Xem mẫu

  1. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TUẦN CHỦ ĐIỂM : LỚP MẪU GIÁO CÔ VÀ CÁC BẠN TUẦN 23 Thứ, Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Tên Hoạt động - Trò chuyện - Trò chuyện - Hướng dẫn - Trò chuyện 1 - ĐÓN với trẻ. với trẻ về thời trẻ chơi và với trẻ và - Chào cô và TRẺ tiết. hoạt động với yêu cầu trẻ các bạn trong đồ dùng ở các vệ sinh trước lớp. góc. khi đến 2 -THỂ - Gà trống - Tập theo bài - Trò chơi : Tập theo bài - Tập theo DỤC gáy. :” Bé khỏe bé Mèo đuổi : Ồ sao bé bài :” Bé VẬN ngoan “ chuột. không lắc. khỏe bé ĐỘNG ngoan “ 3 -HOẠT - THỂ DỤC - MTXQ : - TẠO HÌNH : - GDÂN : - LQVT : ĐỘNG : Nói chuyện về Vẽ cô giáo của Cô giáo miền Số 3. CHUNG Chuyền bắt tên, tuổi, dân lớp em. xuôi.
  2. bóng bên tộc, dáng. - VĂN HỌC : phải, bên Thơ : Bạn trái. mới. 4 -HOẠT - Quan sát - Trò chơi : - Trò chơi : - Quan sát - Quan sát ĐỘNG cánh đồng Chuông reo ở Hái hoa. thiên nhiên, cây cối núi NGOÀI quê. đâu. cây cối. non. TRỜI - Xây trường Mẫu giáo có tường rào, cổng ngõ, có vườn rau sạch. - Trẻ đóng vai cô giáo, vai người bán hàng, bác sĩ, gia đình. 5 -HOẠT - Trẻ biết trồng cây xanh cho bóng mát,vườn rau xanh, trồng hoa, chăm sóc ĐỘNG hoa. GÓC - Trẻ biết vẽ,nặn, tô màu trường, lớp mẫu giáo. 6 -HOẠT - Làm quen - Làm quen - Làm quen - Vệ sinh cá - Nhận xét ĐỘNG TỰ với thơ : Bạn với âm nhạc : với thơ : Tìm nhân, lớp tuyên CHỌN mới. Cô giáo miền bạn. học. dương, phát xuôi. phiếu bé ngoan.
  3. Thứ 2 1) Đón trẻ : TRÒ CHUYỆN VỚI TRẺ. I/Mục đích : - Mỗi trẻ hãy nêu một bạn thân của mình trong lớp. - Gọi tên bạn. - Hỏi trẻ vì sao lại thích chơi với bạn. II/Chuẩn bị : - Câu hỏi đàm thoại. III/Cách tiến hành : - Cô đón trẻ, cho trẻ cất đồ dùng đúng nơi qui định. Cho trẻ ngồi đúng vị trí qui định. - Cô trò chuyện với trẻ và hỏi trẻ : con thích chơi với bạn nào nhất ? bạn đó tên gì ? trai hay gái ? Vì sao con thích. - Cô đặt câu hỏi như thế theo tình tự hết bạn nọ đến bạn kia. - Kết thúc cô nhận xét. -----------------000------------------ 2)Thể dục vận động : GÀ TRỐNG GÁY. I/Mục đích : - Rèn luyện cơ qua phát âm. - Tính chú ý. II/Tiến hành :
  4. - Hai bàn tay khum trước miệng làm động tác rướn người lên và phát âm ò…ó…o…..o như tiếng gà gáy.Tiếng ngân càng dài càng tốt. --------------000---------- 3)HOẠT ĐỘNG CHUNG : MÔN :THỂ DỤC. ĐỀ TÀI : CHUYỀN BẮT BÓNG BÊN PHẢI, BÊN TRÁI. I.Mục đích: 1)Kiến thức - Trẻ biết, chuyền bóng liên tục, đúng kỹ thuật, chính xác, không làm rơi bóng. - Trẻ biết dùng đôi tay để đưa bóng cho bạn. - Trẻ biết tập thể dục để rèn luyện cơ thể khỏe mạnh. 2) Kỹ năng: - Thực hiện các thao tác chính xác, dứt khoát, đẹp. 3)Giáo dục : - Trẻ biết tập thể dục để rèn luyện cơ thể khỏe mạnh. - Không xô đẩy, tranh dành nhau. - Hình thành thói quen chú ý trong gìơ học. II.Chuẩn bị : - 03 – 4 quả bóng. III.Phương pháp: - Đàm thoại , thực hành. - Tích hợp: MTXQ, âm nhạc. IV.Tiến hành:
  5. 1/ Khởi động: - Cho trẻ làm đoàn tàu, đi ra ngoài xếp thành vòng tròn. Đi theo các kiều đi : đi thường, đi bằng mũi chân, bàn chân. Sau đó chuyển đội hình thành 3 hàng ngang. 2/ Trong động: a/Bài tập phát triển chung. - Tập theo bài : Cả nhà thương nhau. + Động tác tay: Hai tay qua trái, lên vai, qua phải, lên vai. + Động tác chân: Hai tay đưa ngang, đưa tay qua trái kết hợp đá chân trái lên. Qua phải đá chân phải lên. + Động tác lườn : Hai tay chống hông, quay người sang trái, sang phải 900. b/Vận động cơ bản: - Cho trẻ xếp thành 3 hàng dọc : - Các con à ! bóng dùng để chơi rất nhiều trò chơi như : tung bóng, ném bóng vào rổ. - Gìơ thể dục hôm nay cô còn dạy cho các con cách chuyền bóng bên trái, bên phải nữa. Các con có thích không nào ? - Cô làm mẫu lần 1: - Cô làm mẫu lần 2 kết hợp giải thích: Bạn đứng đầu hàng cầm bóng bằng hai tay, chuyền về bên phải cho bạn đứng sau, bạn đứng sau lại chuyền tiếp… đến trẻ cuối hàng nhận được bóng chạy lên đầu hàng chuyền sang bên trái cho bạn đứng sau…(khi trẻ làm thành thạo cho 3 tổ thi đua với nhau xem tổ nào chuyền nhanh không rơi bóng). - Cô làm mẫu lần 3. Làm mẫu toàn bộ không giải thích. - Chọn 1-2 trẻ nhanh nhẹn lên làm mẫu. - Cho trẻ tiến hành tập.
  6. - Chia trẻ theo nhóm , tổ thi đua đúng đẹp. Trong quá trình trẻ tập cô theo dõi, sửa sai kết hợp giáo dục, động viên tuyên dương nhắc nhở. - Cho trẻ thi đua với nhau. - Thực hiện 4 – 5 lần. Cho trẻ cất bóng. - Tuyên dương tổ nào chuyền nhanh, động viên tổ còn lại. c/ Trò chơi vận động. - T/C : Nhảy qua dây. - Cô giới thiệu tên trò chơi và phổ biến luật chơi + Nhảy qua dây không được chạm. + Ai chạm dây sẽ mất lượt chơi và phải ra ngoài cầm dây. - Cách chơi : Lúc đầu chơi “ oẳn tù tì” để chọn hai bạn ra cầm dây, để chùng xuống sao cho gần chạm đất. Trẻ ở ngoài lần lượt chạm chân nhảy qua dây. Cô hướng dẫn cho trẻ nâng dần độ cao, lần lượt cho trẻ nhảy qua dây. Ai chạm vào dây thì phải cầm dây cho các bạn nhảy. - Cho trẻ tiến hành chơi, cô theo dõi nhắc nhỡ trẻ chơi đúng luật -----------000------------ 4)Hoạt động ngoài trời: QUAN SÁT CÁNH ĐỒNG QUÊ. 1/ Ổn định tổ chức: - Các con à, để biết đôi tay chúng ta kỳ diệu như thế nào, các con hát bài “tay thơm, tay ngoan” và đi ra ngoài các con xếp thành vòng tròn nhé. 2/ Tổ chức cho trẻ hoạt động. a/ Hoạt động quan sát có mục đích.
  7. - Trẻ quan sát cánh đồng quê cảm nhận được vẻ đẹp của cánh đồng lúa… biết gọi đúng tên các loại cây… Cho trẻ quan sát , cô gợi ý. - Cô đặt câu hỏi liên quan đến nội dung quan sát. - Giáo dục khi ăn nhớ ăn hết phần, không được làm rơi vải.. b/ Hoạt động tập thể: - Cho trẻ hát bài “đi tham quan” vừa hát vừa dẫn trẻ đi thành vòng tròn xung quanh cô, cô đưa ra một số câu hỏi để đàm thoại cùng trẻ. - Các con nhìn xem xung quanh các con có những gì? - Cô chỉ cho trẻ biết đây là cánh đồng lúa quê mình… - Giáo dục trẻ khi chăn trâu, bò không thả lung tung, để khỏi ăn lúa của dân.. c/ Trò chơi tự chọn: *Trò chơi : Nhảy vào, nhảy ra. - Yêu cầu : + Tính nhanh nhẹn . + Hình thành khả năng phối hợp cùng nhau thực hiện nhiệm vụ. - Cách chơi : Chia trẻ thành hai nhóm, mỗi nhóm từ 10 – 12 trẻ. Mỗi nhóm chọn 1 bạn để “oẳn tù tì “, bên nào thắng được đi trước gọi là nhóm 1. Nhóm 2 ngồi xuống thành vòng tròn rộng nắm tay nhau để tạo thành “ cửa ra vào”. Các cửa luôn giơ tay lên, hạ tay xuống để ngăn không cho bạn ở nhóm 1 vào. - Mỗi trẻ ở nhóm 1 đứng cạnh 1 cửa (đứng ngoài vòng tròn) để rình xem khi nào cửa mở (tay các bạn hạ xuống) thì nhảy vào. Khi đang nhảy thì nói “vào”, khi đã ở trong vòng tròn thì nói “vào rồi ”. Nếu
  8. một trẻ ở nhóm 1 đã qua “cửa” vào trong vòng tròn thì tất cả các “cửa” phải “mở ra” để cho các bạn ở nhóm 1 vào. Khi các bạn ở nhóm 1 đã vào hết, các “cửa” lại đóng lại và trẻ ở nhóm 1 tìm cách nhảy ra. Khi nhảy vào, nhảy ra mà chạm chân vào tay người ngồi làm “ cửa” và nhảy không đúng “cửa” của mình,hoặc số người trong nhóm nhảy vào chưa hết mà đã có người nhảy ra thì đều bị hỏng và mất lược chơi, phải ngồi thay cho nhóm kia đúng lên chơi. - Cô cho trẻ chơi, cô theo dõi, nhắc nhở. * Trò chơi : Viết chữ e – e dưới sân. 3/ Kết thúc: -Tập trung trẻ , nhận xét , tuyên dương , giáo dục. ---------------000------------- 5)Hoạt động góc : XÂY DỰNG TRƯỜNG MẪU GIÁO I/ Yêu cầu: - Trẻ biết xây dựng mô hình trường mẫu giáo. - Trẻ biết mời khách mua hàng, biết nói lời cảm ơn. - Trẻ biết nhập vai bác sĩ để khám bệnh, vai cô giáo để dạy học. - Trẻ biết vẽ, tô màu cây xanh, trường mẫu giáo…. - Trẻ biết kết hợp cùng nhau khi chơi. II/Chuẩn bị : - Đồ dùng, đồ chơi để xây dựng trường mẫu giáo - Cây xanh, hàng rào, các khối xây dựng.
  9. - Bộ đồ chơi bác sĩ, cô giáo. - Đất nặn, giấy vẽ, bút chì , màu sáp. III/Phương pháp : - Đàm thoại, thực hành,hướng dẫn, gợi ý. - Tích hợp : Âm nhạc, MTXQ. IVCách tiến hành : 1)Thỏa thuận trước khi chơi : - Trẻ hát cùng cô bài “Trường chúng cháu đây là trường mầm non” và đến trực quan mô hình trường mẫu giáo cô đã chuẩn bị. - Đàm thoại với trẻ về các chi tiết ở mô hình, kết hợp giáo dục. - Hỏi cháu vừa hát bài gì ? - Cô giới thiệu các góc chơi : góc xây dựng, góc bán hàng, góc bác sĩ, góc cô giáo, góc nghệ thuật, góc thiên nhiên. - Nhắc nhở trẻ về góc chơi, đoàn kết, nhường nhịn, kết hợp cùng nhau. 2)Qúa trình chơi : - Góc xây dựng : Xây dựng được mô hình trường mẫu giáo có tường rào, cổng ngõ có vườn hoa, có sân chơi, có nhà làm việc, có cây xanh…. Cô hỏi : + Muốn xây cần có những gì ? + Những thứ đó mua ở đâu ? + Cửa hàng đó gọi là cửa hàng gì ? + Xây xong công trình mất bao nhiêu ngày ? - Góc phân vai : + Nhóm bán hàng : trẻ mời khách mua hàng, biết nói lời cảm ơn.
  10. + Nhóm cô giáo : 1 trẻ đóng vai cô giáo dạy học sinh. + Nhóm bác sĩ : 1 trẻ làm bác sĩ, 1 trẻ làm ytá và có thái độ ân cần đối với bệnh nhân. - Góc thiên nhiên : Trẻ biết trồng cây xanh cho bóng mát,vườn cây thuốc nam. + Trồng cây xanh để làm gì ? + Cây ở đâu mà có ? + Trồng cây có tưới nước cho cây không ? - Góc nghệ thuật : Vẽ, nặn cô giáo, trường mẫu giáo, các bạn. + Muốn vẽ trường các bạn cần gì ? + Muốn bức tranh đẹp, thì dùng gì để tô ? + Dùng gì để nặng ? Trẻ vào góc phân vai chơi và tiến hành cho trẻ chơi - Cô theo dõi, động viên, khuyến khích trẻ chơi, mở rộng nội dung chơi. - Tuyên dương và uốn nắn trẻ kịp thời. - Tạo mối quan hệ giữa các nhóm chơi. - Gần hết giờ nhắc trẻ hoàn thành trò chơi. 3)Nhận xét sau khi chơi : - Cho trẻ dừng chơi. - Cô đến góc nghệ thuật cho trẻ nhận xét, cô bổ sung. - Cô dẫn trẻ đến góc học tập, cho trẻ nhận xét, cô bổ sung. - Cô dẫn trẻ đến góc phân vai, cho trẻ nhận xét, cô nhận xét lại.
  11. - Dẫn tất cả trẻ đến góc xây dựng, cô cho bác trưởng công trình tự nhận xét, các bạn nhận xét, cô nhận xét lại ( góc chính). - Cho lớp hát bài “ hoa trường em” và đi ra ngoài. - Cho trẻ dọn đồ dùng, vệ sinh cá nhân. ---------------000----------------- 6)Hoạt động tự chọn : LÀM QUEN VỚI THƠ : BẠN MỚI I/Mục đích : - Giúp trẻ thuộc bài thơ trước. II/Chuẩn bị : - Cô thuộc bài thơ. III/Cách tiến hành : - Cô đọc thơ cho trẻ nghe. - Cô đọc trước, trẻ đọc theo. - Dặn dò, nhắc nhở. ----------------- ---------------------
nguon tai.lieu . vn