Xem mẫu

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
KHOA THIẾT KẾ VÀ SÁNG TẠO ĐA PHƯƠNG TIỆN
*****
GIÁO TRÌNH BÀI GIẢNG
(Phương pháp đào tạo theo tín chỉ)

IT

CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM
Mã học phần: CDT1240
(02 tín chỉ)

PT

Biên soạn
Nguyễn Thị Minh Thái

LƯU HÀNH NỘI BỘ

Hà Nội, 12/2014

LỜI NÓI ĐẦU

PT

IT

Bài giảng “Cơ sở văn hóa Việt Nam” dùng cho sinh viên tham khảo, trong
chuyên ngành truyền thông Đa phương tiện, thuộc lĩnh vực Công nghệ Đa
phương tiện. Nội dung tài liệu đề cập, cung cấp những kiến thức cơ bản về quá
trình ra đời và phát triển của các nền văn minh tiêu biểu trong lịch sử loài người.
Bài giảng này gồm 4 chương đem lại cho người đọc sự hiểu biết cơ bản và
hệ thống về văn hóa nói chung và văn hóa Việt Nam nói riêng.
Trên cơ sở những kiến thức khoa học, môn học này nhằm góp phần xây
dựng quan điểm nhân văn, biết quý trọng và giữ gìn những sản phẩm vật chất và
tinh thần của văn minh nhân loại, biết vận dụng hữu ích vào viêc hoàn thiện nhân
cách của mỗi người và kiến thiết đất nước theo đường lối công nghiệp hóa, hiện
đại hóa, làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng văn minh.
Tác giả xin chân thành cám ơn các cán bộ Viện công nghệ Thông tin và
Truyền thông CDIT, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông PTIT đã trợ
giúp để hoàn thành tài liệu này.

2

MỤC LỤC

PT

IT

LỜI NÓI ĐẦU........................................................................................................ 2
CHƯƠNG I – VĂN HÓA HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM.............................. 5
1. Văn hóa và văn hóa học ................................................................................. 5
1.1. Định nghĩa văn hóa.................................................................................. 5
1.2. Các đặc trưng và chức năng của văn hóa ................................................ 6
1.3. Văn hóa với Văn minh, Văn hiến, Văn vật ............................................. 7
1.4. Cấu trúc của văn hoá: .............................................................................. 9
1.5. Cơ sở văn hóa và các bộ môn văn hóa học ........................................... 10
2. Định vị văn hóa Việt Nam............................................................................ 10
2.1. Loại hình văn hóa gốc nông nghiệp ...................................................... 10
2.2. Chủ thể và thời gian văn hóa Việt Nam ................................................ 12
2.3. Hoàn cảnh địa lí, không văn hóa và các vùng văn hóa Việt Nam ........ 13
2.4. Hoàn cảnh lịch sử - xã hội của văn hóa Việt Nam ................................ 15
CHƯƠNG II – DIỄN TRÌNH LỊCH SỬ CỦA VĂN HÓA VIỆT NAM ............ 16
1. Văn hóa Việt Nam thời tiền sử và sơ sử ...................................................... 16
1.1. Văn hoá thời tiền sử .............................................................................. 16
1.2. Văn hoá thời sơ sử: ................................................................................ 19
1.2.1. Từ văn hoá tiền Đông Sơn đến văn hoá Đông Sơn:........................... 19
1.2.2. Văn hoá Sa Huỳnh:............................................................................. 22
1.2.3. Văn hoá Đồng Nai: ............................................................................. 25
2. Văn hóa Việt Nam thiên niên kỉ đầu công nguyên ...................................... 27
2.1. Văn hoá Việt Nam thời kì Bắc thuộc: ................................................... 27
2.2. Văn hoá Việt Nam thời Đại Việt:.......................................................... 31
2.3. Văn hóa Việt Nam thời tự chủ .............................................................. 34
3. Văn hoá Việt Nam từ 1858 đến 1945:.......................................................... 45
3.1. Bối cảnh lịch sử văn hóa: ...................................................................... 45
3.2. Đặc trưng văn hoá giai đoạn từ năm 1858 đến năm 1945: ................... 47
4. Văn hoá Việt Nam từ 1945 đến nay: ............................................................ 53
4.1. Bối cảnh lịch sử: .................................................................................... 53
4.2. Đặc điểm của văn hóa từ năm 1945 đến nay ........................................ 56
CHƯƠNG III: TÍN NGƯỠNG VÀ TÔN GIÁO ................................................. 60
1. Tín ngưỡng: .................................................................................................. 60
1.1. Tín ngưỡng phồn thực: .......................................................................... 60
1.2. Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên ............................................................... 62
2. Tôn giáo:....................................................................................................... 67
2.1. Nho giáo: ............................................................................................... 67
2.2. Phật giáo: ............................................................................................... 70
3

PT

IT

2.3. Đạo giáo: ............................................................................................... 72
2.4. Kitô giáo: ............................................................................................... 73
CHƯƠNG IV: KHÔNG GIAN VĂN HÓA VIỆT NAM .................................... 74
1. Vùng văn hoá Tây Bắc: ................................................................................ 74
1.1. Đặc điểm tự nhiên: ................................................................................ 74
1.2. Đặc điểm văn hoá: ................................................................................. 77
2. Vùng văn hoá Việt Bắc: ............................................................................... 80
2.1. Đặc điểm tự nhiên và xã hội:................................................................. 80
2.2. Đặc điểm văn hoá: ................................................................................. 82
3. Vùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ: ................................................................... 85
3.1. Đặc điểm tự nhiên và xã hội:................................................................. 85
3.2. Đặc điểm văn hoá: ................................................................................. 87
4. Vùng văn hoá Trung Bộ: .............................................................................. 91
4.1. Đặc điểm tự nhiên và xã hội:................................................................. 91
4.2. Đặc điểm văn hoá: ................................................................................. 92
5. Vùng văn hoá Tây Nguyên: ......................................................................... 95
5.1. Đặc điểm tự nhiên và xã hội:................................................................. 95
5.2. Đặc điểm văn hoá: ................................................................................. 96
6. Vùng văn hoá Nam Bộ: .............................................................................. 100
6.1. Đặc điểm tự nhiên và xã hội:............................................................... 100
6.2. Đặc điểm văn hoá: ............................................................................... 103

4

CHƯƠNG I – VĂN HÓA HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM
1. Văn hóa và văn hóa học
1.1. Định nghĩa văn hóa

PT

IT

Văn hóa có rất nhiều nghĩa. Trong Tiếng Việt, văn hóa được dùng theo
nghĩa thông dụng để chỉ học thức (trình độ văn hóa), lối sống (nếp sống văn
hóa), theo nghĩa chuyên biệt để chỉ trình độ phát triển của một giai đoạn văn
hóa. Trong khi theo nghĩa rộng thì văn hóa bao gồm tất cả, từ những sản phẩm
tinh vi hiện đại cho đến tín ngưỡng, phong tục, lối sống, lao động… Chính với
các hiểu rộng này, văn hóa mới là đối tượng đích thị của văn hóa học.
Một cách hiểu khác, văn hoá là sản phẩm do con người sáng tạo, có từ
thuở bình minh của xã hội loài người. Ở phương Đông, từ văn hoá đã có trong
đời sống ngôn ngữ từ rất sớm. Ở phương Tây, để chỉ đối tượng mà chúng ta
nghiên cứu, người Pháp, người Nga có từ kuitura. Những chữ này lại có chung
gốc Latinh là chữ cultus animi là trồng trọt tinh thần. Vậy chữ cultus là văn hoá
với hai khía cạnh: trồng trọt, thính ứng với tự nhiên, khai thác tự nhiên và giáo
dục đào tạo cá thể hay cộng đồng để họ không còn là con vật tự nhiên, và họ có
những phẩm chất tốt đẹp.
Tuy vậy, việc xác định và sử dụng khái niệm văn hoá không đơn giản và
thay đổi theo thời gian thuật ngữ văn hoá với nghĩa “canh tác tinh thần” được sử
dụng vào thế kỉ XVII- XVIII bên cạnh nghĩa gốc là quản lí, canh tác nông
nghiệp. Vào thế kỉ XIX thuật ngữ “văn hoá” được những nhà nhân loại học
phương Tây sử dụng như một danh từ chính. Những học giả này cho rằng văn
hoá (văn minh) thế giới có thể phân ra từ trình độ thấp nhất đến trình độ cao
nhất, và văn hoá của họ chiếm vị trí cao nhất. Bởi vì họ cho rằng bản chất văn
hoá hướng về trí lực và sự vươn lên, sự phát triển tạo thành văn minh, E.B Taylo
(E.B. Taylor) là đại diện của họ. Theo ông, văn hoá là toàn bộ phức thể bao gồm
hiểu biết, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, phong tục, những khả năng
và tập quán khác mà con người có được với tư cách là một thành viên của xã
hội.
Theo F. Boa (F. Boas), ý nghĩa văn hoá được quy định do khung giải
thích riêng chứ không phải bắt nguồn từ cứ liệu cao siêu như “trí lực”, vì thế sự
khác nhau về mặt văn hoá từng dân tộc cũng không phải theo tiêu chuẩn trí lực.
Đó cũng là “tương đối luận của văn hoá”. Văn hoá không xét ở mức độ thấp cao
mà ở góc độ khác biệt.
A. L. Kroibơ (A.L. Kroeber) và C.L. Klúchôn (C. L. Kluckhohn) quan
niệm văn hoá là loại hành vi rõ ràng và ám thị đã được đúc kết và truyền lại

5

nguon tai.lieu . vn