Xem mẫu

PHẦN MỘT LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY CHƯƠNG I LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI. Tiết 1: Bài 1: LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU TỪ NĂM 1945 ĐẾN GIỮA NHỮNG NĂM 70 CỦA THẾ KỈ XX I. Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: Qua bài học học sinh hiểu được: ­ Sau những tổn thất nặng nề của Liên Xô trong chiến tranh thế giới thứ 2, nhân dân Liên Xô đã nhanh chóng khắc phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh, tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất cho CNXH. ­ Liên Xô đã đạt được những thành tựu to lớn về kinh tế và KHKT (Từ năm 1945 đến những đầu năm 70 của TK XX). 2. Kĩ năng: ­ Rèn luyện cho học sinh kĩ năng phân tích, nhận định các sự kiện, các vấn đề lịch sử. 3. Thái độ ­ Tự hào về những thành tựu XD CNXH ở Liên Xô, thấy được tính ưu việt của CNXH và vai trò lãnh đạo to lớn của Đảng cộng sản và nhà nước Xô viết. ­ Biết ơn sự giúp đỡ của nhân dân Liên Xô với sự nghiệp cách mạng của nhân dân. II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: ­ Giáo viên: SGK, SGV, bản đồ Liên Xô (hoặc bản đồ Châu Âu). ­ Học sinh: Soạn bài, SGK. III. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định tổ chức lớp (1’) 2. Kiểm tra bài cũ (5’) 3. Bài mới (31’) Giáo viên khái quát chương trình lịch sử gồm hai phần: ­ Lịch sử thế giới hiện đại (Từ 1945 ­ 2000) ­ Lịch sử hiện đại Việt Nam (Từ 1919 ­ 2000) Hoạt động của thầy và trò Hoạt động 1: Nội dung cần đạt I. Liên Xô 1 ­ Giáo viên sử dụng bản đồ Liên Xô (hoặc bản đồ Châu Âu) Yêu cầu hs quan sát, xác định vị trí của Liên Xô trên bản đồ. ­ Sau chiến tramh thế giới thứ 2, Liên Xô là nước chiến thắng, nhưng Liên Xô chịu những tổn thất rất nặng nề. ­ Giáo viên dùng những bảng phụ ghi các số liệu về sự thiệt hại của Liên Xô trong SGK lên bảng. ? Trong chiến tranh thế giới thứ 2 Liên Xô bị thiệt hại như thế nào? ? Em có những nhận xét gì về sự thiệt hại của Liên Xô trong chiến tranh thế giới thứ 2? (Là thiệt hại hết sức to lớn). => Những tổn thất đó làm cho nền kinh tế Liên Xô phát triển chậm lại tới 10 năm. Đất nước gặp muôn vàn khó khăn tưởng chừng như không vượt nổi. ? Trong hoàn cảnh đó Liên Xô phải làm gì? => Trong hoàn cảnh đó Liên Xô phải khắc phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh, tiếp tục XDCNXH. ­ Giáo viên phân tích: Đảng và nước Liên Xô quan tâm và đề ra và thực hiện kế hoạch khắc phục kinh tế. Quyết tâm này đã được sự ủng hộ nhiệt tình của nhân dân. ? Cho biết những thành tựu về kinh tế và khoa học kỹ thuật của Liên Xô (1945 ­ 1950)? ­ GV lấy dẫn chứng (sgk­ 4) chứng minh. * Học sinh thảo luận nhóm. ? Em có những nhận xét gì về tốc độ tăng trưởng kinh tế của Liên Xô trong công cuộc kinh phục kinh tế. Nguyên nhân của sự phát triển đó? Hoạt động 2: ­ GV giải thích khái niệm: “Cơ sở vật chất 1. Công cuộc khôi phục kinh tế sau chiến tranh (1945 ­1950) ­ Sau chiến tranh Liên Xô bị thiệt hại nặng nề: Hơn 27 triệu người chết, 1710 thành phố, hơn 70 000 làng mạc bị phá hủy. ­ Đảng nhà nước Liên Xô đề ra kế hoạch khôi phục kinh tế. ­ Liên Xô đã hoàn thành và vượt mức kế hoạch 5 năm lần thứ 4 (1946 ­ 1950) 9 tháng (chỉ thực hiện 4 năm 3 tháng). ­ Thành tựu: + Công nghiệp: 1950 sản xuất công nghiệp tăng 73%. Hơn 6000 nhà máy được XD và khôi phục. + Nông nghiệp: Vượt mức trước chiến tranh (1939). + Khoa học ­ Kĩ thuật: 1949 Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử => phá vỡ thế độc quyền của Mĩ. 2. Tiếp tục công cuộc xây dựng cơ sở vật chất ­ Kĩ thuật của CNXH (Từ 1950 đến đầu 2 kĩ thuật của CNXH”. Đó là 1 nền sản xuất đại cơ khí với công nghiệp hiện đại, nông nghiệp hiện đại và khoa học ­ kĩ thuật tiên tiến. ? Liên Xô xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật trong hoàn cảnh nào? (Thảo luận nhóm) +) Các nước Tư bản phương Tây luôn có âm mưu và hành động phá hoại, bao vây Liên Xô cả về kinh tế, chính trị, quân sự. +) Liên Xô phải chi phí lớn cho quốc phòng, an ninh để bảo vệ thành quả của công cuộc XDCNXH. ? Cho biết phương hướng chính của các kế hoạch này. ? Trong công nghiệp, Liên Xô đạt được thành tựu gì? + Trong 2 thập niên 50, 60 của TK XX kinh tế Liên Xô tăng trưởng nhanh. + Công nghiệp bình quân hàng năm tăng trưởng 9,6% (1951 ­ 1975). + 1970 điện lực đạt 740 tỉ KW giờ (gấp 352 lần năm 1913 bằng sản lượng điện của 4 nước lớn: Anh, Pháp, Tây Đức, ý cộng lại) + Dầu mỏ: 353 triệu tấn. + Than: 624 triệu tấn. + 1971 Thép đạt 121 triệu tấn (vượt Mĩ). ­ Nông nghiệp: Năm 1970 đạt 186 triệu tấn, năng suất TB 15,6 tạ/ha. ? Về khoa học ­ kĩ thuật, Liên Xô đạt được những thành tựu to lớn như thế nào. VD: + 1957 phóng vệ tinh nhân tạo vào vũ trụ => Mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người. * GV – Giới thiệu H1: (sgk ­ 5) Vệ tinh nhân tạo đầu tiên của Liên Xô. + 1961, Liên Xô phóng con tàu “Phương Đông” đưa nhà du hành vũ trụ Ga Ga Rin bay vòng quanh trái đất. Lần đầu tiên con người những năm 70 của TK XX). * Thành tựu về kinh tế. ­ Liên Xô thực hiện thành công 1 loạt các kế hoạch dài hạn. ­ Là cường quốc công nghiệp đứng thứ 2 thế giới (sau Mĩ) chiếm 20% sản lượng công nghiệp thế giới. * Về khoa học ­ kĩ thuật. ­ Đạt được những thành tựu to lớn, đặc biệt là khoa học vũ trụ. 3 tiến hành chuyến bay dài ngày trong vũ trụ. ­ Giáo viên giải thích chứng minh về quốc phòng: Đạt được thế cân bằng chiến lược về quân sự nói chung và sức mạnh hạt nhân nói riêng so với Mĩ và phương Tây. ? Chính sách đối ngoại của LX trong thời kỳ này là gì? ? Hãy cho biết ý nghĩa của những thành tựu của Liên Xô đạt được? (Uy tín chính trị và địa vị, quốc tế của LX được đề cao). ­ Giáo viên lấy dẫn chứng minh hoạ: + 1960 theo sáng kiến của LX, Liên hợp quốc thông qua tuyên ngôn về việc thủ tiêu hoàn toàn chủ nghĩa thực dân và trao trả độc lập cho các nước thuộc địa. + 1961, LX đề nghị LHQ thông qua tuyên ngôn về việc cấm sử dụng vũ khí hạt nhân. + 1963, theo đề nghị của LX, LHQ đã thông qua tuyên ngôn thủ tiêu tất cả các hình thức của chế độ phân biệt chủng tộc. 4. Củng cố (5’) ­ Giáo viên sơ kết nội dung bài học. 5. Hướng dẫn học ở nhà (3’) * Về đối ngoại: ­ Hoà bình, quan hệ hữu nghị với tất cả các nước. ­ Tích cực ủng hộ PTĐT giải phóng dân tộc thế giới. => Chỗ dựa vững chắc của cách mạng thế giới. ­ Về nhà học bài cũ đầy đủ, trả lời câu hỏi cuối bài. ­ Đọc, tìm hiểu những nội dung bài mới, tiếp II, III. Ngày soạn: 7/9/2015 Ngày dạy: 10/9/2015 Tiết 2: Bài 1: LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU TỪ NĂM 1945 ĐẾN GIỮA NHỮNG NĂM 70 CỦA THẾ KỈ XX (Tiếp) I. Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: ­ Học sinh nắm được quá trình thành lập nhà nước dân chủ nhân dân ở Đông Âu. ­ Quá trình xây dựng CNXH và những thành tựu chính. ­ Sự khủng hoảng và sụp đổ của các nước XHCN ở Đông Âu. 4 2. Kĩ năng: ­ Rèn kĩ năng phân tích nhận định các sự kiện lịch sử. 3. Thái độ: ­ Khẳng định thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử của công cuộc XD CNXH ở Đông Âu. II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: ­ Giáo viên: SGK, SGV, lược đồ các nước Đông Âu. ­ Học sinh: Soạn bài, SGK. III. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định tổ chức lớp (1’) 2. Kiểm tra bài cũ (5’) Nêu thành tựu chủ yếu của Liên xô từ 1950 đến đầu năm 70? 3. Bài mới (31’) Giới thiệu bài mới ­ Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc đã dẫn tới sự ra đời 1 nước XHCN duy nhất đó là Liên Xô. Vậy chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc đã có những nước XHCN nào ra đời. Quá trình xây dựng CNXH ở các nước này diễn ra như thế nào và đặt kết quả ra sao... Hoạt động của thầy và trò Hoạt động 1: ? Các nước dân chủ nhân dân Đông Âu ra đời trong hoàn cảnh nào? ­ Trước chiến tranh thế giới thứ 2 hầu hết các nước Đông Âu đều bị lệ thuộc vào các nước tư bản Tây Âu. ­ Trong thời kỳ chiến tranh họ lại bị Phát xít Đức chiếm đóng và nô dịch tàn bạo. ­ Cuối 1949 đầu năm 1945 Hồng quân Liên Xô đã truy đuổi Phát xít Đức ? Quá trình thành lập nhà nước Cộng hòa dân chủ Đức có gì khác biệt? ­ H/s đọc dòng in nghiêng SGK. ­ Giáo viên dùng lược đồ các nước dân chủ nhân dân Đông Âu. ? Hãy xác định trên lược đồ các nước dân chủ nhân dân Đông Âu? ­ GV đọc tư liệu tham khảo SGV. ? Để hoàn thành cuộc CM dân chủ nhân dân các nước Đông Âu đã thực hiện những nhiệm vụ gì? ? Kết quả mà nhân dân Đông Âu giành Nội dung cần đạt II. Đông Âu: 1. Sự ra đời của các nước dân chủ nhân dân Đông Âu ­ Khi HQ LX truy kích PX Đức, nhân dân Đông Âu khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền thành lập nhà nước dân chủ nhân dân: Ba lan (1944), Hung ga ri (1945), Nam Tư (1945), Bun ga ri (1946)... ­ Nước Đức bị chia tách làm hai nửa với hai thể chế chính trị khác nhau. ­ 1945 – 1949 các nước Đông Âu đã hoàn thành thắng lợi xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân, cải cách ruộng đất, quốc hữu hoá xí 5 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn