Xem mẫu

  1. Bài 29. THẤU KÍNH MỎNG I. MỤC TIÊU: Kiến thức: - Nêu được các khái niệm cơ bản về thấu kính (Thấu kính; thấu kính hội tụ; thấu kính phân kì; trục chính; quang tâm, trục phụ; tiêu điểm chính; tiêu điểm phụ; tiêu diện; tiêu cự; độ tụ). - Nêu được đặc điểm của ảnh khi biết vị trí của vật. - Nêu được mối quan hệ giữa vị trí vật; vị trí ảnh với tiêu cự của thấu kính. Cách tính độ phóng đại ảnh qua kính. Kĩ năng: - Vẽ ảnh của vật phẳng nhỏ vuông góc với trục chính của thấu kính. - Giải các bài tập về thấu kính. - Nhận ra được thấu kính ở các dụng cụ thiết bị có ứng dụng của nó. II. CHUẨN BỊ: Giáo viên: 1. Thước kẻ, phấn màu. 2. Thấu kính hội tụ, thấu kính phân k ì, màn chắn, nguồn sáng. 3. Chuẩn bị phiếu: Phiếu học tập 1 (PC1) - Thấu kính là gì? - Thấu kính hội tụ và thấu kính phân kì là gì? TL1: - Thấu kính là một khối chất trong suốt giới hạn bởi hai mặt cong hoặc một mặt cong, một mặt phẳng. - Thấu kính lồi ( r ìa mỏng) hội tụ chùm samhs tới song song gọi là thấu kính hội tụ. - Thấu kính lóm ( r ìa dày) lầm phhan kì chùm sáng tới song song gọi là thâis kính phân kì. Phiếu học tập 2 (PC2) - Quang tâm thấu kính là gì? Đặc điểm của đường truyền ánh sáng qua quang tâm thấu kính? - Trục chính, trục phụ của thấu kính là gì? - Tiêu điểm chính, tiêu điểm phụ của thấu kính là gì? - Tiêu diện của thấu kính là gì? TL2: - Là điểm nằm chính giứa thấu kính mà ánh sáng đi qua điểm đó thì truyền thẳng.
  2. - Đường thẳng đi qua tâm và vuông góc với mặt thấu kính gọi là trục chính của thấu kính. O Trục chính - Các đường thẳng khác đi qua tâm thấu kính gọi là trục phụ. Trục phụ - Chùm sáng tới song song song và song song với trục chình thì thì hội tụ tại một điểm nằm trên trục chính của thấu kính gọi là tiêu điểm chính (F’) ( tiêu điểm vật). - Trên trục chính có một điểm các tia sáng tới đi qua điểm đó thì các tia sáng ló ra song song với trục chính của thấu kính gọi là tiêu điểm vật (chính) (F). - Các chùm sáng song khác không sóng song với trục chính thì hội tụ tại một điểm nằm trên trục phụ tương ứng của nó gọi là tiêu điểm phụ. Tập hợp các tiêu điểm phụ tạo thành tiêu diện, t iêu diện vuông góc với trục chính. Mối thấu kính có 2 tiêu diện, tiêu diện vật và tiêu diện ảnh. Phiếu học tập 3 (PC3) - Tiêu cự của thấu kính là gì? - Độ tụ của thấu kính là gì? TL3: - Tiêu cự của thấu kính (f) là khoảng cách từ tiêu điểm đến quang tâm của kính. Với thấu kính hội tụ quy ước lấy giá trị f > 0. - Độ tụ của thấu kính đặc trưng cho khả năng tụ sáng của thấu kính. Kí hiệu là D D = 1/f Nếu f đo bằng đơn vị m thid độ tụ đo bằng đơn vị diop (dp). Phiếu học tập 4 (PC4) - Nêu nhứng khái niệm cơ cản của thấu kính phân kì? TL4: - Quang tâm, trục chính, trục phụ ở thấu kính phân k ì giống như ở thấu kính hội tụ. - Thấu kính phân kì cũng có hai tiêu điểm và 2 tiêu diện đối xứng nhau qua thấu kính, nhưng là tiêu điểm và tiêu diện ảo. - Tiêu cự và độ tụ của thấu kính phân k ì được quy ước mang giá trị âm. Phiếu học tập 5 (PC5) - Nêu khái niệm về ảnh, ảnh thật, ảnh ảo qua qung cụ? - Nêu khái niệm về vật, vật thật, vật ảo? TL5: - Khái niệm về: + Ảnh điểm là giao nhau của chùm tia ló hay đường kéo dài của chúng. + Một ảnh điểm là ảnh thật nếu chùm tia lí là chùm hội tụ. + Một ảnh điểm là ảo nếu chùm tia ló là chùm phân kì. - Khái niệm về: + Vật điểm là điểm giao nhau của chùm tia tới hay giao đường kéo dài của chúng.
  3. + Một vật điểm là thật nếu chùm tia lới là phân kì. + Một vật điểm là ảo nếu chùm tia tới hội tụ. Phiếu học tập 6 (PC6): - Trình bày cách dựng ảnh tạo bởi thấu kính? TL6: - Cách dựng ảnh: + Ảnh điểm: Chọn hai tia tới xuất phát từ vật thật hoặc kéo dài qua vật ảo. Tim vị trí ánh bằng cách t ìm giao của 2 tia ló hặc giao đường kéo dài của hai tia ló. + Tạo bởi vật phẳng nhỏ vuông góc với thực chính: Vẽ ảnh điểm đầu mút của vật rồi hạ vuông góc với trục chính thấu kính. Phiếu học tập 7 (PC7): - Xác định công thức quan hệ giữa vị trí vật, vị trí ảnh và tiêu cự của thấu kính? - Xác định công thức tính độ phóng đại ảnh. TL6: 111  - Công thức xác định vị trí ảnh: . f d d' d' - Công thức độ phóng đại: k   . d Phiếu học tập 8 (PC8): - Nêu các ứng dụng của thấu kính. TL7: - Các ứng dụng của thấu kính: + Kính khắc phục các tật của mắt. + Kính lúp. + Máy ảnh, camera. + Kính hiển vi. + Kính thiên văn, ống nhòm. + Đèn chiếu. + Máy quang phổ. Phiếu học tập 9 (P9): có thể ứng dụng CNTT hoặc dùng bản trong 1. Thấu kính là một khối chất trong suốt được giới hạn bởi A. hai mặt cầu lồi. B. hai mặt phẳng. C. hai mặt cầu lõm. D. hai mặt cầu hoặc một mặt cầu, một mặt phẳng. 2. Trong không khí, trong số các thấu kính sau, thấu kính có thể hội tụ được chùm sáng tới song song là
  4. A. thấu kính hai mặt lõm. B. thấu kính phẳng lõm. C. thấu kính mặt lồi có bán kính lớn hơn mặt lõm. D. thấu kính phẳng lồi. 3. Trong các nhận định sau, nhận định không đúng về ánh sáng truyền qua thấu kính hội tụ là: A. Tia sáng tới song song với trục chính của gương, tia ló đi qua tiêu điểm vật chính; B. Tia sáng đia qua tiêu điểm vật chính thì ló ra song song với trục chính; C. Tia sáng đi qua quang tâm của thấu kính đều đi thẳng; D. Tia sáng tới trùng với trục chính thì t ia ló cũng trùng với trục chính. 4. Trong các nhận định sau, nhận định không đúng về chùm sáng qua thấu kính hội tụ khi đặt trong không khí là: A. Chùm sáng tới song song, chùm sáng ló hội tụ; B. Chùm sáng tới hội tụ, chùm sáng ló hội tụ; C. Chùm sáng tới qua tiêu điểm vật, chùm sáng ló song song với nhau; D. Chùm sáng tới thấu kính không thể cho chùm sáng phân kì. 5. Trong các nhận định sau, nhận định đúng về đường truyền ánh sáng qua thấu kính hội tụ là: A. Tia sáng tới kéo dài đi qua tiêu điểm ảnh chính thì ló ra song song với trục chính; B. Tia sáng song song với trục chính thì ló ra đi qua tiêu điểm vật chính; C. Tia tới qua tiêu điểm vật chính thì tia ló đi thẳng; D. Tia sáng qua thấu kính bị lệch về phía trục chính. 6. Trong các nhận định sau, nhận định không đúng về đường truyền ánh sáng qua thấu kính phân kì đặt trong không khí là: A. Tia sáng tới qua quang tâm thì tia ló đi thẳng; B. Tia sáng tới kéo dài qua tiêu điểm vật chính, tia ló song song với trục chính; C. Tia sáng tới song song với trục chính, tia sáng ló kéo dài qua tiêu điểm ảnh chính; D. Tia sáng qua thấu kính luôn bị lệch về phía trục chính. 7. Trong các nhận định sau về chùm tia sáng qua thấu kính phân kì đặt trong không khí, nhận định không đúng là: A. Chùm tia tới song song thì chùm tia ló phân kì; B. Chùm tia tới phân kì thì chùm tia ló phân kì; C. Chùm tia tới kéo dài đi qua tiêu đểm vật thì chùm tia ló song song với nhau; D. Chùm tới qua thấu kính không thể cho chùm tia ló hội tụ.
  5. 8. Nhận định nào sau đây là đúng về tiêu điểm chính của thấu kính? A. Tiêu điểm ảnh chính của thấu kính hội tụ nằm trước kính; B. Tiêu điểm vật chính của thấu kính hội tụ nằm sau thấu kính; C. Tiêu điểm ảnh chính của thấu kính phân k ì nằm trước thấu kính; D. Tiêu điểm vật chính của thấu kính phân k ì nằm trước thấu kính. 9. Nhận định nào sau đây không đúng về độ tụ và tiêu cự của thấu kính hội tụ? A. Tiêu cự của thấu kính hội tụ có giá trị dương; B. Tiêu cự của thấu kính càng lớn thì độ tụ của kính càng lớn; C. Độ tụ của thấu kính đặc trưng cho khả năng hội tụ ánh sáng mạnh hay yếu; D. Đơn vị của độ tụ là đi ốp (dp). 10. Qua thấu kính hội tụ, nếu vật thật cho ảnh ảo thì vật phải nằm trướng kính một khoảng A. lớn hơn 2f. B. bằng 2f. C. từ f đến 2f. D. từ 0 đến f. 11. Qua thấu kính hội tụ, nếu vật cho ảnh ảo thì ảnh này A. nằm trước kính và lớn hơn vật. B. nằm sau kính và lớn hơn vật. C. nằm trước kính và nhỏ hơn vật. D. nằm sau kính và nhỏ hơn vật. 12. Qua thấu kính hội tụ nếu vật thật muốn cho ảnh ngược chiều lớn hơn vật thì vật phải đặt cách kính một khoảng A. lớn hơn 2f. B. bằng 2f. C. từ f đến 2f. D. từ 0 đến f. 13. Qua thấu kính phân kì, vật thật thì ảnh không có đặc điểm B. nhỏ hơn vật. A. sau kính. C. cùng chiều vật . D. ảo. 14. Qua thấu kính, nếu vật thật cho ảnh cùng chiều thì thấu kính A. chỉ là thấu kính phân kì. B. chỉ là thấu kính hội tụ. C. không tồn tại. D. có thể là thấu kính hội tụ hoặc phân kì đều được. 15. Một vật phẳng nhỏ đặt vuông góc với trục chính trước một thấu kính hội tụ tiêu cự 30 cm một khoảng 60 cm. Ảnh của vật nằm B. trước kính 60 cm. A. sau kính 60 cm. D. trước kính 20 cm. C. sau kính 20 cm.
  6. 16. Đặt một vật phẳng nhỏ vuông góc trước một thấu kính phân kì tiêu cự 20 cm một khoảng 60 cm. ảnh của vật nằm A. trước kính 15 cm. B. sau kính 15 cm. C. trước kính 30 cm. D. sau kính 30 cm. 17. Một vật đặt trước một thấu kính 40 cm cho một ảnh trước thấu kính 20 cm. Đây là A. thấu kính hội tụ có tiêu cự 40 cm. B. thấu kính phân kì có tiêu cự 40 cm. C. thấu kính phân kì có tiêu cự 20 cm. D. thấu kính hội tụ có tiêu cự 20 cm. 18. Qua một thấu kính có tiêu cự 20 cm một vật thật thu được một ảnh cùng chiều, bé hơn vật cách kính 15 cm. Vật phải đặt A. trước kính 90 cm. B. trước kính 60 cm. C. trước 45 cm. D. trước kính 30 cm. 19. Qua một thấu kính hội tụ tiêu cự 20 cm, một vật đặc trước kính 60 cm sẽ cho ảnh cách vật A. 90 cm. B. 30 cm. C. 60 cm. D. 80 cm. 20. Đặt một vật phẳng nhỏ vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ tiêu cự 20 cm cách kính 100 cm. Ảnh của vật A. ngược chiều và bằng 1/4 vật. B. cùng chiều và bằng 1/4 vật. C. ngược chiều và bằng 1/3 vật. D. cùng chiều và bằng 1/3 vật. TL9: Đáp án: Câu 1: D; Câu 2:D; Câu 3: A ; Câu 4: D; Câu 5: D; Câu 6: D; Câu 7: D; Câu 8: C; Câu 9: B; Câu 10: D; Câu 11: A; Câu 12: C; Câu 13: A; Câu 14: D; Câu 15: A; Câu 16: A; Câu 17: B; Câu 18: B; Câu 19: A; Câu 20: A. 4. Gợi ý ứng dụng công nghệ thông tin (UD): Có thể sử dụng phần mềm Crocodile physic để tổ chức dạy học nhiều nội dung của bài này. 5. Nội dung ghi bảng (ghi tóm tắt kiến thức SGK theo các đầu mục); HS tự ghi chép các nội dung trên bảng và những điều cần thiết cho họ: Bài 29. Thấu kính mỏng I. Thấu kính. Phân loại thấu kính II. Khảo sát thấu kính hội tụ 1.Quang tâm. Tiêu điểm. Tiêu diện… 2. Tiêu cự. Độ tu… III. Khảo sát thấu kính phân kì IV. Sự tạo ảnh bởi thấu kính
  7. 1. Khái niệm ảnh và vật trong quang học… 2. Cách dựng ảnh tạo bởi thấu kính… 3. Các trường hợp ảnh tạo bởi thấu kính… V. Các công thức về thấu kính 1. Công thức vị trí ảnh… 2. công thức độ phóng đại… VI. Công dụng của thấu kính Học sinh: - Chuẩn bị bài mới. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: Hoạt động 1 (... phút): Kiểm tra bài cũ. Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên - Trả lời miệng hoặc bằng phiếu. - Dùng PC 2 – 6 bài 28 để kiểm tra. - Vận dụng kiến thức bài trước trả lời. (Có thể dử dụng phần mềm Crocodile physic để đưa ra các tình huồng kiểm tra ). Hoạt động 2 (... phút): Tìm hiểu về thấu kính mỏng. Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên - Đọc SGK mục I tìm hiểu và trả lời câu - Cho HS đọc SGK, nêu câu hỏi PC1. hỏi PC1. - Nhận xét câu trả lời của bạn. - Nêu câu hỏi C1. - Trả lời C1. Hoạt động 3 (... phút): Tìm hiểu các khái niệmquang học của thấu kính hội tụ. Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên - Trả lời các câu hỏi PC2. - Nêu câu hỏi PC2. - Trả lời C2. - Nêu câu hỏi C2. - Trả lời các câu hỏi PC3. - Nêu câu hỏi PC3. Hoạt động 4 (... phút): Tìm hiểu các khái niệm quang học của thấu kính phân kì. Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên - Trả lời các câu hỏi PC4. - Nêu câu hỏi PC4. - Trả lời C3. - Hướng dẫn trả lời ý PC4. - Nêu câu hỏi C3. Hoạt động 5 (... phút): Tìm hiểu về sự tạo ảnh bởi thấu kính. Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên - Trả lời các câu hỏi PC5. - Nêu câu hỏi PC5. - Trả lời C4. - Nêu câu hỏi C4.
  8. - Trả lời các câu hỏi PC 6. - Nêu câu hỏi PC 6. Hoạt động 6 (... phút): Tìm hiểu quan hệ vị trí ảnh, vị trí vật và độ lớn ảnh và vật. Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên - Trả lời các câu hỏi PC7. - Nêu câu hỏi PC7. - Trả lời C5. - Nêu câu hỏi C5. - Nhận xét câu trả lời của bạn. - Nhận xét, đánh giá tổng kết kiến thức. Hoạt động 7 (... phút): Tìm hiểu về các thiết bị có ứng dụng thấu kính. Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên - Trả lời các câu hỏi PC8. - Nêu câu hỏi PC8. - Quan sát và phát hiện thấu kính trong các - Giới thiệu một số thiết bị có ứng dụng ứng dụng thấu kính. Hoạt động 5 (... phút): Vận dụng, củng cố. Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên - Thảo luận, trả lời câu hỏi theo một phần - Cho HS thảo luận theo PC9. phiếu PC9. - Nhận xét, đánh giá nhấn mạnh kiến thức - Nhận xét câu trả lời của bạn trong bài. Hoạt động 6 (... phút): Giao nhiệm vụ về nhà. Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên - Ghi bài tập về nhà. - Cho bài tập trong SGK: bài tập 4 đến 12 (trang 217, 218). - Ghi bài tập làm thêm. - Bài thêm: Một phần phiếu PC9. - Ghi chuẩn bị cho bài sau. - Dặn dò HS chuẩn bị bài sau.
nguon tai.lieu . vn