Xem mẫu

  1. Giao tiếp với nhân viên Đối với một doanh nghiệp, điều quan trọng nhất là nhân viên. Chính các nhân viên là những người trực tiếp làm nên thành công của doanh nghiệp. Vì vậy, chia sẻ mục tiêu, tầm nhìn với họ là một việc nên làm của nhà quản lý. Nhân viên cần được thông tin về tình hình kinh doanh, mục tiêu cũng như tầm nhìn của công ty. Bởi đó là chỗ dựa của cuộc sống và sự nghiệp của họ. Chia sẻ những thông tin với người lao động sẽ làm họ thêm tin tưởng, nhận thức rõ và phấn đấu vì mục tiêu chung.
  2. Công ty không chỉ chia sẻ những lời cam kết và những tin tốt lành mà cả những khó khăn để mọi người cùng góp sức. Tuy nhiên, đối với mỗi nhân viên, chúng ta cần đưa ra lượng thông tin khác nhau, không nhất thiết phải thành thật với tất cả mọi người. Luôn trao đổi với nhân viên kế toán về các khoản chi cũng như khoản thu để tạo độ tin tưởng, giúp ngân sách được quản lý chặt chẽ hơn. Nhân viên thường muốn biết vị trí của mình hiện đang ở mục nào trong bảng thang bậc của công ty, mức độ tiến thân của họ thế nào. Chịu khó trao đổi với nhân viên, thừa nhận những cố gắng, chia sẻ những khó khăn, đó là cách để giữ người ở lại với mình. Việc tăng lương hàng năm phải được áp dụng và thông báo ngay lập tức tới nhân viên để tránh phải giải thích, tránh nghi ngờ cũng như ganh tị lẫn nhau. Trách nhiệm và quyền hạn của mỗi người cũng cần được công khai trước tập thể. Đưa ra tiêu chuẩn lương
  3. thưởng cho mỗi vị trí, thông báo chế độ, công thức tăng lương. Hiểu được hệ thống thứ bậc và yêu cầu đối với từng vị trí sẽ thúc đẩy nhân viên tự hoàn thiện và nâng cao năng lực trình độ để phấn đấu cho sự thăng tiến nghề nghiệp về sau này. Một nhà quản lý giỏi luôn biết cách khen ngợi, động viên nhân viên khi họ làm tốt công việc đồng thời nhắc nhở khi họ làm sai. Hãy tự hỏi, nhân viên có cảm giác như thế nào khi làm việc suốt năm mà không hề nhận được bất cứ nhận xét nào của sếp. Giao tiếp luôn phải có hai chiều. Công ty và các cấp quản lý cũng cần phải hiểu xem nhân viên phản hồi những gì. Tùy theo từng loại thông tin, có thể trao đổi trực tiếp hoặc thăm dò. Kết quả sau đó cần được trao đổi một cách thẳng thắn và cởi mở. Điều gì có thể làm được, bạn phải cam kết và việc gì ngoài khả năng bạn cần phải chỉ rõ và không nên tránh né. Nếu không,
  4. những ảnh hưởng tiêu cực trong lần trao đổi tiếp theo là không thể tránh khỏi. Với mỗi vấn đề, cần có cách trao đổi với nhân viên cho phù hợp, có thể trao đổi trực tiếp hoặc qua văn bản. Quan trọng hơn cả, dù bạn có chọn cách nào để giao tiếp với nhân viên thì cũng luôn biết giữ khoảng cách, không để nhân viên “lấn sân”, coi thường hay nhờn mặt; nhưng cũng đừng quá xa cách. Một người quản lý hoàn hảo là người luôn được nhân viên tin tưởng, tôn trọng, là nơi nhân viên tìm đến khi có khúc mắc trong công việc cũng như khi họ cần chia sẻ trong cuộc sống.
nguon tai.lieu . vn