Xem mẫu

  1. Bài 13 TỔNG KẾT LỊCH SỬ THẾ GIỚI TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY 1. Mục tiêu . a. Kiến thức : - Củng cố lại những kiến thức đã học về lịch sử thế gi ới hi ện đ ại t ừ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay, nắm được những nét nổi bật nhất cũng là nội dung chủ yếu mà thực chất là những nhân tố chi ph ối tình hình th ế gi ới sau năm 1945 đên nay - Thấy rõ những xu thế phát triển hiện nay của th ế giới khi loài ng ười bước vào thế kỷ XXI. b. Kỹ năng: Giúp học sinh rèn luyện và vận dụng phương pháp tư duy, phân tích và tổng hợp, thông qua mối liên hệ giữa các chương, bài trong sách giáo khoa đã học. c. Thái độ : Giúp học sinh nhận thức được cuộc đấu tranh gay gắt với nh ững di ễn biến phức tạp giữa các lực lượng xã hội chủ nghĩa và chủ nghĩa đế quốc cùng các thế lực phản động khác.Thấy rõ nước ta là một bộ phận của thế giới ngày càng có quan hệ mật thiết với khu vực và thế giới. 2. Chuẩn bị của GV và HS : a. Chuẩn bị của GV : Bản đồ các nước trên thế giới b. Chuẩn bị của HS : Ôn tập các bài đã học 3. Tiến trình bài dạy : * Sĩ số 9A /35 vắng............................. 9B /32 vắng ............................ 9C /29 vắng ............................. 9D /29 vắng............................. 9E /32 vắng ............................. 9Q /16 vắng............................. a/ Kiểm tra bài cũ(5’) ? Em hãy nêu những thành tựu chủ yếu của cách mạng KH-KT từ sau 1945 đ ến nay? Đáp án: - Khoa học cỏ bản: Con người đã đạt được những phát minh to lớn trong toán, lý, hoá, sinh vận dụng vào khoa học và sản xuất.(2đ)
  2. - Công cụ sản xuất mới: Có ý nghĩa quan trọng nhất là máy tính đi ện t ử, máy t ự đọng và hệ thống máy tự động(2đ) - Nguồn năng lượng mới: Năng lượng nguyên tử, thuỷ triều, nặt trời, gió, năng lượng nguyên tử dần được sử dụng phổ biến.(1đ) - những vật liệu mới như chất dẻo Pô- li- me đang giữ vị trí quan trọng.(1đ) - Cuộc ''cách mạng xanh'' trong nông nghiệp: Với những biện pháp cơ khí hoá , điện khí hoá, thuỷ lợi hoá, hoá học hoá, còn phương pháp lai tạo giống, chông sâu bệnh khắc phục nạn đói thiếu lương thực thực phẩm.(2đ) - Giao thông vận tải, thông tin liên lạc có nhiều ti ến b ộ th ần kỳ.- Chinh ph ục vũ trụ: Khoa học vũ trụ và du hành vũ trụ có nhiều khám phá mới.(2đ) b, Dạy nội dung bài mới. Giai đoạn lịch sử thế giới sau chiến tranh thế giới th ứ hai đến nay tuy ch ỉ dài hơn nửa thế kỷ nhưng là một giâi đoạn đã diễn ra với bao s ự kiện ph ức tạp, và có những đảo lộn bất ngờ, đặc điểm lớn cả giai đoạn l ịch s ử này là th ế gi ới chia thành hai phe. TBCN và XHCN do hai siêu cường Mĩ và Liên Xô đứng đầu. I. Những nội dung chính của lịch sử thế giới t ừ sau năm 1945 đ ến nay(20’). 1/Liên Xô và các nước Đông Âu Gọi HS đọc ý 1 SGK, với những thuận lợi vang dội đến quốc tế.cộng sản ?HS(TB): Tại sao trong nhiều thập niên của nửa sau thế kỷ XX, các nước XHCN đã trở thành một lực lượng mạnh và có ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển của thế giới? (Sau chiến tranh thế giới thứ hai với sự thắng lợi của Liên Xô và các l ực l ượng CM trong chiến tranh thế giới hai CNXH, phạm vi một nước trở thành h ệ th ống thế giới trải dài qua nhiều nước, Châu Âu đến Châu Á đến Mĩ la tinh). GV: Treo bản đồ các nước trên thế giới. ?HS(KG): Lên chỉ bản đồ tên các nước đi theo CNXH? (Châu Âu: Liên Xô, Bun-ga-ri, An-ba-ni, Hung- ga-ri, Ru-ma-ni, Ti ệp kh ắc, Nam tư, Ba lan, CHDC Đức.Châu Á: Trung Quốc, Việt Nam. Bắc Tri ều Tiên, Lào.Mĩ la tinh:Cu Ba) - CNXH vượt ra phạm vi một nước trở thành một hệ thống thế giới gồm nhiều nước Âu, Á, Mĩ la- tinh trở thành một lực l ượng hùng m ạnh v ề chính trị, quân sự, kinh tế,
  3. ?HS(TB): Nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu? (Các nước này vi phạm sai lầm nghiêm trọng trong đường lối chính sách và sự chống phá của các thế lực đế quốc và phản động, đây là th ất bại n ặng n ề ch ưa từng có trong lịch sử phong trào công nhân và cộng sản quốc tế). - Đến những năm 90 của thế kỷ XX, CNXH đã sụp đổ ở Liên Xô và Đông Âu, đây là tổn thất lớn của phong trào công nhân và cộng sản quốc tế. 2.Các nước Á, Phi, Mĩ la-tinh : GV: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, một cao trào giải phóng dân t ộc đã di ễn ra sôi nổi ở Châu Á, Phi, Mĩ la-tinh làm cho hệ thống thuộc địa của ch ủ nghĩa đ ế quốc tan rã từng mảng lớn và đi tới sụp đổ hoàn toàn. ?(KG): Nhận xét về phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Á, phi, Mĩ la- tinh ? - Sau chiến tranh thế giới thứ hai phong trào giải phóng dân tộc ở Á, Phi, Mĩ la- tinh đã giành được thắng lợi có ý nghĩa đó là s ự s ụp đ ổ c ủa h ệ thống thuộc địa và chế độ phân biệt chủng tộc. - Sau khi giành độc lập các nước Á, Phi, Mĩ la- tinh đã đ ạt đ ược những thành tựu to lớn trong công cuộc xây dựng và phát tri ển kinh t ế, xã hội. ?HS(TB): Em hãy kể tên một số nước sau khi giành được độc lập đạt thành t ựu to lớn về kinh tế xã hội. (Ấn Độ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Xin-ga-po..........) 3. Mĩ, Nhật Bản, các nước Tây Âu GV: Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ đã vươn lên trở thành nước t ư b ản giàu mạnh nhất thế giới, ngày nay nước Mĩ đang giữ vai trò hàng đ ầu trong n ền kinh tế, kinh tế thế giới ?HS(TB): Sau chiến tranh thế giới thứ hai, nền kinh tế của các nước TB đã đ ạt được những thành tựu ntn? ( Sau khi phục hồi kinh tế, các nước TBCN đã có sự phát tri ển nhanh cchóng v ề kinh tế tiêu biểu là nước Nhật, Tây Âu  thế giới đã xuất hiện ba trung tam tài chính lớn của thế giới) - Sau khi phục hồi kinh tế, các nước TBCN đã có s ự phát tri ển nhanh chóng như: Nhật, Tây Đức - Mĩ mưu đồ làm bá chủ thế giới.
  4. - Từ sau năm 1945 các nước tư bản Tây âu có xu hướng liên k ết kinh tế trong khu vực, tiêu biểu là liên minh Châu Âu(EU). Đến những năm 70 thế giới xuất hiện ba trung tâm kinh tế : Mĩ, Nhật, EU. 4. Quan hệ quốc tế sau năm 1945. GV: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, một trật tự thế giới đực xác lập'' trật tự hai cực I-an-ta' do hai siêu cường là Mĩ và Liên Xô đứng đầu mỗi cực, s ự phân chia thành hai phe là, TB và XHCN đã trở thành một đặc trưng cơ bản nh ất chi phối tình hình chính trị thế giới sau chiến tranh thế giới thứ hai. - Trật tự thế giới mới được hình thành '' trật tự hai cực” do Liên Xô và Mĩ đứng đầu trong tình trạng đối đầu đỉnh cao là “chiến tranh lạnh”. - Sự thành lập LHQ. 5. Cuộc cách mạng khoa học- kỹ thuật sau chiến tranh thế giới hai : GV: Cuộc CM KH-KT bắt đầu từ những năm 40 của th ế kỷ XX v ới nh ững ti ến bộ phi thường và nhiều thành tựu kỳ diệu. ?HS(KG): Cuộc CM KH-KT lần thứ hai có tác dụng to lớn như thê nào? - Cuộc CM KH-KT có ý nghĩa cực kỳ to l ớn là nhân t ố có ý nghĩa quy ết định đối sự phát triển tăng trưởng kinh tế. - Không ngừng nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống con người. II. Các xu thế phát triển của thế giới ngày nay.(15’) GV: Dõi theo những sự kiện quan trọng đã diễn ra trong giai đoạn lịch s ử th ế giới sau năm 1945 có thể thấy sự tan rã của '' trật tự hai cực ''( 1991), như một mốc đánh giấu sự phân kỳ của giai đoạn lịch sử này, giai đoạn lịch sử từ năm 1945-1991 là giai đọan thế giới phân chia làm hai phe XHCN và TBCN trong khuôn khổ của trật tự thế giới hai cực Xô-Mĩ, thế giới hầu như chịu sự tác động và chi phối của những yếu tố này - Giai đoạn 1945-1991 thế giới chia làm hai phe XHCN và TBCN do Liên Xô, Mĩ đứng đầu, thế giới hầu như chịu sự chi phối bởi nhân tố này. Giai đọan từ 1991 đến nay (đến năm 2000) thường gọi là xu th ế sau chi ến tranh lạnh. ?HS(KG): Hãy cho biết xu thế phát triển chính của thế giới hiện nay? (Sự hình thành một trật tự thế giới mới được xác định, xu thế hoà hoãn, hoà h ợp giữa các nước lớn, các nước điều chỉnh lấy phát triển kinh tế làm trọng điểm. Tích cực mở rộng quan hệ quốc tế, để cùng hợp tác phát triển.)
  5. - Sự hình thành trật tự thế giới mới đang dần hình thành tr ật t ự đa cực nhiều trung tâm. - Xu thế hoà hoãn, hòa hợp giữa các nước. - Các nước điều chỉnh chiến lược trong đó lấy việc phát triển kinh tế làm trọng điểm. - Sau chiến tranh lạnh tuy nguy cơ chiến tranh thế giới bị đ ẩy lùi.Nhưng hoà bình ở nhiều khu vực lại bị đe doạ nghiêm tr ọng xung đ ột quân sự , nội chiến do mâu thuẫn sắc tộc, tranh chấp lãnh thổ. GV: Các cuộc xung đột trên ở nhiều nước, tình hình lại càng nghiêm trọng với những nguy cơ của chủ nghĩa khủng bố, li khai. - Xu hướng chung của thế giới ngày nay là hoà bình, ổn định h ợp tác cùng phát triển ?HS(KG): Tại sao nói '' hoà bình, ổn định và hợp tác cùng phát tri ển '' v ừa là thời cơ và thách thức đối với các dân tộc? (Thời cơ: Có điều kiện hội nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực có đi ều kiện rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển, áp dụng những thành t ựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất Thách thức: Nếu không chớp thời cơ để phát triển sẽ tụt h ậu, h ội nh ập sẽ hoà tan). c. Củng cố và luyện tập:(1’) Nhiệm vụ to lớn nhất hiện nay của nhân dân ta là gì? (Phải dốc sức vào việc triển khai lực lượng sản xuất làm ra nhiều của cải để chiến thắng nghèo nàn và lạc hậu, đem lại ấm no hạnh phúc cho nhân dân). d. Hướng dẫn học ở nhà.(1’) - Học theo từng chương, đối chiếu so sánh. - Kết hợp giữa bài học với bản đồ để biết được sự biến đổi trên thế giới. - Tiết sau học sang lịch sử Việt Nam. - Đến tiết 18 kiểm tra học kỳ I, ôn các nội dung sau : + Cách mạng Cu Ba, các nước Đông Nam Á. + Mĩ, Nhật: Kinh tế, chính trị, các nước Tây Âu. + Quan hệ quốc tế : Trật tự thế giới mới, tổ ch ức Liên h ợp qu ốc, th ời kì “chiến tranh lạnh”.
  6. + CM KHKT : Thành tựu, ý nghĩa, tác động. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy - Thời gian : ......................................................................................................................... . ..................................................................................................................................... ........ - N ội dung: .......................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ......... - Phương pháp : ................................................................................................................... ...... ..................................................................................................................................... ...
nguon tai.lieu . vn