Xem mẫu

Sở GD & ĐT TP HCM Trường THPT Hiệp Bình Tiết 91: ĐẶC ĐIỂM LOẠI HÌNH CỦA TIẾNG VIỆT I. Mục tiêu cần đạt Giúp học sinh: Hiểu được thuật ngữ loại hình và đặc điểm loại hình của tiếng Việt. Vận dụng được những tri thức về đặc điểm loại hình của tiếng Việt để học tập tiếng Việt và ngoại ngữ thuận lợi hơn. II. Phương pháp Gợi mở, giảng giải, đàm thoại III. Phương tiện 1. Đối với GV: ­ Tài liệu liên quan ­ Từ điển TV 2. Đối với HS: ­ SGK, SBT ­ Từ điển TV IV. Tiến trình dạy học 1. Ổn định lớp, kiểm tra sỉ số. 2. Lời vào bài: Hằng ngày, chúng ta thường nghe trên các phương tiện truyền thông rằng: “Hãy giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt”. Muốn làm được điều đó, chúng ta phải hiểu về đặc điểm loại hình của tiếng Việt. Vậy loại hình của tiếng Việt gồm có những đặc điểm nào? Để trả lời câu hỏi trên hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu bài “Đặc điểm loại hình của tiếng Việt”. Hoạt động của giáo viên Nội dung bài học và học sinh I. Loại hình ngôn ngữ Lớp 10 chúng ta đã học bài “Khái quát về lịch sử tiếng Việt”, em nào có thể cho cô biết tiếng Việt ta thuộc họ gì? Dòng gì? Có quan hệ họ hàng với tiếng nào? Loại hình là tập hợp những sự vật, hiện tượng cùng có chung những đặc trưng cơ bản nào đó. (“Đại từ điển tiếng Việt” NXB Văn hóa – Thông tin, Hà Nội 1999) Dựa vào phần I trong SGK và hãy cho biết loại hình ngôn ngữ là gì? Theo em có mấy loại loại hình ngôn ngữ? Hãy lấy ví dụ của từng loại đó. 1. Nguồn gốc: Tiếng Việt có nguồn gốc bản địa, thuộc họ ngôn ngữ Nam Á, dòng Môn – Khmer, có quan hệ họ hàng gần gũi nhất với tiếng Mường. 2. Khái niệm Loại hình ngôn ngữ là một cách phân loại ngôn ngữ dựa trên những đặc trưng cơ bản nhất của ngôn ngữ đó như ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp. 3. Phân loại Có hai loại hình ngôn ngữ quen thuộc: + Loại hình ngôn ngữ đơn lập (tiếng Việt, tiếng Thái, tiếng Hàn…) + Loại hình ngôn ngữ hòa kết (tiếng Nga, Pháp, Anh…) Âm tiết là đoạn âm thanh tự nhiên nhỏ nhất khi phát âm II. Đặc điểm của loại hình ngôn ngữ tiếng Việt Cách đọc Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập Các anh >< cá canh Đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ đơn lập make­up đọc là [`meikʌp] Các từ có nguồn gốc từ các ngôn ngữ biến hình khi đi vào tiếng Việt cũng chịu áp lực của tính phân tiết: Vd tiếng Pháp: Café ­> cà phê Chemise ­>sơ mi 1. Tiếng là đơn vị cơ sở của ngữ pháp Ví dụ: “Sao/ anh/ không/ về/ chơi/ thôn/ Vĩ?” Câu thơ gồm: 7 tiếng (âm tiết), 7 từ, cách đọc và cách viết tách rời nhau. Về mặt ngữ âm tiếng là âm tiết. Âm tiết tiếng Việt tách rời nhau trong câu. Về mặt sử dụng tiếng có thể là từ hoặc yếu tố tạo từ Trong tiếng Việt tiếng là đơn vị ngữ pháp cơ sở. So sánh sự khác nhau của các ví dụ sau 2. Từ không biến đổi hình thái: Vd1: Book >< books >< Vd2: quyển sách những quyển sách đi >< go đã đi >< went Hãy nhận xét về mặt vai trò ngữ pháp và hình thái của các từ được gạch chân? => Từ có nghĩa giống nhau nhưng mỗi trường hợp khác nó lại có hình thái khác nhau Vd3: Tiếng Anh Tiếng Việt I look at him. >< Tôi nhìn anh ấy. Qua việc phân tích các ví dụ, em hãy rút ra kết luận về hình thái từ của tiếng Việt? He looks at me. ­>Thay đổi vai trò ngữ pháp, từ biến đổi hình thái. >< Anh ấy nhìn tôi. ­>Thay đổi về vai trò ngữ pháp không thay đổi về hình thái từ. Từ trong tiếng Việt không biến đổi hình thái. Sắp xếp các từ sau thành câu có nghĩa.Vẫn các từ trên, hãy thay đổi thành câu diễn tả thì hiện tại, quá khứ, tương lai. tôi, mời, bạn, đi, ăn 3. Ý nghĩa ngữ pháp được biểu thị bằng trật tự từ và sử dụng các hư từ a. Trật tự từ: Ví dụ: Tôi mời bạn đi ăn. Bạn mời tôi đi ăn. Ăn đi tôi mời bạn. Thay đổi trật tự từ trong câu sẽ làm thay đổi ý Hư từ là những từ dùng để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp và không có ý nghĩa từ vựng. Nhận xét về ý nghĩa của nghĩa ngữ pháp. b. Hư từ: Tôi ăn kẹo. Hiện Tôi đang ăn >< I’m having candy. tại: kẹo. các câu. Quá Tôi đã ăn kẹo >< I had candy. khứ: Tương Tôi sẽ ăn kẹo. >< I will have candy. lai: ­> từ không thay đổi hình thái ­> Thay đổi hình thái của các động từ để biểu thị ý nghĩa Khi thêm hoặc thay đổi hư từ thì ý nghĩa ngữ pháp của câu sẽ thay đổi. Ý nghĩa ngữ pháp được biểu thị bằng trật tự từ và sử dụng các hư từ III. Luyện tập Bài tập 1: ­ “Nụ tầm xuân1”: bổ ngữ cho động từ “hái”. ­ “Nụ tầm xuân2”: là chủ ngữ. ­ “Bến1”: bổ nghĩa cho “nhớ”. ­ “Bến2”: là chủ ngữ. ­ “Trẻ1”: bổ nghĩa cho “yêu”. ­ “Trẻ2”: là chủ ngữ. ­ Bống1, bống2, bống3, bống4: là bổ ngữ. ­ Bống5, bống6: là chủ ngữ. Chức vụ ngữ pháp khác nhau nhưng xét về mặt ngữ âm, chữ viết thì không có sự thay đổi => từ không biến đổi về mặt hình thái. Bài tập 3: Các hư từ và ý nghĩa của nó: ­ “Đã”: chỉ hoạt động xảy ra trong quá khứ (việc đã làm). ­ “Các”: chỉ số nhiều (các xiềng xích là các thế lực áp bức). ­ “Để”: chỉ mục đích. ­ “Lại”: chỉ hoạt động tái diễn, đáp lại (vừa đánh đổ đế quốc, vừa đánh đổ giai cấp phong kiến). ­ “Mà”: chỉ mục đích (lập nân Dân chủ Cộng Hòa). Cặp từ “đã… để..” và “lại… mà…”: diễn tả hoạt động xảy ra trong quá khứ để đạt được mục đích và hoạt động ấy lại được tái diễn để bảo vệ mục đích đã đạt được. Hư từ không biểu thị ý nghĩa từ vựng nhưng nó biểu hiện ý nghĩa ngữ pháp khi kết hợp với các từ lọai khác và có tác dụng làm cho câu mang nội dung biểu đạt hoàn chỉnh. V. Củng cố, dặn dò 1. Củng cố Tiếng Việt là loại hình ngôn ngữ đơn lập gồm các đặc điểm: + Tiếng là đơn vị cơ sở của ngữ pháp. + Từ trong tiếng Việt không biến đổi hình thái. + Ý nghĩa được biểu thị qua trật tự từ và sử dụng các hư từ. 2. Dặn dò Hoàn thành các bài tập trong sách bài tập ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn