Xem mẫu

  1. Giáo dục nhân cách trẻ 2-6 tháng
  2. Sách Phật dạy rằng: nhân cách con người hình thành theo từng giai đoạn của cuộc đời, từ khi thọ thai cho tới lúc trưởng thành. Phật giáo có chủ trương giáo d ục con người ngay từ khi còn là “trứng nước”. Vậy với các hài nhi được 2 đến 6 tháng tuổi bố mẹ sẽ làm gì để giáo dục nhân cách cho bé? Quan tâm đến cảm xúc của trẻ Lúc này, các bé chuyển từ giai đoạn sơ sinh sang hài nhi nên cảm xúc bắt đầu trở nên phức tạp. Cha mẹ đừng ngăn cản hay ép buộc trẻ làm điều gì, vì việc đó sẽ làm trẻ cáu gắt hoặc quấy khóc để phản đối.
  3. Khi trẻ kháng cự, bạn đừng cố ép mà hãy thu hút sự chú ý của trẻ sang việc khác (đánh trống lảng) để nó không khóc nữa. Đừng coi nhẹ điều này, việc để cho trẻ khóc lâu, dai dẳng, sẽ hình thành tính cách bẳn gắt, dễ bị gây ức chế. Hãy chú ý nhịp sống của con bạn và để ý đến những hành vi, cử chỉ của bé. Khi cha mẹ hiểu được điều trẻ mong muốn (ăn, uống, thay tã, nói chuyện…) và đáp ứng nhu cầu đó, trẻ sẽ cảm thấy thế giới xung quanh thật an toàn, có thể dự đoán được. Đây chính là nền tảng căn bản, quan trọng để trẻ tiếp tục duy trì, xây dựng quan hệ tương tác với bạn và những người khác cũng như để hình thành “cái tôi” sau này. Tạo mối liên hệ giữa trẻ với môi trường xung quanh thông qua giao tiếp Cha mẹ nên tích cực nói chuyện, giao tiếp với trẻ ngay từ khi trẻ mới chào đời. Điều này giúp trẻ phát triển tốt ngôn ngữ cũng như cảm xúc. Bất cứ khi nào bạn gần trẻ, hãy nói cho trẻ biết bạn đang làm gì, cái gì đang xảy ra xung quanh trẻ, ví dụ như “mẹ đang pha Sữa cho bé đây, mẹ phải lấy nước nóng đổ vào bình sữa”, “bé có nghe thấy tiếng mèo không, con mèo nó kêu meo meo đ ấy”… Hãy hát, đọc thơ, đồng dao đơn giản cho bé nghe Cùng xem truyện với con cũng là cách để giúp trẻ phát triển các kĩ năng ngôn
  4. ngữ và nuôi dưỡng niềm đam mê đọc sách khi trưởng thành. Bạn có thể lựa chọn bất kì kiểu sách nào nhưng truyện tranh hoặc sách có hình nổi sẽ giúp bé ngồi ngoan hơn. Hành xử thận trọng trước mặt trẻ V ới trẻ nhỏ, những ấn tượng ban đầu rất quan trọng, vì nó tạo thành kí ức lâu dài và có ảnh hưởng lớn đến việc hình thành nhân cách sau này. Tùy theo cách chăm sóc của cha mẹ và cách cư xử của mọi người trong gia đình mà đứa trẻ ghi nhận được các ấn tượng, hình thành các thói quen về hành vi, cư xử trong sinh hoạt. Vì vậy, bạn đừng nghĩ con còn nhỏ chưa nhận thức được những gì x ảy ra xung quanh mà cẩu thả trong lời ăn tiếng nói, hành vi của mình. Thay vì đó hãy luôn trìu mến với bé, mọi người trong gia đình phải luôn giữ thái độ vui vẻ, ôn hòa, để tạo cho bé cảm giác yên tâm. Từ đó ở trẻ sẽ hình thành những nhân cách tốt đẹp.
nguon tai.lieu . vn