Xem mẫu

4.3. CÔNG NGHỆ CHẨN ĐOÁN VÀ BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG ĐIỆN 4.3.1. CHẨN ĐOÁN VÀ BẢO DƯỠNG NGUỒN NĂNG LƯỢNG ĐIỆN 1. Ắc quy: a) Kiểm tra, chẩn đoán kỹ thuật - Kiểm tra mức dung dịch điện phân: + Mức dung dịch điện phân phải cao hơn lưới bảo vệ từ (10 -15) mm, kiểm tra bằng thước thủy tinh nhỏ thủng hai đầu có khắc vạch mm. - Kiểm tra nồng độ dung dịch điện phân: + Dùng tỉ trọng kế để kiểm tra nồng độ dung dịch điện phân. Tỉ trọng của dung dịch điện phân phụ thuộc vào nồng độ H2SO4 có trong dung dịch. Hút dung dịch vào tỉ trọng kế, đọc chỉ số nồng độ dung dịch trên phao, so sánh với nồng độ tiêu chẩn. Hình 4.36: Kiểm tra mức dung dịch và nồng độ dung dịch điện phân. Trong một bình ắc quy sự chênh lệch nồng độ giữa các ngăn không được vượt quá 0,02 g/cm3. + Tỉ trọng kế được chế tạo để đo nồng độ dung dịch ở nhiệt độ 150C, vì vậy khi đo dung dịch ở nhiệt độ khác 150C phải hiệu chỉnh. Cứ chênh 10C thì thay đổi nồng độ 0,0007 g/cm3. Thông thường với ắc quy ở nhiệt độ 150C nạp đầy nồng độ dung dịch là 1,27 g/cm3 và phóng hết là 1,11 g/cm3. - Kiểm tra điện áp ắc quy: + Dùng vôn kế để kiểm tra điện áp các ngăn của ắc quy. Quan sát vôn kế, thấy kim ổn định ở:  (1,75 ÷ 1,8)V, ắc quy nạp đầy  (1,65 ÷ 1,7)V, ắc quy phóng 25% dung lượng  (1,5 ÷ 1,6)V, ắc quy phóng 50% dung lượng  (1,3 ÷ 1,4)V, ắc quy phóng 100% dung lượng + Thông thường khoảng giới hạn được chỉ thị bằng màu:  Màu xanh lá cây: ắc quy còn tốt  Màu vàng: cần nạp lại  Màu đỏ: cần sửa chữa b) Bảo dưỡng kỹ thuật ắc quy - Trong quá trình sử dụng ắc quy cần chú ý: + Không khởi động dài quá 15 giây, không khởi động liên tục quá 3 lần, mỗi lần cách nhau một chút. + Thường xuyên kiểm tra đồng hồ báo nạp, ở vòng quay định mức, dòng điện nạp không quá (10 – 20)A. - Định kỳ kiểm tra nồng độ dung dịch điện phân, và điện áp các ngăn, phải bổ sung thường xuyên và đảm bảo mức dung dịch đúng qui định, làm sạch vỏ bình, cầu nối. 57 + Việc xúc rửa, thay dung dịch, nạp lại ắc quy theo định kỳ hoặc đột xuất. + Nạp ắc quy có thể tiến hành theo hai cách: nạp với dòng điện không đổi, dùng cho nạp mới, nạp sau khi sửa chữa, xúc rửa. Nạp với điện áp không đổi dùng cho nạp bổ sung. 2. Máy phát điện: a) Kiểm tra, bảo dưỡng chổi than, cổ góp: - Kiểm tra cổ góp: (hình 4.37) + Quan sát nếu cổ góp cháy xém nhẹ thì dùng giấy ráp mịn đánh bóng. Nếu cháy rỗ phải đưa lên máy tiện láng lại xong mới dùng giấy ráp đánh bóng Dùng thước cặp kiểm tra kích thước cổ góp: + Đường kính tiêu chuẩn : 14.2 ÷ 14.4 mm(đây chỉ là thông số tham khảo) + Đường kính tối thiểu : 12.8 mm Hình 4.37 - Kiểm tra chổi than: kích thước tiêu chuẩn 16 mm, kích thước tối thiểu 8 mm. Chổi than phải tiếp xúc tốt, nếu cháy xém nhẹ thì dùng giấy ráp đánh sạch. - Kiểm tra roto : kiểm tra điện trở của cuộn dây (hình 4.38) đặt hai que đo vào hai cổ góp dẫn điện Hình 4.38 58 Hình 4.39 Kiểm tra sự cách điện của cuộn dây roto: (hình 4.39) đặt một que đo vào cổ góp, que còn lại đặt vào vấu cực. Yêu cầu điện trở phải lớn để đảm bảo không có sự thông mạch. - Kiểm tra cuộn dây Stato: + Kiểm tra sự thông mạch của cuộn dây stato (hình 4.40) đặt 1 que đo vào dây trung tính, que còn lại đặt lần lượt vào các đầu ra của 3 pha, yêu cầu phải có sự thông mạch, điện trở xấp xỉ bằng không. Hình 4.40: Hình 4.41: + Kiểm tra sự cách điện của cuộn dây (hình 4.41) một đầu đặt vào thân stato, đầu còn lại cắm vào dây ra bất kì của stato. Yêu cầu không có sự thông mạch. 59 4.3.2. CHẨN ĐOÁN VÀ BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG ĐÁNH LỬA 4.3.2.1. Kiểm tra, chẩn đoán chung hệ thống đánh lửa: a) Phương pháp kiểm tra bằng kinh nghiệm - Rút đầu dây cao thế ra khỏi nắp bộ chia điện đặt cách mát từ (3 ÷ 5) mm, bật khóa đánh lửa, đóng mở tiếp điểm bộ chia điện nếu thấy tia lửa xanh, mạnh là tốt. Hoặc có thể cho máy nổ, dùng tuốc nơ vít cho chạm mát từng bugi và lắng nghe tiếng máy, nếu ổn định thì các bugi còn tốt và ngược lại. b) Dùng đồng hồ (V), (A) và ống phóng điện để kiểm tra (hình 4.42) - Đo dòng điện sơ cấp bằng đồng hồ Ampe kế (A). - Đo điện áp ắc quy bằng đồng hồ vôn kế (V). - Kiểm tra sự tiếp xúc của cặp tiếp điểm nhờ vôn kế (V). (Nếu tiếp điểm. đóng vôn kế chỉ trị số lớn hơn không thì cặp tiếp điểm tiếp xúc không tốt). - Dùng ống phóng điện có điều chỉnh được khe hở giữa hai cực phóng ta có thể kiểm tra được khe hở của điện cực bugi cần kiểm tra (mắc ống phóng song song với bugi cần kiểm tra, điều chỉnh khe hở cực phóng từ từ đến khi thấy tia lửa xuất hiện ở ống phóng thì khe hở ở điện cực bugi tương đương với khe hở cực phóng). Hình 4.42: Hệ thống đánh lửa dùng vít. 4.3.2.2. Kiểm tra, bảo dưỡng các bộ phận trong hệ thống đánh lửa: a) Bugi (hình 4.43) - Bugi là bộ phận hay hư hỏng trong hệ thống đánh lửa. Sau một thời gian sử dụng, các điện cực của bugi mòn, điện cực bị lõm vào, tạo khe hở không đều làm bugi đánh lửa phân tán, chập chờn hoặc bỏ lửa. Khe hở của bugi khoảng 0,7 mm đối với hệ thống đánh lửa thường và khoảng (1 ÷ 1,2) mm đối với hệ thống đánh lửa bán dẫn. - Việc kiểm tra điều chỉnh khe hở bugi được tiến hành nhờ căn tròn chuyên dùng theo nguyên tắc, thí dụ: với khe hở là 0,7 mm thì điều chỉnh sao cho căn tròn 0,6 mm lọt qua, còn căn tròn 0,8 mm không lọt qua. Tránh dùng tuốc nơ vít nạy hoặc gõ, đập cực âm của bugi. - Thông thường sau khi kiểm tra và điều chỉnh khe hở điện cực bugi xong, ta đưa sang thiết bị làm sạch để kiểm tra sự làm việc (đánh lửa) sẽ sát với thực tế khi bugi làm việc ở trong xy lanh của động cơ, để đánh giá chất lượng của bugi. 60 Hình 4.43: Kiểm tra, điều chỉnh khe hở điện cực của bugi. a) Kiểm tra bằng căn lá (không đúng); b) Kiểm tra bằng căn tròn (đúng); c) Cơ lê chuyên dùng để kiểm tra và điều chỉnh ( thước đo tròn để kiểm tra, điều chỉnh khe hở điện cực bugi). b) Bôbin - Cuộn sơ cấp được kiểm tra nhờ nguồn ắc quy, sơ đồ đấu dây kiểm tra như hình 4.44a, nếu đèn sáng thì cuộn sơ cấp không bị đứt và ngược lại. - Kiểm tra cuộn thứ cấp (hình 4.44b): Một đầu cuộn thứ cấp nối với nguồn xoay chiều điện áp (220V), đầu thứ hai của nguồn xoay chiều quẹt nhanh với đầu ra của cuộn cao áp (W2) nếu thấy có tia lửa thì cuộn thứ cấp không bị đứt và ngược lại. Hình 4.44: Kiểm tra bô bin. c) Bộ chia điện - Kiểm tra, điều chỉnh khe hở cặp tiết điểm :(hình 4.45a,b) + Quay trục cam bộ chia điện để cặp tiếp điểm mở hoàn toàn, khe hở này nằm trong khoảng (0,35 ÷ 0,45) mm. Khi kiểm tra, căn lá 0,35 mm lọt qua còn căn lá 0,45 mm không lọt qua là đạt yêu cầu. Nếu khe hở không đúng tiêu chẩn ta tiến hành điều chỉnh khe hở theo các bước. + Nới vít hảm (1), xoay vít lệch tâm (2) bằng tuốc nơ vít, đồng thời dùng hai căn lá kiểm tra như phần trên. Khi thấy khe hở đạt tiêu chẩn ta dùng tuốc nơ vít hãm chặt vít hãm (1) lại. 61 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn