Xem mẫu

  1. Giáo án Ngữ văn lớp 7 TINH THẦN YÊU NƯỚC CỦA NHÂN DÂN TA Hồ Chí Minh I. Mục tiêu: Giúp hs hiểu được tinh thần yêu nước là một truyền thống quý báu của dân tộc ta. T/cảm đó được biểu hiện rực rỡ trong từng thời kì chống ngoại xâm. Nắm được nghệ thuật nghị luận chặt chẽ, sáng gọn, có tính mẫu mực của bài văn. Nhớ được câu chốt của bài và h/a so sánh trong bài văn. Rèn kĩ năng đọc, tìm hiểu, phân tích bố cục, cách nêu luận điểm, cách luận chứng trong bài văn nghị luận chứng minh. II. Hoạt động dạy - học: * Hoạt động 1. Giới thiệu bài. Các em biết rằng lịch sử của đất nước Việt Nam là lịch sử của những cuộc chiến chống ngoại xâm, và chiến tranh dù chính nghĩa hay phi nghĩa đều là máu là nước mắt là mất mát đau thương nhưng cũng ở đó con người ta mới bộc lộ rõ nét nhất tinh yêu quê hương đất nước. Lòng yêu nước của con người việt nam đã được tôi luyện thử thách và trở thành truyền thống của dân tộc. Chân lý đó đã được Bác Hồ làm sáng tỏ trong văn bản: “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” mà thầy sẽ hướng dẫn chúng ta tìm hiểu trong tiết học hôm nay. * Hoạt động 2: Kiến thức mới. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS KIẾN THỨC CẦN ĐẠT ? Trình bày hiểu biết của em về tác giả Hồ I. Đọc, tìm hiểu chung. Chí Minh ? 1. Tác giả: Hồ Chí Minh ? Theo em với văn bản này nên đọc với 2. Tác phẩm: giọng như thế nào ? a, Đọc, chú thích. - Giọng mạch lạc, rõ ràng, dứt khoát. 1
  2. Giáo án Ngữ văn lớp 7 nhấn mạnh ở những câu chứa luận điểm ? Trình bày xuất xứ của văn bản? b, Xuất xứ: trích trong Báo cáo chính trị tại đại hội Đảng lần II (Tháng 2/1951) ? Quan sát và cho biết tác phẩm thuộc kiểu văn bản nào? c, Thể loại: Nghị luận ? Theo em văn nghị luận có đặc điểm gì và thường được dùng trong những trường hợp nào ? -Nội dung nghị luận -Luận điểm, luận cứ -Mạch lập luận -phương thức lập luận. (Thuyết phục người đọc, người nghe về 1 nội dung. 1 quan điểm nào đó) ?Cái đích cuối cùng của văn nghị luận thuyết phục người đọc người nghe vậy theo em phải chú ý điều gì trong cách lập luận? (Nghệ thuật lập luận phải mạch lac, khúc chiết, sắc sảo. Lý lẽ, dẫn chứng phải tiêu biểu toàn diện…) (Đây cũng chính là cơ sở để chúng ta soi chiếu xem Văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân ta” có đạt đến điều đó hay không tại sao nó lại có sức thuyết phục và lôi cuốn lòng người đến thế) ? Theo em nội dung nghị luận của văn bản d, Bố cục: 2
  3. Giáo án Ngữ văn lớp 7 này là gì? Nó được thể hiện rõ nhất ở phần - Đoạn 1: Nhận định chung về lòng yêu nào của văn bản? nước. ? Đây cũng chính là luận điểm lớn của toàn - Đoạn 2,3: biểu hiện cụ thể của lòng yêu bài Để cụ thể hoá nó tác giả đã triển khai nước. thành mấy luận cứ và tương ứng với phần - Đoạn 4: Nhiệm vụ của chúng ta. nào trong văn bản? - Đây cũng chính là bố cục của văn bản (VB tuy ngắn nhưng rất hoàn chỉnh. Có thể coi đây là 1 bài văn NL chứng minh mẫu mực.) II. Đọc, tìm hiểu chi tiết : 1. Nhận định chung : (Gọi 1 HS đọc đoạn 1) * Dân ta có 1 lòng nồng nàn yêu nước. ? Quan sát đoạn 1 và cho biết câu văn nào Đó là truyền thống quý báu … (Câu 1,2) thể hiện rõ nhất luận điểm của bài? ? Em hiểu thế nào là: nồng nàn, truyền - Các từ “nồng nàn”, “t/thống ” đã cụ thể thống? đặt trong ngữ cảnh cụ thể này các từ hóa mức độ t/thần yêu nước. ngữ đó đã giúp làm rõ điều gì? + Nồng nàn: mạnh mẽ, thiết tha, đậm đà +Truyền thống: Đức tính, tập quán, tư tưởng, lối sống được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. ? Lòng yêu nước của nhân dân ta được nhấn mạnh trên lĩnh vực nào? Tại sao ở lĩnh vực đó tinh thần yêu nước lại bộc lộ mạnh mẽ và to lớn nhất? (Vì đặc điểm lịch sử dân tộc ta luôn có giặc 3
  4. Giáo án Ngữ văn lớp 7 ngoại xâm -> cần đến lòng yêu nước). ?Xác định BPNT được tác giả sử dụng trong câu thứ 3 và nhận xét của em về cách - H/a so sánh: chính xác, mới mẻ sử dụng BPNT đó? ? Tìm những động từ được sử dụng trong - Động từ “lướt qua, nhấn chìm” câu thứ 3 và cho biết tác dụng của chúng? giúp người đọc hình dung sức mạnh to lớn, mạnh mẽ vô tận, tất yếu của lòng yêu nước. ? Nhận xét về cách nêu v.đ của t/g? * Cách nêu v.đ ngắn gọn, rõ ràng, sinh động, hấp dẫn theo lối trực tiếp, khẳng định, so sánh cụ thể và mở rộng. ?* Đặt trong bố cục bài văn nghị luận đoạn mở đầu này có vai trò, ý nghĩa gì? ? Để làm rõ nhận định trên, tác giả đã đưa 2. Những biểu hiện cụ thể :. ra mâý luận cứ? Những luận cứ đó được sắp xếp theo trình tự nào? ?Chỉ ra câu văn nào mang nội dung chính * Lịch sử : của luận cứ 1? - Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung ... ?Tác giả đã sử dụng BPNT gì khi nêu dẫn -> Dẫn chứng tiêu biểu, được liệt kê chứng? (Liệt kê) theo trình tự thời gian. ?Em có nhận xét gì về những nhân vật mà tác giả đã liệt kê? ? Em rút ra được bài học gì từ cách lập luận - Cách lập luận chặt chẽ: Nêu ý KQ của tác giả trong luận cứ này? mang tính giới thiệu -> Dẫn chứng -> (Trên mạch tư duy này tác giả đã triển khai Nhắc nhở ghi nhớ công lao. 4
  5. Giáo án Ngữ văn lớp 7 luận cứ 2) ? Quan sát và chỉ ra câu văn mang nội dung * Hiện tại: khái quát của luận cứ 2? - Đồng bào ta ngày nay... yêu nước. ? Ngoài việc khái quát nội dung luận cứ 2 câu văn còn có tác dụng gì trong mạch lập luận của văn bản? -Liên kết – khẳng định lại luận cứ 1 mở ra luận cứ 2 - đây cũng là 1 thao tác cơ bản cần thiết trong văn nghị luận- phải có câu chuyển ý chuyển đoạn tạo nên sự liên kết chặt chẽ trong mạch lập luận. ? Cách đưa d/c, cách lập luận trong đ.v này có điều gì giống và khác với đoạn văn - liệt kê - điệp cấu trúc “từ... đến...”. trước? ? Các sự việc và con người được liên kết theo lứa tuổi, không gian, công việc, giai theo mô hình: “từ…đến…” có mối quan hệ cấp, thành phần rất phong phú, toàn diện, với nhau như thế nào? từ đó giúp em hiểu vừa khái quát, vừa cụ thể, rành mạch. thêm điều gì về tinh thần yêu nước? Hành động thể hiện sự yêu nước khác D/c gồm con người, sự việc sự thật trong nhau. c/sống -> minh chứng hùng hồn, thuyết phục. ?Em có nhận xét gì về giọng văn trong luận - D/c được trình bày theo mô hình cấu cứ này trúc được lặp lại nhiều lần tạo giọng văn liền mạch, dồn dập, khẩn trương. 5
  6. Giáo án Ngữ văn lớp 7 ?Nhận xét của em về cách lập luận trong - Cách lập luận giản dị, chủ yếu là d/c, luận cứ này? điệp cấu trúc: Kết nối, mở đoạn -> Dẫn chứng -> KQ, đánh giá chung. (Lưu ý hs mỗi đ.v được cấu trúc hoàn chỉnh, chặt chẽ....) ? Qua luận cứ 1,2 em có nhận xét gì về tinh - Tinh thần yêu nước được kế thừa và thần yêu nước của nhân dân ta phát huy qua từng thời đại 3. Nhiệm vụ của chúng ta. ? H/a so sánh ở đoạn cuối có tác dụng gì? + H/a so sánh đặc sắc: -> Đề cao giá trị của t/thần yêu nước. + Lòng yêu nước có 2 dạng tồn tại: ? Em hiểu thế nào là lòng yêu nước được - Bộc lộ rõ ràng đầy đủ. trưng bày và lòng yêu nước giấu kín? - Tiềm tàng kín đáo. - Liên hệ:“Lòng yêu nước” của I. Ê-ren- -> Cả hai đều đáng quý. bua. + Bổn phận của chúng ta: tuyên truyền, ? Khi bàn về bổn phận của chúng ta, t/g đã động viên, tổ chức, khích lệ tiềm năng bộc lộ q.đ yêu nước ntn? yêu nước của mọi người được thực hành vào công cuộc k/c. * Cách diễn đạt bằng hình ảnh rất cụ thể ? Em có nhận xét gì về cách lập luận của dễ hình dung, dễ hiểu. Cách kết thúc tự tác giả trong đoạn văn này? nhiên, hợp lí, giản dị, rõ ràng, chặt chẽ, thuyết phục. 6
  7. Giáo án Ngữ văn lớp 7 III. Tổng kết: 1.Nghệ thuật: ? Theo em yếu tố nghệ thuật nào làm nên sức hấp dẫn của bài văn nghị luận này? (Bố cục, lập luận, d/c...) 2. Nội dung: ? Bài văn nghị luận này giúp em nhận thức thêm được điều gì? Từ đó mang đến cho Ghi nhớ: (sgk 27) em cảm xúc và suy ngẫm gì? Qua việc phân tích và tìm hiêủ bài văn em hãy chỉ ra những yêu cầu cơ bản khi đọc hiểu và tạo lập 1 văn bản nghị luận * Hoạt động 3: Củng cố. - Qua bài văn, em nhận thức thêm được điều gì? ( Lòng yêu nước là giá trị t/thần cao quý; Dân ta ai cũng có lòng yêu nước; Cần phải thể hiện lòng yêu nước của mình bằng những việc làm cụ thể) - Đọc diễn cảm vb. * Hoạt động 4: Hướng dẫn. - Học thuộc ghi nhớ. Đọc kĩ bài, học cách lập luận, đưa dẫn chứng. - Làm bài luyện tập (27). - Chuẩn bị: Câu đặc biệt. 7
nguon tai.lieu . vn