – - Cơ vân tiêu hủy, TK bị đốt cháy, vết bỏng khó phục hồi XỬ TRÍ TRƯỚC KHI VÀO VIỆN
  7. - Tắt nguồn điện - Tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện ngay lập tức - Tiến hành CPR - Nẹp cố định: nếu gãy xương, chấn thương cột sống cổ - Truyền dịch Normal saline hay Lactat Ringer. - ECG monitor liên tục. (nếu có điều kiện) XỬ TRÍ CẤP CỨU Sau CPR: * Bảo đảm thông tốt đường thở * Cung cấp đầy đủ oxy cho bệnh nhân * Có thể tự thở, thở máy qua NKQ, mở KQ. * Mở KQ sớm: một số nhà LS đề nghị, mục đích: giảm khoảng chết, thông đường thở, hút đàm dãi Nếu rung thất phải làm shock điện ngòai Phòng ngừa rung thất tái phát sau CPR : * Lidocain 4% 1- 1,5ml pha loãng bolus TM, sau đó duy trì 1mg/giờ (tổng liều không quá 4mg ). Truyền dịch, điều trị acidosis và xử lý myoglobin niệu.
  8. * Tổn thương dập mô do nghiền nát ở mô sâu trong khi vùng da bên trên chỉ bị phỏng ít. * Dịch truyền sao cho thể tích nước tiểu đạt 50- 100 cc/ giờ để ngăn ngừa sự lắng tụ của myoglobin tại ống thận. *Myoglobin niệu có thể đạt tới 6g% do sự hủy họai cơ, và luôn có nhiễm toan chuyển hóa Mannitol : *bảo đảm cung lượng nước tiểu cao và làm hạn chế khả năng họai tử ống thận cấp. * chống phù não * Liều khởi đầu 25g TM dung dịch mannitol 20%, sau đó 12,5g TM/ giờ trong 4- 6 giờ thường là đủ. Chủng ngừa tetanos cũng nên làm nếu có chỉ định Các dấu hiệu gợi ý cần nhập viện để theo dõi thêm: * Nếu có bỏng da nặng * Nếu nghi ngờ có tổn thương mô sâu dưới vết bỏng da. * Rối loạn tim * Rối loạn thần kinh * XN có myoglobin niệu hoặc nhiễm toan chuyển hóa
  9. * Tình trạng lâm sàng xấu đi khi ở khoa cấp cứu.
nguon tai.lieu . vn