Xem mẫu

  1. Chương 4 Hệ thống pháp luật    
  2. Đề cương bài giảng Hệ thống pháp luật và ngành luật  Các ngành luật trong hệ thống pháp luật nhà  nước CHXHCN Việt Nam Hệ thống khoa học pháp lý  Hệ thống pháp luật quốc tế 
  3. Hệ thống pháp luật và ngành luật Khái niệm  Đặc điểm của hệ thống pháp luật  Những căn cứ để phân chia ngành luật 
  4. Khái niệm Hệ thống pháp luật là cơ cấu bên trong của  pháp luật, thể hiện sự thống nhất nội tại của các quy phạm pháp luật và sự phân chia một cách khách quan các quy phạm pháp luật trong hệ thống ấy thành các ngành luật và chế định pháp luật phù hợp với tính chất, đặc điểm của các quan hệ xã hội mà nó điều chỉnh.
  5. Đặc điểm của hệ thống pháp luật Có sự thống nhất, nhất quán trong hệ  thống Sự phân chia hệ thống pháp luật thành các  bộ phận cấu thành Tính khách quan của hệ thống pháp luật 
  6. Ngành luật Ngành luật là tổng thể những quy phạm pháp luật  điều chỉnh một lĩnh vực quan hệ xã hội với những đặc điểm chung nhất định. Ví dụ, ngành luật lao động điều chỉnh quan hệ lao  động giữa người lao động làm công ăn lương với người sử dụng lao động và những quan hệ liên quan trực tiếp với quan hệ lao động - một lĩnh vực quan hệ xã hội có những đặc điểm riêng khác với quan hệ xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh của các ngành luật khác.
  7. Chế định pháp luật Chế định pháp luật là những nhóm quy  phạm pháp luật thuộc một ngành luật, điều chỉnh những nhóm quan hệ xã hội nhỏ hơn, có đặc điểm giống nhau hơn; hoặc điều chỉnh từng mặt, từng khía cạnh cụ thể của lĩnh vực quan hệ xã hội thuộc ngành luật đó.
  8. Những căn cứ để phân chia ngành luật Đối tượng điều chỉnh  Phương pháp điều chỉnh 
  9. Đối tượng điều chỉnh Đối tượng điều chỉnh là các lĩnh vực quan hệ  xã hội mà quy phạm pháp luật tác động vào.
  10. Phương pháp điều chỉnh Phương pháp điều chỉnh của một ngành luật  là cách thức mà nhà nước sử dụng trong pháp luật để tác động lên cách xử sự của các chủ thể tham gia vào các quan hệ xã hội của ngành luật đó.
  11. Các ngành luật trong hệ thống pháp  luật nhà nước CHXHCN Việt Nam Luật nhà nước ( Luật Hiến pháp)  Luật hành chính  Luật tài chính  Luật đất đai  Luật dân sự  Luật lao động  Luật hôn nhân và gia đình  Luật hình sự  Luật kinh tế  Luật tố tụng hình sự  Luật tố tụng dân sự  Luật tố tụng hành chính 
  12. Luật nhà nước ( Luật Hiến pháp) Luật nhà nước là tổng thể những quy phạm pháp luật điều  chỉnh các quan hệ xã hội cơ bản cấu thành Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Các chế định chủ yếu:  Chế định về chế độ chính trị của Nhà nước  Chế định về chế độ kinh tế  Chế định về văn hoá, giáo dục, khoa học, công nghệ  Chế định bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa  Chế định quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân  Chế định về bộ máy Nhà nước CHXHCN Việt Nam  Nguồn luật Nhà nước:  Hiến pháp 1992 
  13. Luật hành chính  Luật hành chính là tổng thể những quy  phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội hình thành trong quá trình tổ chức, thực hiện các hoạt động chấp hành - điều hành của các cơ quan nhà nước trên các lĩnh vực hành chính, chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội.
  14. Luật tài chính  Luật tài chính là tổng thể những quy phạm pháp  luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tạo lập, phân phối, sử dụng quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước, nhằm đáp ứng yêu cầu tích luỹ về tiêu dùng xã hội. Các chế định chủ yếu:  Luật ngân sách nhà nước  Chế định thu ngân sách nhà nước  Chế định chi ngân sách nhà nước  Chế định về tài chính doanh nghiệp  Chế định bảo hiểm thương mại  Chế định về tín dụng và thanh toán 
  15. Luật đất đai  Luật đất đai là tổng thể các quy phạm pháp luật  điều chỉnh các quan hệ xã hội hình thành trong quá trình quản lý và sử dụng đất đai. Các chế định chủ yếu:  Chế định quản lý nhà nước về đất đai  Chế định sử dụng đất  Nguồn chủ yếu của luật đất đai là Luật đất đai  do Quốc hội thông qua ngày 26/11/2003, có hiệu lực ngày 01/7/2004 và các văn bản hướng dẫn thi hành.
  16. Luật dân sự  Luật dân sự là tổng thể quy phạm pháp luật  điều chỉnh các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân nhất định trong xã hội.
  17. Luật lao động  Luật lao động là tổng thể quy phạm pháp luật điều chỉnh quan  hệ lao động giữa người lao động làm công ăn lương với người sử dụng lao động và các quan hệ xã hội liên quan đến quan hệ lao động. Các chế định chủ yếu:  Chế định hợp đồng lao động  Chế định thoả ước lao động tập thể  Chế định kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất  Chế định tiền lương  Chế định bảo hiểm xã hội  Chế định tranh chấp lao động và giải quyết tranh chấp lao động  Chế định đình công và giải quyết cuộc đình công  Nguồn: Bộ luật lao động 1994 
  18. Luật hôn nhân và gia đình  Luật hôn nhân và gia đình là tổng thể quy phạm  pháp luật điều chỉnh các quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản giữa các thành viên trong gia đình. Các chế định chủ yếu:  Chế định kết hôn  Chế định quan hệ giữa vợ và chồng  Chế định quan hệ giữa cha mẹ và con  Chế định con nuôi  Chế định ly hôn 
  19. Luật hình sự  Luật hình sự là tổng thể các quy phạm pháp  luật quy định những hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm, những hình phát. Luật hình sự có đối tượng điều chỉnh là các quan hệ xã hội phát sinh giữa nhà nước và người phạm tội.
  20. Luật kinh tế  Luật kinh tế được hiểu là tổng thể các quy phạm  pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình quản lý nhà nước về kinh tế và quá tình kinh doanh của xã hội. Các chế định chủ yếu:  Chế độ quản lý nhà nước về kinh tế;  Chế độ pháp lý về doanh nghiệp và các chủ thể  kinh tế khác; Chế độ pháp lý về hợp đồng trong kinh doanh;  Chế độ pháp lý về giải quyết tranh chấp trong kinh  doanh, thương mại; Pháp luật về phá sản. 
nguon tai.lieu . vn