Xem mẫu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ----------------- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC ********** NGUYỄN THỊ MỸ LỘC ĐINH THỊ KIM THOA GIÁO DỤC GIÁ TRỊ VÀ KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH PHỔ THÔNG (TÀI LIỆU TẬP HUẤN/ BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN) TẬP 2 Hà Nội - 2010 1 PHẦN 2.1 GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG 2 NỘI DUNG 4: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KỸ NĂNG SỐNG Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm các nhóm kỹ năng Bao gồm các công việc sau: 1. Thảo luận thế nào là kỹ năng mềm và kỹ năng cứng và kỹ năng sống 2. Đọc tài liệu 4.1 để bổ sung kiến thức về phân biệt thế nào là kỹ năng sống với kỹ năng mềm và kỹ năng cứng - những khái niệm rất hay được dùng trong xã hội. 3. Hãy thảo luận nhóm: vai trò của kỹ năng sống đối với cuộc sống và sự nghiệp của cá nhân và sự phát triển của xã hội. (Đọc thêm thông tin 4.2). Hoạt động 2: Tìm hiểu những kỹ năng sống nào cần hình thành ở học sinh Bao gồm các công việc sau: 1. Khảo sát nhanh: bạn đã sở hữu kỹ năng gì? bạn đánh giá nó ở mức nào? và vì sao bạn có được nó? 2. Thảo luận: chia sẻ những cách thức mà mỗi cá nhân đã có được kỹ năng đó. 3. Trao đổi: những kỹ năng nào bạn rất muốn hình thành cho mình? (mỗi cá nhân có thể viết vào mảnh giấy và chuyển cho GV). 4. Giải quyết tình huống: hãy đưa ra tình huống nào đó gần gũi với cuộc sống của học sinh, và yêu cầu học sinh giải quyết. Hãy chỉ ra: + Những kỹ năng nào tham gia vào quá trình giải quyết vấn đề này? + Học sinh thấy mình có điểm gì mạnh và điểm gì cần hoàn thiện để có được các kỹ năng cần có. 5. Đọc thông tin 4.3 và xem lại mình đã có và chưa hoàn thiện các kỹ năng sống nào. 3 Hoạt động 3: Tìm hiểu nội dung giáo dục của một số kỹ năng sống Bao gồm các công việc sau: 1. Đọc thông tin 4.4. để tìm hiểu những nội dung cơ bản trong một bài giáo dục kỹ năng sống cho học sinh và trả lời câu hỏi sau: Về cơ bản, hình thành kỹ năng sống (thí dụ: kỹ năng tự nhận thức) đó là hình thành cái gì? 2. Thảo luận: Những dấu hiệu cơ bản để nhận diện kỹ năng đó là gì? 3. Giải bài tập: giải quyết những tình huống bài tập trong 4.4. 4. Thảo luận: hãy lấy một kỹ năng sống trong danh mục kỹ năng sống cần hình thành và xây dựng nội dung cần giáo dục cho học sinh. Hoạt động 4: Tìm hiểu mối quan hệ giữa giá trị và kỹ năng sống Bao gồm các công việc sau: 1. Đọc thông tin 4.5 để trả lời câu hỏi: Tại sao giáo dục giá trị phải là nền tảng cho các giáo dục kỹ năng? Giáo dục giá trị có góp phần vào giáo dục kỹ năng không? 2. Thảo luận: hãy tìm các thí dụ từ trong thực tiễn để chứng minh vai trò của giáo dục giá trị trong giáo dục kỹ năng sống. 3. Thảo luận: Giáo dục giá trị (có thể lấy bất kỳ giá trị nào đó) bao gồm những kỹ năng sống nào trong đó? Hoạt động 5: Tìm hiểu phương pháp giáo dục kỹ năng sống Bao gồm các công việc sau: 1. Đọc thông tin 4.6 để trả lời câu hỏi: + Có những phương phương pháp nào thường sử dụng trong giáo dục kỹ năng sống? + Mỗi phương pháp này giúp ta đạt được nhữg mục đích gì? 2. Thảo luận: bạn có những kinh nghiệm nào về phương pháp giáo dục kỹ năng sống, hãy chia sẻ? 4 THÔNG TIN CƠ BẢN CHO NỘI DUNG 4 4.1. Kỹ năng sống – Kỹ năng mềm a. Kỹ năng mềm và kỹ năng cứng Thế nào là kỹ năng mềm? Kỹ năng "mềm" (soft skills) là thuật ngữ dùng để chỉ các kỹ năng thuộc về trí tuệ cảm xúc (EQ) của con người như: một số nét tính cách (quản lý thời gian, thư giãn, vượt qua khủng hoảng, sáng tạo và đổi mới), sự tế nhị, kỹ năng ứng xử, thói quen, sự lạc quan, chân thành, kỹ năng làm việc theo nhóm… Đây là những yếu tố ảnh hưởng đến sự xác lập mối quan hệ với người khác. Những kỹ năng này là những thứ thường không được học trong nhà trường, không liên quan đến kiến thức chuyên môn, không thể sờ nắm, nhưng không phải là kỹ năng đặc biệt mà phụ thuộc chủ yếu vào cá tính của từng người. Kỹ năng mềm quyết định bạn là ai, làm việc thế nào, là thước đo hiệu quả cao trong công việc. Kỹ năng cứng Những kỹ năng “cứng” (hard skills) ở nghĩa trái ngược thường xuất hiện trên bản lý lịch, khả năng học vấn của bạn, kinh nghiệm và sự thành thạo về chuyên môn. Kỹ năng này liên quan đến chỉ số thông minh (IQ) của cá nhân. Bạn nghĩ rằng người ta sẽ rất ấn tượng với hàng loạt các bằng cấp của bạn, một số lượng lớn các kinh nghiệm có giá trị và những mối quan hệ ở vị trí cao. Nhưng chỉ những điều đó thôi có thể không đủ để giúp bạn thăng tiến trong công việc. Bởi bên cạnh đó, bạn còn cần phải có cả những kỹ năng “mềm” vì thực tế cho thấy người thành đạt chỉ có 25% là do những kiến thức chuyên môn, 75% còn lại được quyết định bởi những kỹ năng mềm họ được trang bị. Chìa khóa dẫn đến thành công thực sự là bạn phải biết kết hợp cả hai kỹ năng này. b. Kỹ năng sống “Kỹ năng” là khả năng thao tác, thực hiện một hoạt động nào đó. Có nhiều điều ta biết, ta nói được mà không làm được. Như vậy, luôn có một khoảng cách giữa thông tin, nhận thức và hành động. Biết thuốc lá có hại 5 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn