Xem mẫu

CHƯƠNG III ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN TÂM LÝ CỦA TRẺ MẪU GIÁO (3 - 6) TUỔI. 1. HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI CỦA TRẺ MẪU GIÁO. 1.1. Đặc điểm cơ bản của hoạt động vui chơi: * Tính tự do: Tự do là đặc điểm nổi bật, chủ yếu của trò chơi, tính tự do thể hiện ở việc trẻ tự nguyện tham gia vào trò chơi mình thích, tự chọn bạn chơi, tự lựa chọn đồ chơi mà mình cần, tự chơi theo cách trẻ biết, không chơi nữa nếu không hứng thú. Nguyên cớ thúc đẩy trẻ chơi là tính hấp dẫn của trò chơi. * Tính tự lực, tự điều khiển (độc lập). Biểu hiện ở ý thức làm chủ, hoạt động hết mình, tích cực, độc lập, người lớn không thể áp đặt hay chơi hộ trẻ, chỉ có thể hội ý, hướng dẫn mà thôi. Chẳng hạn, người thực hiện tham gia và trò chơi tiêm cho bệnh nhân - trẻ lấy “cồn tưởng tượng” lau vàobúp bê rồi tiêm.Người làm thực thực nghiệm nói “ các cháu tiêm đi rồi cô lấy còn thật lau sau”- Các cháu từ chối vì điều đó trái với luật chơi. * Trò chơi của trẻ giàu tính xúc cảm. Tính cách là một phần cơ sở của trẻ, trẻ sống được trong trò chơi của mình, trong khi chơi trẻ thể nghiệm các xúc cảm lo lắng, bực bội, thích thú, mừng rỡ một cách hết sức chân thật. Xúc cảm của trẻ khi chơi thường gắn liền với vai chơi hay chiều hướng thắng bại của các trò chơi có yếu tố thi đấu. Khi chơi trẻ bộc lộ xúc cảm của mình qua điệu bộ, nét mặt, giọng nói... Trẻ trong vai bà mẹ có con đau ốm tỏ ra lo lắng, buồn phiền; Trò chơi “mèo đuổi chuột” -trẻ trong vai chuột sợ hãi, khiếp sợ khi mèo đến gần, con mèo thì ré lên khoái trá khi vồ được chuột. * Trò chơi giàu tính sáng tạo ( mang tính cách ký hiệu - tượng trưng) Sự sáng tạo và trí tưởng tượng của trẻ thể hiện ở nhiều khía cạnh của trò chơi: Nội dung, đồ chơi, địa điểm, hành động chơi... 66 * Trò chơi của trẻ phản ánh môi trường xã hội mà trẻ sống. Quan sát trò chơi ta có thể nhận thấy dấu ấn của thời gian, của những điều kiện, hoàn cảnh sống đem lại cho trẻ. Khi chơi, trẻ nhận thức thế giới sung quanh một cách tích cực hơn và thể nghiệm lại những thực tế đã có. 1.2. vai trò của hoạt động vui chơi đối với sự phát triển tâm lý của trẻ. Những phẩm chất tâm lý và những đặc điểm nhân cách của trẻ mẫu giáo được phát triển mạnh mẽ trong hoạt động vui chơi. Hoạt động vui chơi làm ảnh hưởng đến sự hình thành tính chủ định của quá trình tâm lý. ( Trong trò chơi trẻ bắt đầu phát triển chú ý có chủ định) . Bản thân những điều kiện của trò chơi đòi hỏi đứa trẻ phải tập trung vào những đối tượng dựa vào tình huống trò chơi, tập trung vào nội dung của hành động chơi và nội dung của chủ đề. Nếu đứa trẻ không chú ý vào điều mà tình huống trò chơi trước mắt đòi hỏi ở nó, nếu nó không nhớ điều kiện của trò chơi thì nó dứt khoát bị các bạn đuổi đi. Tình huống trò chơi và những hành động chơi ảnh hưởng tới sự phát triển của hoạt động trí tuệ của trẻ mẫu giáo. Trong trò chơi đứa trẻ học hành động với vật thay thế đối tượng thực, đặt tên mới cho đối tượng là vật thay thế, hành động phù hợp với tên gọi này. Đối tượng thay thế trở thành chỗ dựa đối với tư duy. Trên cơ sở những hành động với các đối tượng thay thế đứa trẻ học suy nghĩ với đối tượng thực. Dần dần những hành động chơi với đối tượng được rút gọn, đứa trẻ học suy nghĩ về các đối tượng và hành động với chúng trong diện tinh thần. Như vậy, trò chơi góp phần rất lớn vào việc chuyển đứa trẻ sang tư duy trong diện biểu tượng. Trò chơi ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triên ngôn ngữ. Tham gia chơi cùng nhóm bạn là điều kiện để trẻ sử dụng phương tiện giao tiêp bằng ngôn ngữ, đồng thời trẻ có cơ hội thể hiện trình độ ngôn ngữ của mình. Tình huống trò chơi đòi hỏi mỗi đứa trẻ tham gia trò chơi phải có một trình độ giao tiếp ngôn ngữ nhất định. Nếu đứa trẻ không thể diễn đạt mạch lạc nguyện vọng của mình đối với tiến trình của trò chơi, nếu nó không hiểu 67 những lời chỉ dẫn của bạn cùng chơi, nó sẽ trở thành gánh nặng đối với các bạn cùng tuổi. Chính điều đó kích thích sự phát triển ngôn ngữ mạch lạc. Trò chơi ĐVTCĐ có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển trí tưởng tượng (Đóng vai ? làm gì ? làm như thế nào ? ). Trong hoạt động vui chơi đứa trẻ học thay thế các đối tượng này bằng các đối tượng khác, nhận đóng những vai khác nhau. Năng lực này là cơ sở của sự phát triển óc tưởng tượng. Trẻ biết xây dựng những tình huống mới trong trí tưởng tượng của mình. Bé trai tưởng tượng mình là “chỉ huy” lái tàu vượt qua đại dương, tưởng tượng mình là lực sĩ, anh hùng...bé gái tưởng tượng mình là cô tiên, công chúa... Trẻ tưởng tượng ra các đồ vật thay thế: Lấy gậy, cỏ quấn lên đầu làm vòng hoa, lấy khăn làm váy, lấy gối làm em bé... Trò chơi giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng không chỉ bình diện bên ngoài mà còn phát triển ở bình diện bên trong ( trong óc, tưởng tượng ngầm). Ví dụ: Bé gái nhìn tấm ảnh có cô gái đứng cạnh con búp bê và cái máy khâu, bé nói “cô gái đang nghĩ cách may áo cho em bé”, Bé đang chơi với con búp bê, mẹ gọi đi ăn cơm bé nói “ để cho em bé ngủ đã ”. Như vậy, trò chơi giúp trẻ trí tưởng tượng hướng nội( tưởng tượng thầm bên trong). Đây là dạng tưởng tượng đích thực. Ảnh hưởng của trò chơi tới sự phát triển nhân cách. Thông qua trò chơi trẻ tìm hiểu những mỗi quan hệ qua lại của người lớn mà đứa trẻ coi là mẫu mực đối với hành vi của nó, Trong trò chơi, trẻ cũng rèn luyện được những kĩ xảo giao tiếp cơ bản, những phẩm chất tâm lý cần thiết để giao tiếp với các bạn. Trò chơi góp phần phát triển tình cảm và điều khiển hành vi bằng ý chí. Khi phản ánh vào tính chất những mối quan hệ giữa người và người thì những suy nghĩ mang tính người được gợi lên ở trẻ, trẻ thể hiện thái độ buồn, vui vào hoàn cảnh được tạo nên bởi trí tưởng tượng. Trẻ nhập vai người mẹ thực sự buồn đau khi con bị ốm. “Thuyền trưởng” vui mừng khi đưa tàu vượt qua giông bão. 68 Qua trò chơi, những phẩm chất ý chí được hình thành như tính mục đích, tính kỷ luật, tính dũng cảm. Những đức tính này do nội dung trò chơi quyết định. Vai người lính gác thì phải thực hiện kỷ luật nghiêm minh; Y tá thì tận tình, chu đáo; Người mẹ thì dịu hiền yêu thương con; Cô giáo thì vui tươi, nhẹ nhàng... Trò chơi là phương tiện phát triển toàn diện nhân cách của trẻ, qua việc phát triển chức năng tâm lý mà phát triển các mặt nhân cách: Trí tuệ, thể chất, hoạt động, thẩm mỹ. 1.3. Trò chơi đóng vai trò theo chủ đề ( ĐVTCĐ ). 1.3.1. Khái niệm: Trò chơi Đóng vai theo chủ đề là hoạt động phản ánh cuộc sống sinh hoạt của xã hội, những mối quan hệ giữac người với người và lao động của họ. Thế giới xung quanh, cuộc sống, con người là nguồn nguyên liệu làm nên trò chơi ĐVTCĐ. 1.3.2 Cấu trúc của trò chơi đóng vai theo chủ đề. *Chủ đề chơi và nội dung chơi Chủ đề của trò chơi: Là tên gọi khái quát của trò chơi nào đó. Chủ đề chơi nói lên một cách chung nhất phạm vi hiện thực được phản ánh trong trò chơi. Nội dung của trò chơi. Nội dung chơi trong trường hợp này là khía cạnh hiện thực được phản ánh trong trò chơi. Nội dung chơi có thể là hành động, công việc của người mà trẻ đóng vai, có thể là quan hệ, thái độ của họ với người khác, cũng có thể là đặc điểm cá nhân đã gây ấn tượng ở trẻ ( giọng nói, cách đi đứng, ăn mặc...) VD: Trò chơi bác sĩ Trong nội dung của trò chơi, trẻ tái tạo lại hành động của người bác sĩ ( cách tiêm, cách hỏi han, cách chăm sóc bệnh nhân). Thể hiện mối quan hệ xã hội bên trong như mặt tình cảm, đạo đức... Đối với nội dung trò chơi người lớn cần xem xét khía cạnh tích cực hay tiêu cực của mảng hiện thực mà trẻ em tái tạo vì đời sống xã hội phong phú và 69 phức tạp - bên cạnh cái tốt, người tốt còn có người xấu, việc xấu từ đó giúp trẻ có những chủ đề chơi phong phú và nội dung chơi lành mạnh. Chủ đề chơi có thể giống nhau ở một lứa tuổi những nội dung trẻ chơi theo cách khác nhau ở mỗi lứa tuổi. Chơi trò nấu nướng: đứa trẻ nhỏ: nấu cơm, ăn, rửa bát, ở đây trẻ hành động như nhau ở cùng nhóm trẻ. Những trẻ mẫu giáo lớn thể hiện được mối quan hệ xã hội: ai nấu cơm, ai rửa rau, ai được mới ăn cơm trước, ái rửa bát... Thể hiện mối quan hệ xã hội bên trong: Mời người lớn ăn trước ( nếu là đóng vai bố, mẹ, ông bà...) phục tùng những quy tắc xã hội ( biết cách đối sử đúng chuẩn mực xã hội ) *Vai chơi và hành động chơi. Vai chơi: Thể hiện ở chỗ trẻ thực hiện những trách nhiệm của vai đó thì đồng thời cũng thực hiện những quyền lực đối với những thành viên khác tham gia trò chơi. Vai là yếu tố quan trọng để tạo nên trò chơi. Đóng vai có nghĩa là tái tạo lại hành động của một người lớn trong những mối quan hệ nhất định với những người xung quanh. Trong vai chơi trẻ nhận làm chức năng xã hội của một người nào đó, thường là chức năng mang tính chất nghề nghiệp. VD: Lái xe, dạy học, bán hàng, đầu bếp, người lính, bác sĩ... Đóng vai là con đường để trẻ xâm nhập vào cảm xúc của người lớn. Muốn trở thành vai nào đó trong trò chơi thì phải biết thực hiện hành động của vai đó và hiểu biết nhất định về vai đó ( hiểu biết sinh hoạt và hành động của vai đó). Bác sĩ là ai? làm việc gì? khi nào thì người ta tìm đến bác sĩ, bác sĩ làm việc ở đâu...? Vốn hiểu biết của trẻ tăng lên khi chơi chung với bạn. Đóng vai một người nào đó khi chơi, trẻ sống trong một bối cảnh tưởng tượng mà nhân vật đó đang có mặt và hành động phù hợp với bối cảnh tưởng tượng đó, trẻ thực sự “sống” trong trí tưởng tượng và thực sự thể nghiệm những xúc cảm tương ứng nảy sinh. 70 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn