Xem mẫu

iáo dục đạo đức và rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh Công tác giáo dục đạo đức và rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh là một việc làm vô cùng cấp thiết trong giai đoạn hiện nay, giúp các em chủ động hơn trong cuộc sống, hình thành những suy nghĩ đúng đắn, những đức tính cần có, trang bị những kiến thức cơ bản về pháp luật, sức khỏe sinh sản vị thành niên… ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng dạy: "Trong việc giáo dục và học tập, phải chú trọng đủ các mặt: đạo đức cách mạng, giác ngộ xã hội chủ nghĩa, văn hóa, kỹ thuật, lao động và sản xuất". Đồng thời, Người còn chỉ rõ: "Việc giáo dục gồm có đức, trí, thể, mỹ”. Chính vì vậy, công tác giáo dục đạo đức và rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh là một việc làm vô cùng cấp thiết trong giai đoạn hiện nay, giúp các em chủ động hơn trong cuộc sống, hình thành những suy nghĩ đúng đắn, những đức tính cần có, trang bị những kiến thức cơ bản về pháp luật, sức khỏe sinh sản vị thành niên… ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Tình trạng bạo lực học đường không chỉ xảy ra ở cấp THPT mà ngay ở cấp tiểu học cũng đã xuất hiện những hiện tượng đáng báo động. Đôi khi chỉ vì những lý do rất nhỏ mà đã gây ra những hiểu lầm lớn rồi dẫn đến xô xát, đánh nhau. Không những thế, nhiều trường hợp không có tiền đi chơi game, các em đã lấy trộm tiền của ông, bà, bố, mẹ. Thậm chí, vì mê game mà có em đã vi phạm pháp luật như cướp của, giết người. Đây là những "con sâu" đang làm hoen ố nền giáo dục Việt Nam. Trách nhiệm không chỉ ở phía gia đình, nhà trường mà thuộc về toàn xã hội. Chúng ta cần phải có những giải pháp thiết thực hơn nữa để cứu các em ra khỏi những "hố đen" đó, trở thành những công dân tốt, có ích cho quê hương, đất nước. Thực tế cho thấy, giáo dục đạo đức và rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh là một quá trình lâu dài, liên tục. Đặc biệt trong xã hội hiện đại, khi tâm lý cha mẹ thường quan tâm đến việc học kiến thức hơn là rèn luyện kỹ năng sống, sẵn sàng chu cấp đầy đủ vật chất mà ít chăm lo về mặt tinh thần cho trẻ thì việc dạy đạo đức, lối sống trong nhà trường lại càng cần thiết. Việc làm này cần phải thực hiện ngay từ lúc còn trẻ nhỏ bởi ở lứa tuổi này, bài học đạo đức chỉ đơn giản là giáo dục tình yêu quê hương, đất nước, gia đình, nhà trường qua câu chuyện, bài học thực tế. Cùng với đó, giáo dục cho trẻ biết "kính trên, nhường dưới", biết giúp đỡ bạn bè theo tinh thần "Lá lành đùm lá rách"… Càng lớn, các em sẽ được rèn luyện kỹ năng ứng xử hợp lý với mọi tình huống trong cuộc sống, hình thành ý thức tự bảo vệ sức khỏe, kỹ năng phòng chống tai nạn giao thông, đuối nước cũng như các tai nạn khác. Sau 5 năm triển khai phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực", đã có rất nhiều hoạt động ngoại khóa được tổ chức tạo môi trường để giáo dục đạo đức, lối sống cho các em, rèn luyện cho các em những kỹ năng sống cần thiết. Để tiếp tục phát huy được kết quả này, các trường học cần tạo môi trường giáo dục văn hóa gắn với giáo dục đạo đức, tăng cường nguồn lực trong và ngoài nhà trường cho giáo dục đạo đức, hình thành các chuẩn mực phù hợp, trong đó đặc biệt lưu ý ý thức xây dựng và phát huy giá trị của gia đình. Gia đình là cái nôi giáo dục đầu tiên của mỗi con người, môi trường giáo dục gia đình là rất quan trọng trong mối quan hệ phối hợp với nhà trường và xã hội. Gia đình là tế bào hạnh phúc suốt đời của mỗi con người. Giáo dục giá trị gia đình, văn hóa gia đình bên cạnh giáo dục lòng yêu nước và truyền thống văn hóa dân tộc là một việc làm rất cần thiết hiện nay. Hàng năm, các trường học thường xuyên tổ chức các hội thi, các buổi tìm hiểu về Luật Giao thông đường bộ, giới tính và sức khỏe sinh sản vị thành niên…; kết hợp với tổ chức đoàn, đội tổ chức các hoạt động dã ngoại, tham quan, hội thảo, thi cắm hoa nghệ thuật… trong đó học sinh giữ vai trò chủ thể, được phát biểu ý kiến của mình về những vấn đề các em đang quan tâm. Thông qua các hoạt động đó, rèn luyện cho các em kỹ năng nhận diện vấn đề; biết xác định tình huống, tự khẳng định; biết cách từ chối khi bị người xấu lôi kéo, dụ dỗ; xử lý linh hoạt, sáng tạo các tình huống; biết tự chăm sóc sức khỏe, phòng chống tai tệ nạn xã hội; giữ gìn an toàn giao thông; thói quen sinh hoạt tổ, nhóm trong học tập và các hoạt động giáo dục toàn diện. Trong nhịp sống hiện đại ngày nay, chính do việc thiếu kỹ năng sống và sự tác động từ mặt trái của xã hội khiến cho giới trẻ hình thành những suy nghĩ lệch lạc, ảnh hưởng không tốt đến tư duy và năng lực sáng tạo. Việc giáo dục đạo đức và rèn luyện kỹ năng sống sẽ góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh. ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn