Xem mẫu

  1. Chương V LUẬT HÀNH CHÍNH VIỆT NAM    
  2. Đề cương bài giảng KHÁI NIỆM CHUNG VỀ LUẬT HÀNH CHÍNH  CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC  THỦ TỤC HÀNH CHÍNH VÀ VĂN BẢN HÀNH  CHÍNH NHÀ NƯỚC QUY CHẾ PHÁP LÝ HÀNH CHÍNH CỦA CÁN BỘ  CÔNG CHỨC TRÁCH NHIỆM HÀNH CHÍNH  CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ VIỆC GIẢI QUYẾT CÁC  KHIẾU NẠI TỐ CÁO CHẾ ĐỘ GIẢI QUYẾT CÁC VỤ ÁN HÀNH CHÍNH 
  3. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ LUẬT  HÀNH CHÍNH Đối tượng và phương pháp điều chỉnh của  luật hành chính Hệ thống luật hành chính  Quan hệ pháp luật hành chính 
  4. Đối tượng điều chỉnh Là các quan hệ xã hội phát sinh trong quá  trình thực hiện hoạt động chấp hành và điều hành của các cơ quan nhà nước đối với mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
  5. Các nhóm quan hệ xã hội thuộc đối  tượng điều chỉnh của Luật hành chính Các quan hệ xã hội mà luật hành chính điều chỉnh có thể chia  thành bốn nhóm sau đây: Thứ nhất, các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình thực hiện  các hoạt động chấp hành và điều hành của các cơ quan quản lý nhà nước. Thứ hai, các quan hệ hình thành trong hoạt động tổ chức và  công tác nội bộ của các cơ quan quản lý nhà nước. Thứ ba, những quan hệ xã hội mang tính chất chấp hành và điều  hành phát sinh trong hoạt động tổ chức và công tác nội bộ của các cơ quan kiểm sát, cơ quan xét xử, cơ quan quyền lực. Thứ tư, những quan hệ xã hội mang tính chấp chấp hành và điều  hành phát sinh trong hoạt động của các cơ quan nhà nước không thuộc hệ thống cơ quan quản lý và hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội khi các chủ thể này được trao quyền thực hiện một số chức năng quản lý nhà nước cụ thể.
  6. Phương pháp điều chỉnh Phương pháp mệnh lệnh là phương pháp  điều chỉnh chủ yếu của luật hành chính Còn được gọi là phương pháp hành chính 
  7. Hệ thống luật hành chính  Phần chung  Phần riêng 
  8. Phần chung Phần chung bao gồm các chế định liên quan đến tất cả các  ngành, các lĩnh vực của quản lý Nhà nước. Những chế định chủ yếu thuộc phần này bao gồm: Các nguyên tắc cơ bản của quản lý nhà nước;  Vị trí, thẩm quyền của các cơ quan, đơn vị trong bộ máy hành  chính nhà nước; Thủ tục hành chính và văn bản hành chính nhà nước;  Quy chế pháp lý hành chính đối với cán bộ, công chức;  Quy chế pháp lý hành chính đối với công dân, tổ chức xã hội,  người nước ngoài, người không quốc tịch; Trách nhiệm hành chính;  Chế độ pháp lý về việc giải quyết khiếu nại, tố cáo;  Chế độ pháp lý về việc giải quyết các vụ án hành chính 
  9. Phần riêng Phần riêng của luật hành chính bao gồm các  chế định điều chỉnh các quan hệ trong quản lý, điều hành các lĩnh vực, các mặt hoạt động cụ thể của đời sống xã hội: Kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa học và công nghệ, y tế, giáo dục, tôn giáo, đối ngoại…
  10. Quan hệ pháp luật hành chính  Các quan hệ xã hội trong lĩnh vực quản lý,  chỉ huy, điều hành các mặt hoạt động của đời sống xã hội khi được các quy phạm của luật hành chính điều chỉnh trở thành các quan hệ pháp luật hành chính.
  11. Đặc điểm của quan hệ pháp luật hành  chính Quyền và nghĩa vụ của mỗi bên tham gia quan hệ pháp luật  hành chính luôn gắn liền với hoạt động chấp hành, điều hành của quản lý Nhà nước. Quan hệ pháp luật hành chính có thể phát sinh theo yêu cầu hợp  pháp của bất kỳ bên chủ thể nào, sự thỏa thuận của bên kia không phải là điều kiện bắt buộc phải có Bao giờ cũng có ít nhất một chủ thể mang quyền lực của Nhà  nước, nhân danh Nhà nước và để thực hiện quyền lực Nhà nước. Phần lớn các tranh chấp phát sinh trong quan hệ, pháp luật hành  chính được giải quyết theo thủ tục hành chính. Bên vi phạm trong quan hệ pháp luật hành chính phải chịu trách  nhiệm pháp lý trước Nhà nước chứ không phải trước bên kia.
  12. CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ  NƯỚC  Khái niệm  Đặc điểm cơ quan hành chính nhà nước  Các loại cơ quan hành chính nhà nước 
  13. Khái niệm Là các chủ thể chủ yếu của quan hệ pháp  luật hành chính. Là một bộ phận của bộ máy nhà nước, do  nhà nước thành lập để thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước. Là những cơ quan thực hiện các hoạt động  chấp hành, điều hành các mặt hoạt động của đời sống xã hội.
  14. Đặc điểm cơ quan hành chính nhà nước Tính quyền lực nhà nước  Hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước  luôn luôn là hoạt động chấp hành của cơ quan quyền lực Hệ thống tổ chức các cơ quan hành chính nhà nước  hình thành từ những mối quan hệ qua lại chặt chẽ giữa các cơ quan, các bộ phận tạo thành với nhau, có quan hệ trực thuộc với nhau Chỉ có cơ quan hành chính nhà nước mới có hệ  thống các đơn vị cơ sở trực thuộc (các trường học, bệnh viện, viện nghiên cứu…
  15. Các loại cơ quan hành chính nhà  nước Theo cơ sở pháp lý của việc thành lập  Căn cứ vào địa giới hoạt động  Căn cứ theo phạm vi thẩm quyền  Căn cứ theo chế độ lãnh đạo 
  16. Theo cơ sở pháp lý của việc thành  lập Cơ quan hiến định:  Chính phủ với tư cách là cơ quan hành chính nhà  nước cao nhất. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ  Uỷ ban Nhân dân các địa phương là các cơ quan  hành chính nhà nước ở địa phương. Những cơ quan hành chính nhà nước được  thành lập trên cơ sở các đạo luật, các văn bản dưới luật. Đó là các tổng cục, cục, vụ, các sở, ban trực thuộc các cơ quan hiến định nói trên.
  17. Căn cứ vào địa giới hoạt động Các cơ quan hành chính nhà nước trung ương  gồm Chính phủ, các Bộ, các cơ quan ngang Bộ quản lý nhà nước về ngành hay lĩnh vực công tác. Hoạt động quản lý của các cơ quan này bao trùm trong phạm vi toàn quốc. Các cơ quan hành chính nhà nước địa phương  gồm Uỷ ban nhân dân các cấp và các sở, phòng, ban thuộc Uỷ ban nhân dân, hoạt động quản lý trong phạm vi lãnh thổ địa phương.
  18. Căn cứ theo phạm vi thẩm quyền Cơ quan hành chính nhà nước có thẩm  quyền chung gồm Chính phủ và Uỷ ban nhân dân các cấp Cơ quan hành chính có thẩm quyền  riêng, còn gọi là thẩm quyền chuyên môn gồm các Bộ, cơ quan ngang bộ, các sở, phòng, ban trực thuộc Ủy ban nhân dân.
  19. Căn cứ theo chế độ lãnh đạo Chế độ lãnh đạo tập thể gồm Chính phủ  và Uỷ ban nhân dân các cấp Chế độ lãnh đạo cá nhân gồm các Bộ, cơ  quan ngang bộ, các sở, phòng, ban trực thuộc Ủy ban nhân dân.
  20. QUY CHẾ PHÁP LÝ HÀNH CHÍNH  CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC  Khái niệm cán bộ, công chức  Công vụ và những nguyên tắc công vụ 
nguon tai.lieu . vn