Xem mẫu

  1. TIẾT 7: THỰC HÀNH: QUAN SÁT CÁC DẠNG ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NST TRÊN TIÊU BẢN CỐ ĐỊNH VÀ TIÊU BẢN TẠM THỜI I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau khi học xong bài này, học sinh phải: 1. Kiến thức: - Quan sát được bộ NST dưới kính hiển vi - Xác định được một số dạng đột biến NST trên các tiêu bản cố định - Xác định được các cặp NST tương đồng của người trên ảnh chụp 2. Kĩ năng: - Rèn luyện và phát triển năng lực suy luận, tư duy phân tích - Rèn luyện và phát triển kĩ năng làm tiêu bản NST và xác định số lượng NST dưới kính hiển vi 3. Thái độ: Giáo dục quan điểm khoa học II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ 1. Giáo viên - Kính hiển vi quang học, tiêu bản cố định bộ NST tế bào của người, Châu chấu đực, nước cất, oocxein axetic 4-5%, lam men, lam, kim phân tích, kéo. - Giáo án, SGK và các tài liệu tham khảo. 2. Học sinh: Đọc bài mới trước khi tới lớp. III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG 1. Ổn định, kiểm tra sĩ số: 2. Kiểm tra bài cũ: - Bài tập: Nếu tế bào lưỡng bội bình thường có 2n NST. Số NST có trong tế bào của những trường hợp sau là bao nhiêu? a. Thể không b. Thể một c. Thể ba d. Thể ba kép 3. Nội dung bài mới: Do không thể tiến hành thí nghiệm nên giáo viên hướng dẫn hs cách tiến hành làm tiêu bản tạm thời và cho học sinh xem đoạn phim thực hành về quan sát NST ở Châu chấu. Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài học Làm tiêu bản tạm thời và quan sát trên kính hiển vi: GV: Nêu mục đích của thí nghiệm? 1. Mục đích: HS trả lời - Quan sát được hình thái và đếm được số lượng NST của châu chấu - Tập nhận biết các dạng đột biến trên GV: Để tiến hành thí nghiệm chúng ta tiêu bản quan sát được cần phải chuẩn bị những gì? 2. Chuẩn bị: - Mẫu vật: Châu chấu đực
  2. HS trả lời - Hoá chất: oocxein axetic 4-5%, nước cất - Dụng cụ: kính hiển vi quang học, lam GV: Nêu các bước tiến hành thí men, lam, kim phân tích, kéo. nghiệm? 3. Cách tiến hành: HS trả lời - Dùng kéo cắt bỏ cánh và chân của GV hướng dẫn học sinh cách phân biệt châu chấu đực châu chấu đực và châu chấu cái; kĩ thuật - Tay trái cầm phần ngực, tay phải kéo mổ tránh làm nát tinh hoàn, làm nhanh phần bụng ra (tách khỏi ngực) sẽ có một tay, nhẹ nhàng. Kĩ thuật lên kính và số nội quan, trong đó có tinh hoàn bung quan sát. ra - Đưa tinh hoàn lên phiến kính, nhỏ vào đó vài giọt nước cất - Dùng kim mổ tách mỡ xung quanh tinh hoàn, gạt sạch mỡ khỏi lam kính - Nhỏ vài giọt oocxein axetic 4-5% lên tinh hoàn để nhuộm trong thời gian từ 15 đến 20 phút - Đậy lamen, dùng ngón tay ấn nhẹ lên mặt lamen cho tế bào dàn đều và làm vỡ tế bào để NST bung ra - Đưa tiêu bản lên kính để quan sát: lúc đầu ở độ bội giác nhỏ, sau đó dùng bội giác lớn 4. Tổ chức thực hiện: - Học sinh tiến hành làm theo nhóm GV chia khu vực cho các nhóm tiến nhỏ, mỗi nhóm từ 5 - 7 em hành thí nghiệm, lưu ý các em trong quá - Đếm số lượng và quan sát kĩ hình thái trình thí nghiệm phải cẩn thận, nhẹ của từng NST và vẽ vào vở nhàng tránh đổ vỡ có thể gây nguy hiểm 5. Thảo luận: đến tính mạng. Các nhóm báo cáo kết quả, cả lớp thảo luận, giáo viên nhận xét chung và tổng kết. GV tổng kết, nhận xét chung. Đánh giá những thành công của từng cá nhân, từng nhóm. Những kinh nghiệm rút ra từ chính thực tế thực hành của các em học sinh. 4. CỦNG CỐ BÀI HỌC
  3. - Bài tập 1: Cho một đoạn gen có trình tự các nuclêôtit như sau: …. TAT GGG XAT GTA AAT GGX … a. Xác định trình tự nuclêôtit trong: - Mạch ADN bổ sung - mARN có thể được phiên mã từ mạch khuôn này b. Bao nhiêu codon có trong bản phiên mã mARN? c. Liệt kê các cụm đối mã tương ứng với mỗi codon? - Bài tập 2: Cho một đoạn gen có trình tự các nuclêôtit như sau: … TAX TXA GXG XTA GXA… a. Viết trình tự phần tương ứng của mạch bổ sung? b. Liên hệ bảng mã di truyền, hãy hoàn thành bảng sau: Mã trong ADN Mã trong ARN Thông tin được giải mã TAX AUG Mã mở đầu với Met TXA AGU Bổ sung a.a Ser GXG XTA GXA 5. BÀI TẬP VỀ NHÀ 1. Bài tập: Một phân tử ADN có 650000 nuclêôtit loại X, số nuclêôtit loại T bằng 2 lần só nuclêôtit loại X. a. Tính chiều dài của phân tử ADN đó? b. Khi phân tử ADN này nhân đôi một lần, thì nó cần bao nhiêu nuclêôtit tự do trong môi trường nội bào? c. Tính số a.a trong phân tử prôtêin do gen điều khiển tổng hợp? 2. Trả lời các câu hỏi trong SGK 3. Đọc bài mới trước khi tới lớp. Nhận xét sau giờ dạy ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………
  4. …………………………………………………………………………………………..……… ……………………./.
nguon tai.lieu . vn