Xem mẫu

  1. 1 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN CHUẨN BỊ ĐIỀU KIỆN TRƯỚC KHI TRỒNG MÃ SỐ: MĐ 01 NGHỀ: TRỒNG BẦU, BÍ, DƯA CHUỘT Trình độ: Sơ cấp nghề
  2. 2 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN: Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ 01
  3. 3 LỜI GIỚI THIỆU Phát triển chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn phục vụ Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”. Đối tượng người học là lao động nông thôn, đa dạng về tuổi tác trình độ văn hoá và kinh nghiệm sản xuất, vì vậy chương trình dạy nghề cần kết hợp một cách khoa học giữa việc cung cấp những kiến thức lý thuyết với kỹ năng, thái độ nghề nghiệp. Trong đó, chú trọng phương pháp đào tạo nhằm xây dựng năng lực và các kỹ năng thực hiện công việc của nghề theo phương châm đào tạo dựa trên năng lực thực hiện. Sau khi tiến hành hội thảo DACUM dưới sự hướng dẫn của các tư vấn trong và ngoài nước cùng với sự tham gia của các chủ trang trại, công ty và các nhà trồng bầu, bí, dưa chuột, chúng tôi đã xây dựng sơ đồ DACUM, thực hiện bước phân tích nghề và soạn thảo chương trình đào tạo nghề trồng bầu, bí, dưa chuột. Chương trình được kết cấu thành 6 mô đun và sắp xếp theo trật tự lôgíc nhằm cung cấp những kiến thức và kỹ năng từ cơ bản đến chuyên sâu về kỹ thuật trồng bầu, bí, dưa chuột. Chương trình đào tạo nghề “Trồng bầu, bí, dưa chuột” cùng với bộ giáo trình được biên soạn đã tích hợp những kiến thức, kỹ năng cần có của nghề, đã cập nhật những tiến bộ của khoa học kỹ thuật và thực tế sản xuất bầu, bí, dưa chuột tại các địa phương trong cả nước, do đó có thể coi là cẩm nang cho người đã, đang và sẽ trồng các loại cây nói trên. Bộ giáo trình gồm 5 quyển: 1) MĐ 01: Chuẩn bị điều kiện trước khi trồng 2) MĐ 02: Trồng và chăm sóc bầu 3) MĐ 03: Trồng và chăm sóc bí 4) MĐ 04: Trồng và chăm sóc dưa chuột 5) MĐ 05: Thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm Để hoàn thiện bộ giáo trình này chúng tôi đã nhận được sự chỉ đạo, hướng dẫn của Vụ Tổ chức cán bộ – Bộ Nông nghiệp và PTNT; Tổng cục dạy nghề - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Sự hợp tác, giúp đỡ của Viện rau quả, bộ môn cây rau trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Đồng thời chúng tôi cũng nhận được các ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, cán bộ kỹ thuật của các Viện, Trường, cơ sở sản xuất, Ban Giám Hiệu và các thầy cô giáo Trường Cao đẳng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Bắc Bộ. Chúng tôi xin được gửi lời cảm ơn đến Vụ Tổ chức cán bộ – Bộ Nông nghiệp và PTNT, Tổng cục dạy nghề, Ban lãnh đạo các Viện, Trường, các cơ sở sản xuất, các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các thầy cô giáo đã tham gia đóng góp nhiều ý kiến quý báu, tạo điều kiện thuận lợi để hoàn thành bộ giáo trình này.
  4. 4 Giáo trình “Chuẩn bị điều kiện trước trồng” giới thiệu khái quát về kỹ thuật chuẩn bị đất trồng, nguồn nước tưới, phân bón, hóa chất và thuốc bảo vệ thực vật. Giáo trình này còn giúp người học hiểu thêm về kỹ thuật trồng bầu bí, dưa chuột theo hướng VietGAP. Trong quá trình biên soạn chắc chắn không tránh khỏi những sai sót, chúng tôi mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các đồng nghiệp để giáo trình hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Tham gia biên soạn 1. Trần Văn Dư: Chủ biên 2. Trần Ngọc Hưng 3. Kiều Thị Thuyên 4. Trần Ngọc Trường
  5. 5 MỤC LỤC BÀI 1: CHUẨN BỊ ĐẤT TRỒNG ...................................................................... 7 A. Nội dung ......................................................................................................... 7 1. Vệ sinh đồng ruộng ..................................................................................... …7 1.1. Phát quang………………………………………………………………….8 1.2. Thu dọn tàn dư thực vật…………………………………………………….8 1.3. Xử lý cỏ dại bằng hóa chất 8 1.4. Tạo mặt bằng 8 2. Làm đất ............................................................................................................ 9 2.1. Chuẩn bị luống trồng bầu 9 2.2. Chuẩn bị luống trồng bí 9 2.3. Chuẩn bị luống trồng dưa chuột 12 2.4. Tiêu chuẩn đất trồng bầu bí, dưa chuột theo tiêu chuẩn VietGAP ............ 14 B. Câu hỏi và bài tập thực hành ........................................................................ 15 C. Ghi nhớ ......................................................................................................... 16 BÀI 2: CHUẨN BỊ NGUỒN NƯỚC TƯỚI, PHÂN BÓN VÀ THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT ................................................................................................ 17 A. Nội dung ....................................................................................................... 17 1. Chuẩn bị nguồn nước tưới ............................................................................. 17 2. Chuẩn bị các loại phân bón ........................................................................... 17 2.1. Phân bón cho cây bầu ................................................................................ 17 2.2. Phân bón cho cây bí 18 2.3. Phân bón cho cây dưa chuột 19 3. Chuẩn bị các loại thuốc bảo vệ thực vật ........................................................ 20 4. Tiêu chuẩn nước tưới, phân bón và thuốc bảo vệ thực vật cho việc trồng bầu bí, dưa chuột theo tiêu chuẩn VietGAP ............................................................. 20 4.1. Phân tích và nhận diện yếu tố ảnh hưởng từ nước tưới ............................. 20 4.2. Phân tích và nhận diện yếu tố ảnh hưởng từ phân bón 23 4.3. Phân tích và nhận diện mối nguy từ hóa chất bảo vệ thực vật 28 B. Câu hỏi và bài tập thực hành ........................................................................ 33 C. Ghi nhớ ......................................................................................................... 33 BÀI 3: CHUẨN BỊ NGUYÊN LIỆU LÀM GIÀN ........................................... 34 Mục tiêu: ............................................................................................................ 34 A. Nội dung ....................................................................................................... 34 1. Tác dụng của việc làm giàn leo ..................................................................... 34 2. Lựa chọn nguyên liệu làm giàn bầu .............................................................. 34 2. Lựa chọn nguyên liệu làm giàn bí ................................................................. 35 2. Lựa chọn nguyên liệu làm giàn dưa chuột .................................................... 36 B. Câu hỏi và bài tập thực hành ........................................................................ 37 C. Ghi nhớ ......................................................................................................... 38
  6. 6 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN/MÔN HỌC ...................................... 39 I. Vị trí, tính chất của mô đun/môn học: ........................................................... 39 II. Mục tiêu: ....................................................................................................... 39 III. Nội dung chính của mô đun: ....................................................................... 39 IV. Hướng dẫn đánh giá kết quả học tập ........................................................... 40 VI. Tài liệu tham khảo ....................................................................................... 41
  7. 7 MÔ ĐUN: CHUẨN BỊ ĐIỀU KIỆN TRƯỚC KHI TRỒNG Mã mô đun: MĐ 01 Giới thiệu mô đun: - Mô đun này trang bị cho học viên về các công việc chuẩn bị trước khi trồng như: làm đất, nước tưới, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, nguyên liệu làm giàn leo… - Mô đun 01: “Chuẩn bị điều kiện trước khi trồng” có thời gian học tập là 94 giờ, trong đó có 16 giờ lý thuyết, 70 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra. Môđun này trang bị cho người học các kiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện các công việc như: chuẩn bị làm đất, nước tưới, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, nguyên liệu làm giàn leo… BÀI 01: CHUẨN BỊ ĐẤT TRỒNG Mã bài: MĐ 01-01 Mục tiêu: - Trình bày được các bước làm đất trồng bầu như: Vệ sinh ruộng, làm đất, rạch hàng, bón phân lót; - Thực hành vệ sinh ruộng, làm đất, rạch hàng, bón phân lót cho cây bầu, bí, dưa chuột; - Có ý thức giữ gìn, tiết kiệm nguyên vật liệu và đảm bảo an toàn lao động, an toàn cho môi trường sinh thái. A. Nội dung 1. Vệ sinh đồng ruộng Trước hết, đối với nghề trồng bầu, bí, dưa chuột, vệ sinh đồng ruộng là phương pháp có ý nghĩa cơ bản bởi nó gồm nhiều biện pháp khác nhau, tạo điều kiện cho cây trồng sinh trưởng và phát triển thuận lợi (loại bỏ, tiêu diệt các mầm mống dịch hại có trong đất, trên tàn dư cây trồng và trên cỏ dại). Thực tế cho thấy, sau mỗi vụ thu hoạch lúa hoặc cây trồng cạn, nhiều nông dân thường vệ sinh đồng ruộng bằng cách loại bỏ tất cả các tàn dư cây trồng như rơm rạ, thân lá, rễ cây trồng cạn ra khỏi đồng ruộng, đồng thời dọn sạch cỏ bờ (vạc bờ, phun thuốc cỏ cháy). Việc làm này tuy sẽ hạn chế được mầm mống sâu bệnh còn tồn tại trong ruộng như nhộng của sâu đục thân lúa có trong gốc rạ, mầm bệnh lở cổ rễ, bệnh héo rũ trên các loại cây thuộc họ bầu, bí... Tuy nhiên, xét về việc cải tạo đất trồng, tăng chất hữu cơ và độ phì cho đất thì việc làm trên lại không hiệu quả. Làm như vậy sẽ đưa ra khỏi đồng ruộng một khối lượng lớn chất hữu cơ cần thiết cho việc cải tạo đất, nâng cao độ phì cho đất. Vì vậy, cần thiết phải giữ lại khối lượng chất hữu cơ này (gốc, thân lá cây trồng trước) và vệ sinh đồng ruộng theo cách khác như: Cày phơi ải hoặc cho nước vào ruộng
  8. 8 ngâm ngấu gốc rạ, cày bừa thật kỹ đồng màu sau khi thu hoạch, dùng vôi bón ruộng, dùng thuốc hóa học diệt sâu, bệnh... Nhiều cây trồng, tàn dư sau thu hoạch là nguồn dinh dưỡng tự nhiên quý giá bổ sung lại cho đất trồng như các cây họ đậu đỗ có rễ cố định đạm hoặc các cây lấy củ có thân lá giàu kali. Việc vùi lại những phần này của các cây có ý nghĩa rất lớn trong việc bổ sung lại cho đất nguồn dinh dưỡng tự nhiên. Trong các vườn cây vào mùa đông, khi cây ngừng sinh trưởng, việc tỉa cành, tạo tán sẽ có tác dụng rất lớn để tiêu diệt mầm mống nhiều loài sâu bệnh hại cây. Việc vun gốc thu dọn lá rụng đối với cây lâu năm có tác dụng phá bỏ những nơi ẩn nấp và lưu giữ nhiều loài sâu bệnh. Một vấn đề đáng lưu ý nữa trong thực tế sản xuất rau màu hiện nay là nông dân thường xuyên phun thuốc cỏ cháy trên bờ ruộng để ngăn không cho cỏ phát triển mà lan xuống ruộng thay cho việc cắt xén cỏ xung quanh ruộng trước đây. Đây là một việc làm không nên áp dụng trên đồng ruộng nhất là những nơi ruộng cây trồng nọ liền kề ruộng kia. Vì khi phun (nhất là lúc có gió) sẽ không thể tránh khỏi việc thuốc cỏ bám lên cả cây trồng gây táp, héo, chết cây trồng trong ruộng và cây trồng nhà bên. Mặt khác, việc sử dụng thuốc cỏ cháy thường xuyên trên đồng ruộng (1 - 2 lần/vụ) sẽ gây độc hại, ô nhiễm đất, nước, cây trồng, động vật ăn cỏ... Vì vậy, nông dân cần cắt xén cỏ bờ thay cho việc phun thuốc cỏ cháy như vẫn làm. 1.1. Phát quang - Khu vực sản xuất bầu, bí, dưa chuột phải được dọn sạch cỏ, phát quang bờ, bụi để hạn chế sự lây lan của nguồn bệnh và sự phá hại của các loài gây hại khác như chuột, lợn, gà, trâu, bò... 1.2. Thu dọn tàn dư thực vật - Tiến hành thu dọn tàn dư thực vật nhằm tránh sự lây lan nguồn sâu, bệnh từ nơi này sang nơi khác. 1.3. Xử lý cỏ dại bằng hóa chất - Tiến hành phun thuốc trừ cỏ cho khu vực trồng bầu, bí, dưa chuột trước khi trồng khoảng 1 tháng. 1.4. Tạo mặt bằng - Khu sản xuất được làm phẳng và chuẩn bị lên luống.
  9. 9 Hình 1.1.1: Tạo mặt bằng 2. Làm đất 2.1. Chuẩn bị luống trồng bầu - Bước 1: Cày đất: Dùng các dụng cụ làm đất để tách đất, lật đất thành tảng, cục đất to - Bước 2: Làm đất nhỏ + Đất nhỏ, vụn, tơi xốp, + Đường kính viên đất ở lớp đất mặt thích hợp từ 2 – 3 cm, - Bước 3: Lên luống Lên luống rộng 0,7 m, tim luống này cách tim luống kia 1 m, luống cao 0,25 - 0,3 m. Trồng 1 hàng, cây cách cây 0,8 m. Mặt luống 0,7 m Độ cao 25 – 30 cm Rãnh(30 – 40 cm) Hình số 1.1.2: Kích thước luống trồng bầu - Bước 4: San phẳng mặt luống + Tạo cho mặt luống được phẳng để tránh đọng nước khi trời mưa + Tạo điều kiện tốt cho cây sinh trưởng phát triển tốt - Bước 5: Cuốc hố bón phân lót - Khoảng cách hố + Đối với các giống bầu dài: khoảng cách hố 0,8 – 1 m, trồng 1 hàng chính giữa luống. + Đối với các giống địa phương: Khoảng cách hố: 0,5 – 1 m - Bước 6: Rắc một lớp thuốc xử lý đất lên mặt luống để phòng sâu hại cây con có thể dùng Basudin 10H với lượng dùng 27 - 30 kh/ha (tương đương 1 kg/sào) 2.2. Chuẩn bị luống trồng bí Bước 1: Dụng cụ làm đất
  10. 10 - Máy kéo, - Máy cày, - Cày bằng trâu bò, - Cào, cuốc, xẻng Hình số 1.1.3: Máy cày Bước 2: Cày đất Dùng các dụng cụ làm đất để tách đất, lật đất thành tảng, cục đất to Hình 1.1.4: Cày đất Bước 3: Làm đất nhỏ - Đất nhỏ, vụn, tơi xốp, - Đường kính viên đất ở lớp đất mặt thích hợp từ 2 – 3 cm, Hình số 1.1.5: Làm đất nhỏ Bước 4: Lên luống Nếu làm giàn nên trồng luống rộng: 1,5 – 2,0 m, khoảng cách trồng : cây - cây 40 – 50 cm và hàng - hàng 80 cm.
  11. 11 Nếu không làm giàn (cây bò trên mặt luống) nên luống rộng trên 3,5m, trồng 2 hàng giữa luống, khoảng cách trồng giữa các cây là 40 – 50 cm, hàng x hàng 2,5 – 3 m. Lượng giống từ 300 - 400 gr/ha, mật độ 5.000-6.000 cây/ha. Chú ý nếu trồng bí bò cần có rơm, rạ… phủ mặt luống cho bí bò và đỡ quả. Mặt luống 1,5 – 2 m (3,5 m) Độ cao 15 – 25 cm Rãnh( 30- 40 cm) Hình số 1.1.6: Kích thước luống trồng bí Bước 4: San phẳng mặt luống - Tạo cho mặt luống được phẳng để tránh đọng nước khi trời mưa - Tạo điều kiện tốt cho cây sinh trưởng phát triển tốt Hình 1.1.7: San phẳng mặt luống trồng bí Bước 6: Cuốc hố bón phân lót - Khoảng cách hố + Vụ hè thu: 35 – 40 cm
  12. 12 + Vụ đông xuân: 40 – 45 cm Hình số 1.1.8: Cuốc hố bón phân lót 2.3. Chuẩn bị luống trồng dưa chuột - Bước 1: Cày đất: Dùng các dụng cụ làm đất để tách đất, lật đất thành tảng, cục đất to. - Bước 2: Làm đất nhỏ + Đất nhỏ, vụn, tơi xốp. + Đường kính viên đất ở lớp đất mặt thích hợp từ 2 – 3 cm. - Bước 3: Lên luống Vụ mưa làm luống cao: + Độ cao của luống: 35 cm + Mặt luống: 0,9 - 1m + Rãnh: 40 – 50 cm Vụ khô lên làm luống vừa phải: + Độ cao của luống: 20 – 25 cm + Mặt luống: 0,9 – 1 m + Rãnh: 40 – 50 cm Mặt luống 0,9 - 1 m Độ cao 30 – 35 cm Rãnh(40 – 50 cm) Mùa mưa: 35 cm để chống úng Mùa khô: 20 – 25 cm Hình số 1.1.9: Kích thước luống trồng dưa chuột - Bước 4: San phẳng mặt luống
  13. 13 + Tạo cho mặt luống được phẳng để tránh đọng nước khi trời mưa. + Tạo điều kiện tốt cho cây sinh trưởng phát triển tốt. - Bước 5: Cuốc hố bón phân lót - Khoảng cách hố + Đối với các giống dưa lai: khoảng cách hố 35 – 40 cm + Đối với các giống địa phương: Khoảng cách hố: 25 – 30 cm - Bước 6: Rắc một lớp thuốc xử lý đất lên mặt luống để phòng sâu hại cây con có thể dùng Basudin 10H với lượng dùng 27 - 30 kh/ha (tương đương 1 kg/sào) - Bước 7: Phủ màng phủ nilong lên trên luống - Cố định màng phủ tránh gió tốc bằng cách dùng dây chì bẻ hình chữ U mỗi cạnh khoảng 10 cm ghim hai bên mé màng phủ (dây chì sử dụng được nhiều năm) hoặc dùng tre chẻ lạc ghim mé liếp (trên đất có nhiều sét, mềm và dẽo), cũng có thể lắp đất tấn xung quanh mé liếp. - Bước 8: Đục lỗ màng phủ: - Dùng lon sữa bò, có khoét lổ thông gió xung quanh chân lon, làm cán để cầm, cột dây chì vòng miệng lon chừa râu dài 50 - 70 cm để đo khoảng cách, đốt than nóng cho vào trong lon. Hình số 1.1.10: Đục lỗ màng phủ
  14. 14 - Bước 9: Xăm lỗ mặt đất: + Dùng chày tỉa xăm lỗ đường kính rộng 7-8 cm. Độ sâu tùy cách gieo hột: gieo thẳng (xăm lỗ cạn 2-3 cm), còn đặt cây con (xăm sâu 5-7 cm). Hình 1.1.11: Đục hốc trồng 2.4. Tiêu chuẩn đất trồng bầu bí, dưa chuột theo tiêu chuẩn VietGAP 2.4.1. VietGAP là gì? VietGAP (là cụm từ viết tắt của: Vietnamese Good Agricultural Practices) có nghĩa là Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam dựa trên 4 tiêu chí như: - Tiêu chuẩn về kỹ thuật sản xuất. - An toàn thực phẩm gồm các biện pháp đảm bảo không có hóa chất nhiễm khuẩn hoặc ô nhiễm vật lý khi thu hoạch. - Môi trường làm việc mục đích nhằm ngăn chặn việc lạm dụng sức lao động của nông dân. - Truy tìm nguồn gốc sản phẩm. Tiêu chuẩn này cho phép xác định được những vấn đề từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm. * Cụ thể là việc quy định rõ ràng những yếu tố chính trong sản xuất nông nghiệp như: 1. Đánh giá và lựa chọn vùng sản xuất. 2. Giống và góc ghép 3. Quản lý đất và giá thể 4. Phân bón và chất phụ gia 5. Nước tưới 6. Hóa chất (bao gồm cả thuốc bảo vệ thực vật) 7. Thu hoạch và xử lý sau thu hoạch 8. Quản lý và xử lý chất thải 9. An toàn lao động 10. Ghi chép, lưu trử hồ sơ, truy nguyên nguồn gốc và thu hồi sản phẩm
  15. 15 11. Kiểm tra nội bộ 12. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại 2.4.2. Xét nghiệm mẫu đất cho vùng trồng rau VietGAP - Các vùng sản xuất bầu, bí, dưa chuột theo tiêu chuẩn VietGAP phải được lấy mẫu để phân tích mức giới hạn tối đa cho phép của các kim loại nặng trong đất như: Chì, cadimi, thủy ngân, asen. - Phương pháp lấy mẫu đất: Lấy mẫu theo phương pháp 5 điểm chéo góc, mẫu đất được lấy phải đại diện cho vùng sản xuất. - Điểm thứ 1 cách bờ 5 m - Điểm thứ 2 cách bờ 5 m - Điểm thứ 3 lấy ở khu vực chính giữa vườn - Điểm thứ 4 cách bờ 5 m - Điểm thứ 5 cách bờ 5 m Điểm 1 Điểm 2 Điểm 3 Điểm 4 Điểm 5 Hình số 1.1.12: Cách lấy mẫu đất theo 5 điểm chéo góc - Sau khi lấy mẫu đất, gửi các mẫu này đến các Viện nghiên cứu để xét nghiệm. Mức giới hạn tối đa cho phép của các kim loại nặng trong đất phải đạt yêu cầu như trong bảng 1.1.1 Bảng 1.1.1: Mức giới hạn tối đa cho phép của kim loại nặng đối với đất Mức giới hạn tối đa cho phép TT Nguyên tố (mg/kg đất khô) 1 Arsen (As) 12 2 Cadimi (Cd) 2 3 Chì (Pb) 70 4 Đồng (Cu) 50 5 Kẽm (Zn) 200 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Các câu hỏi:
  16. 16 Câu 1: Anh (chị) hãy trình bày kỹ thuật làm đất và lên luống để trồng cây bầu? Câu 2: Anh (chị) hãy trình bày kỹ thuật làm đất và lên luống để trồng cây bí? Câu 3: Anh (chị) hãy trình bày kỹ thuật làm đất và lên luống để trồng cây dưa chuột? Câu 4: Anh (chị) hãy cho biết VietGAP là gì? Nêu những yếu tố chính trong sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP? 2. Bài thực hành: * Bài thực hành số 1.1.1: Làm đất và lên luống trồng cây dưa chuột - Mục tiêu: Trình bày được các bước làm đất và lên luống trồng cây dưa chuột; Thực hiện việc làm đất và lên luống trồng cây dưa chuột. - Nguồn lực: 10 cái cuốc, 10 cái xẻng, dây, bảo hộ lao động. - Cách thức tiến hành: thực hiện bài tập theo nhóm (05 học viên/nhóm) hoặc theo cá nhân, mỗi nhóm hoặc cá nhân hoàn thành toàn bộ hoặc một phần các bước/nhóm bước công việc. - Nhiệm vụ của nhóm/cá nhân khi thực hiện bài tập: Chuẩn bị dụng cụ làm đất, lên luống… - Thời gian hoàn thành: 24 giờ - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: làm được 5 luống đất có độ cao của luống: 35 cm, mặt luống: 0,9 - 1m, rãnh: 40 – 50 cm. C. Ghi nhớ - Chiều rộng, chiều cao, rãnh luống đất trồng bầu, bí, dưa chuột. - Tiêu chuẩn đất trồng bầu bí, dưa chuột theo tiêu chuẩn VietGAP.
  17. 17 BÀI 02: CHUẨN BỊ NGUỒN NƯỚC TƯỚI, PHÂN BÓN VÀ THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT Mã bài: MĐ 01-02 Mục tiêu: - Liệt kê được các loại phân bón, hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật dùng trong sản xuất bầu, bí, dưa chuột; - Biết cách sử dụng các loại hóa chất như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất bầu, bí, dưa chuôt; - Chuẩn bị được nguồn nước tưới; - An toàn lao động và bảo vệ môi trường. A. Nội dung 1. Chuẩn bị nguồn nước tưới - Đối với nghề sản xuất bầu, bí, dưa chuột nước tưới là rất quan trọng. Nguồn nước tưới có thể dùng các nguồn nước sau đây: + Nước ao hồ, sông suối. + Nước giếng khoan + Nước máy. - Các loại nước dùng trong sản xuất phải đạt các yêu cầu sau: + Đủ lượng: nước tưới phải đảm bảo và trữ lượng dồi dào. + Đạt tiêu chuẩn về chất: nguồn nước phải là nguồn nước sạch, không lấy nguồn nước thải của các nhà máy, xí nghiệp, nước thải sinh hoạt và các nguồn nước gây ô nhiễm, nước không bị nhiễm các loại hóa chất độc hại. Tưới nước cho bầu, bí, dưa chuột là yêu cầu rất quan trọng trong sản xuất, là một trong các biện pháp thâm canh. Để tưới có hiệu quả cần chọn phương pháp tưới phù hợp với từng loại cây trồng, điều kiện đất đai, điều kiện địa hình và nguồn nước. Một số phương pháp đang áp dụng hiện nay tưới cho cây trồng, đó là: Tưới phun mưa, tưới nhỏ giọt, tưới theo rãnh, tưới tràn. 2. Chuẩn bị các loại phân bón 2.1. Phân bón cho cây bầu 2.1.1. Phân bón lót cho cây bầu Bảng 1.2.1: Lượng phân bón lót cho cây bầu (lượng tính/1 ha) Lần bón Loại phân Lượng Cách bón Bón lót ( - Phân chuồng ủ (tấn) 10 - 20 trước khi - Lân lâm thao (kg) 1000 Trộn đều bón hốc trồng 3 – 7
  18. 18 ngày) - Kali (kg) 500 - 600 Bón lót khi - Phân vi sinh Biogro 300 – 400 Trực tiếp bón vào hốc gieo hạt (kg) rồi gieo hạt Lưu ý: - Đất trồng bầu tốt nhất phải được để ải 5 - 7 ngày - Phân cho xuống hố rồi lấp đất 2.1.2. Phân bón thúc cho cây bầu - Bón thúc: Giai đoạn tăng trưởng: kể từ khi trồng đến khi bầu lên giàn (60 ngày sau khi trồng). Bón thúc thường xuyên mỗi tuần một lần để chuẩn bị cơ sở vật chất cho cây ra hoa kết trái. - Lượng bón cho 1 lần/hốc: 10 g NPK Chú ý: sau khi tưới phân xong nên tưới nước lại để tránh phân làm cháy rễ cây. - Giai đoạn ra hoa, đậu trái: bón thúc nuôi quả 7 - 10 ngày một lần với lượng phân gia tăng dần để quả to và nhiều quả. - Trong suốt thời gian canh tác (130 - 140 ngày) mỗi hốc bón từ 1 - 1,5 kg phân hỗn hợp NPK. 2.2. Phân bón cho cây bí 2.2.1. Phân bón lót cho cây bí - Loại phân được dùng để bón lót Bảng 1.2.2: Lượng phân bón lót cho cây bí (lượng tính/1 ha) Lần bón Loại phân Lượng bón Cách bón Bón lót ( trước khi - Phân chuồng 10 - 15 Trộn đều bón hốc. trồng 3 – 7 ngày) hoai mục (tấn) Bón lót ( trước khi - Phân HC vi sinh 1.000 Trộn đều bón hốc. trồng 3 – 7 ngày) (kg) Bón lót ( trước khi - Phân lân vi sinh 1.000 Trộn đều bón hốc. trồng 3 – 7 ngày) (kg) Bón lót ( trước khi - Vôi bột (kg) 1.000 Trộn đều bón hốc. trồng 3 – 7 ngày) Bón lót ( trước khi - Kali (kg) 50 Trộn đều bón hốc. trồng 3 – 7 ngày) Lưu ý: - Đất trồng rau tốt nhất phải được để ải 5- 7 ngày - Cần bón vôi xử lý đất để trừ các nguồn bệnh 2.2.2. Phân bón thúc cho cây bí Lượng phân cần cho 1ha:
  19. 19 Phân chuồng hoai mục: 15 – 20 tấn Phân đạm: 250 - 300 kg Phân lân: 450 - 500 kg Phân kali: 250 - 300 kg. 2.3. Phân bón cho cây dưa chuột 2.3.1. Phân bón lót cho cây dưa chuột - Loại phân được dùng để bón lót Bảng 1.2.3: Lượng phân bón lót cho cây dưa chuột (lượng tính/1 ha) Lần bón Loại phân Lượng bón Cách bón - Bón lót ( - Phân chuồng ủ (tấn) 10 - 20 trước khi - Lân lâm thao (kg) 1500 Trộn đều bón trồng 3–7 hốc. ngày) - Kali (kg) 2 - Bón lót khi Phân vi sinh Biogro 300 – 400 Trực tiếp bón gieo hạt (kg) vào hốc rồi gieo hạt. Lưu ý: - Đất trồng dưa chuột tốt nhất phải được để ải 5 - 7 ngày. - Phân cho xuống hố rồi lấp đất. 2.3.2. Phân bón thúc cho cây dưa chuột * Bón thúc giai đoạn vườn ươm: - Trường hợp bón phân thúc khi cây sinh trưởng phát triển kém: + Phân đạm 0,1 % pha với nước sạch + Bón thúc tối đa 2 lần (lần 1 khi cây có 2 - 3 lá thật, lần 2 sau lần 1 khoảng 7 – 10 ngày) Lưu ý: Trước khi nhỏ đi trồng 10 ngày không được bón thúc. - Không nên bón thúc nhiều lần làm cây con quá tốt, non, khả năng chống chịu kém, khi trồng ra ruộng sản xuất tỷ lệ sống kém. * Bón thúc giai đoạn cây con: - Bón thúc lần 1: bón vào lúc cây có 4 – 5 lá, sắp có tua cuống với lượng 17 – 20 kg DAP + 10 -15 kg Urea + 10kg Kali/ sào Bắc Bộ. * Bón phân giai đoạn ra hoa đậu quả: Phân hữu cơ sinh học Hiếu Giang Better HG 01 trung bình 20 - 25 tấn/ha. Phân vô cơ: Các loại phân vô cơ thương phẩm số lượng sử dụng được quy theo nguyên chất: Đạm 25 kg/ha; Lân 50kg/ha; Kali 25kg/ha.
  20. 20 3. Chuẩn bị các loại thuốc bảo vệ thực vật - Các loại thuốc bảo vệ thực vật thường dùng trong việc sản xuất bầu, bí, dưa chuột như sau: + Thuốc trừ sâu: Trigard, Basudin, Malate, Enspray 99EC + Mipcide 20EC, 50WP hoặc Sapen Alpha 5EC, Confidor 100SL, Map Go 20ME, Actara 25WG… + Thuốc trừ bệnh: Carban 50 SC, Validan 3DD – 5Đ, Zinancol, Copper – B 75WP, ZINACOL, FOLPAN, APPENCARB, Copper B, New Kasuran, Topsin M, Score 250, Carban 50SC... + Chất kích thích sinh trưởng: HVP 401.N, HVP Auxin Organic… 4. Tiêu chuẩn nước tưới, phân bón và thuốc bảo vệ thực vật cho việc trồng bầu bí, dưa chuột theo tiêu chuẩn VietGAP 4.1. Phân tích và nhận diện yếu tố ảnh hưởng từ nước tưới 4.1.1. Hóa học, kim loại nặng - Nguyên nhân các loại hóa chất thuốc bảo vệ thực vật và kim loại nặng có ở trong nước. + Thuốc bảo vệ thực vật bị đổ, rò rỉ xuống nguồn nước tưới. + Rửa chai lọ, bình phun thuốc xuống nguồn nước tưới. + Nguồn nước tưới nhiễm hóa chất do nhà máy thải ra. + Nước giếng khoan bị nhiễm Asen, thủy ngân... + Nước sinh hoạt không đủ tiêu chuẩn - Hình thức gây ô nhiễm cho cây rau + Sử dụng nước bẩn tưới cho rau gần ngày thu hoạch + Tưới nước bị ô nhiễm + Rửa sản phẩm bằng nước bị ô nhiễm Hình số 1.2.1: Rửa rau bằng nguồn nước ô nhiễm 4.1.2. Các sinh vật gây bệnh
nguon tai.lieu . vn