Xem mẫu

  1. BÀI 15 PHONG TRÀO CÁCH MẠNG VIỆT NAM SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1919-1925) 1. Mục tiêu: a Kiến thức : - Học sinh hiểu được CM tháng 10 Nga và phong trào CM TG sau chi ến tranh thế giới thứ nhất có ảnh hưởng thuận lợi đến phong trào giải phóng dân tộc ở VN. - Nắm được những nét chính trong phong trào đấu tranh của TSDT, tiểu tư sản dân tộc và phong trào công nhân từ 1919-1926. b. Kĩ năng: Rèn kĩ năng trình bày các s ự ki ện l ịch s ử cụ th ể, tiêu bi ểu, đánh giá các s ự kiện đó. c. Thái độ : Bồi dưỡng cho HS lòng yêu nước, kính yêu và khâm phục các bậc tiền bối. 2. Chuẩn bị của GV và HS : a. Chuẩn bị của GV : Sưu tầm tiểu sử của một số nhân vật lịch sử nh ư: Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Phạm Hồng Thái, Tôn Đức Th ắng. Cu ốn t ư li ệu Lịch sử VN lớp 9 b. Chuẩn bị của HS : Đọc SGK. 3.Tiến trình bài dạy *Sĩ số : 9A /35 vắng............................. 9B /32 vắng ............................ 9C /29 vắng ............................. 9D /29 vắng............................. 9E /32 vắng ............................. 9Q /16 vắng............................. a. Kiểm tra bài cũ.(5’) Hãy cho biết thái độ chính trị và khả năng CM của các giai c ấp trong xã h ội VN sau chiến tranh thế giới thứ nhất? Đáp án: - Giai cấp phong kiến: Làm tay sai cho TDP và bóc lột nhân dân, có một phận địa chủ vừa và nhỏ ít nhiều có tinh thần yêu nước. (2đ)
  2. - Giai cấp tư sản ra đời mấy năm sau chiến tranh, phân hoá thành hai bộ phận: (2đ) + Tư sản mại bản: Làm tay sai cho TDP. + Tư sản dân tộc: Ít nhiều có ý thức DT. - Giai cấp TTS: Tăng nhanh về số lượng và có tinh thần yêu n ước, hăng hái CM. (2đ) - Giai cấp ND: chiếm 90% dân số, là lực lượng hăng hái và đông đảo nhất của CM. (2đ) - Giai cấp CN: Tăng nhanh về số lượng và chất lượng h ọ chung s ống và ch ịu ba tầng áp bvức bóc lột, có quan hệ mật thiết với nông dân. Họ là lực lượng tiên tiến và là lực lượng lãnh đạo CM. (2đ) b. Dạy nội dung bài mới Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc VN là một bộ ph ận quan trọng c ủa cách mạng thế giới, chịu ảnh hưởng và tác động của lịch sử thế giới. Nh ất là từ khi CM tháng 10 Nga thắng lợi. I/ Ảnh hưởng của CM tháng Mười Nga và phong trào CM thế giới . (10’) HS : đọc SGK mục 1 ?HS(TB): CM tháng Mười Nga thắng lợi đã ảnh hưởng đến phong trào CM trên thế giới như thế nào? (Do ảnh hưởng của CM tháng 10 Nga, phong trào giải phóng dân tộc ở các nước phương Đông và phong trào công nhân ở các nước tư bản phương Tây phát triển và có sự gắn bó mật thiết trong cuộc đấu tranh ch ống kẻ thù chung là ch ủ nghĩa đế quốc). - Do ảnh hưởng của CM tháng 10 Nga mà phong trào giải Phóng dân tộc ở phương Đông và phong trào CN ở phương Tây có sự gắn bó trong phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc. ?HS(KG): Tình hình thế giới có những sự kiện nào ảnh hưởng đến CMVN? (Quốc tế cộng sản được thành lập các ĐCS ra đời tiêu biểu là ĐCS Pháp, CS Trung Quốc ra đời tạo điều kiện chủ nghĩa Mác- lê- nin truyền vào VN. -Tháng 3/1919, quốc tế cộng sản thành lập ở Mát-xcơ-va đánh dấu quá trình phát triển của cách mạng thế giới, Đảng Cộng sản Pháp, Đảng Cộng sản Trung Quốc thành lập tạo điều kiện cho chủ nghĩa Mác-Lê-nin truy ền bá vào Việt Nam.
  3. II. Phong trào dân tộc, dân chủ công khai năm 1919-1925. (14’) GV: Những năm sau chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào dân tộc dân ch ủ ở nước ta đang trên đà phát triển mạnh mẽ, thu hút nhi ều tầng lớp nhân dân tham gia với nhiều hình thức phong phú và sôi nổi trước hết là ở thành thị. ?HS(TB): Em hãy nêu các hình thức đấu tranh của giai cấp TSDT sau chiến tranh thế giới thứ nhất? (Giai cấp TS đã dùng báo chí để bênh vực quyền lợi của mình, h ọ muốn vươn lên giành vị trí khá hơn trong nền kinh tế VN, tiêu bi ểu là phong trào ch ấn h ưng nội hoá, bài trừ ngoại hoá, đấu tranh chống độc quy ền cảng Sài Gòn, xu ất kh ẩu lúa gạo của TDP) Gọi hs đọc đoạn in chữ nhỏ từ ''giai cấp tư sản.... một số quyền lợi'' - Giai cấp tư sản DT: phát động phong trào chấn hưng n ội Hoá bài trừ ngoại hoá(1919), chống độc quyền cảng Sài Gòn, độc quyền lúa gạo Nam Kì của TB Pháp(1923) ?HS(TB): Giai cấp tư sản đấu tranh dưới hình thức như thế nào? (Những hoạt động có tiếng vang lớn.Tháng 6/1924 tiếng bom Phạm Hồng Thái tại Sa Điện mùa xuân 1925. tổ chức Tâm Tâm xã được thành l ập t ại Qu ảng Châu lúc đầu gồm 7 người. Tâm Tâm xã cử Phạm Hồng Thái giết tên toàn quyền Mác- lanh ở Sa Điện sự việc không thành Phạm Hồng Thái hy sinh anh dũng trên dòng Châu Giang, cuộc mưu sát góp phần thức tỉnh tinh th ần yêu n ước của hàng vạn đồng bào trong nước, nó báo hiệu th ời đ ại đ ấu tranh nh ư chim én nhỏ báo hiệu mùa xuân) - Các tầng lớp tư sản trí thức được tập trong những tổ chức chính trị : VN nghĩa đoàn, Hội phục việt, Đảng thanh niên. Xu ất hi ện nhi ều t ờ báo tiến bộ. Những hoạt động có tiếng vang lớn. + 6/1924, tiếng bom của Phạm Hồng Thái + Phong trào đòi nhà cầm quyền thả Phan Bội Châu(1925) + Phong trào để tang Phan Châu trinh(1926) GV: PBC là nhà yêu nước 6/1925, Pháp bắt ông ở Th ượng Hải (TQ) r ồi đ ưa v ề Hải Phòng giam ở Hoả lò, việc PBC bị bắt làm ch ấn động trong và ngoài n ước, nhiều điện văn gửi tới tên toàn quyền Va-ren đòi thả tự do cho PBC, trước sự đấu tranh của quần chúng Pháp buộc phải ân xá cho cụ PBC và đ ưa c ụ v ề an trí tại Huế, cụ đã chút hơi thở cuối cùng ở đây (20.10.1940). ?HS(KG): trình bày những điểm tích cực và hạn chế của những phong trào trên?
  4. (Phong trào giải phóng dân chủ nhằm chống cường quy ền áp b ức đòi t ự do dân chủ, khuấy động lòng yêu nước Hạn chế: Mang tính chất cải lương, giới hạn trong khuôn khổ toàn dân, phục vụ quyền lợi của tầng lớp trên. GV: Giải thích khái niệm dân tộc, dân chủ công khai là phong trào đấu tranh của giai cấp tư sản và tiểu tư sản trong những năm 1919-1925 đòi các quyền tự do dân chủ và các quyền lợi về kinh tế. III. Phong trào công nhân 1919-1925. (15’). GV: Sau chiến tranh các cuộc đấu tranh của CN còn lẻ tẻ và tự phát nhưng đã có ý thức giai cấp ?HS(TB): Điểm mới của phong trào đấu tranh của nhân dân nước ta th ời kỳ này là gì? (Các PTĐT của nước ta phát triển mạnh và cao hơn một bước thể hiện ý th ức giai cấp phát triển nhanh chóng) - Các phong trào đấu tranh đã có ý thức giai cấp: + 1920, công nhân Sài Gòn-Chợ Lớn đã thành lập Công h ội do Tôn Đức Thắng đứng đầu. GV: Giới thiệu về đồng chí Tôn Đức Thắng sau khi tham gia cuộc binh bi ến ở Hắc Hải năm 1920, TĐT về nước và tham gia vào phong trào công nhân ở Sài Gòn năm 1925, ông đã cùng một số công nhân khác đứng ra tổ chức bãi công ở Ba Son mục đích nhằm giữ chiếc tàu Mi-sơ-kê đến sửa ch ữa để chở các binh lính sang đàn áp CMTQ) + 1922, Công nhân viên chức sở công thương đấu tranh đòi ngh ỉ ch ủ nh ật có lương. + 1924, Nhiều cuộc bãi công của công nhân ở Nam Định, Hà Nội, Hải Dương. + 8/1925, Cuộc đấu tranh của công nhân Ba Son thắng lợi. ?HS(TB): Cuộc đấu tranh của công nhân Ba Son thắng lợi có ý nghĩa gì? (Họ đấu tranh không chỉ vì quyền lợi của mình mà còn thể hiện tinh thần đoàn kết với công nhân và nhân dân lao động.  Thắng lợi đánh dấu một bước tiến mới của phong trào Công nhân từ đây bước đầu đi vào đấu tranh có tổ chức, có mục đích chính trị rõ ràng. c. Củng cố và luyện tập (1ph)
  5. Phong trào Tư sản dân tộc Tiểu tư sản Công nhân Mục tiêu - Đòi một số quyền - Chống cường - Đòi quyền lợi về lợi về kinh tế. quyền áp bức đòi kinh tế và chính trị. quyền tự do dân chủ. Tính chất - Yêu nước dân - Cải lương chủ rõ rệt - Đấu tranh có ý thức -Tích cực: cố gắng tự giác. Ý nghĩa - Phong trào đấu đấu tranh chống sự tranh đã thức tỉnh -Tuy đấu tranh lẻ tẻ, cạnh tranh chèn ép. lòng yêu nước, mang tính tự phát - hạn chế: cải lương truyền bá tinh nhưng mang ý thức phục vụ quyền lợi thần tự do dân chủ chính trị. của tầng lớp trên. trong nhân dân. d. Hướng dẫn học ở nhà.(1’) - về nhà làm bài tập theo bảng thống kê. - Tiết sau kiểm tra học kì và ôn tập theo phần hướng dẫn bài tổng kết, chú ý những kiến thức cơ bản đã giới hạn. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy - Thời gian : ......................................................................................................................... . ..................................................................................................................................... ........ - N ội dung: .......................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ......... - Phương pháp : ................................................................................................................... ...... ..................................................................................................................................... ...
nguon tai.lieu . vn