Xem mẫu

  1. Giáo án môn Lịch sử lớp 12 Bài 11 – TỔNG KẾT LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 2000 I. Mục tiêu Học xong bài này, học sinh cần: 1. Kiến thức - Có khả năng củng cố, hệ thống hóa, khái quát hóa những kiến thức lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến năm 2000. - Biết phân kì và hiểu được những nội dung cơ bản về các giai đoạn phát triển của Lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến năm 2000. 2. Kĩ năng Rèn luyện kĩ năng phân tích, khái quát hóa vấn đề, nhận định và đánh giá,… về các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử của lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến năm 2000. 3. Thái độ, tư tưởng - Nhận thức được, trong học tập lịch sử cần thiết phải phân kì và khái quát hóa được những nội dung cơ bản về các giai đoạn phát triển của lịch sử. Từ đó, hiểu rõ sự phát triển của lịch sử Việt Nam luôn luôn là một bộ phận của lịch sử thế giới, gắn liền với cách mạng thế giới, đặc biệt từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. - Hiểu rõ, bao trùm suốt thời kì lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến nay là cuộc đấu tranh vì mục tiêu: hòa bình, ổn định, độc lập dân tộc, tiến bộ xã hội và hợp tác để cùng nhau phát triển. II. Gợi ý tiến trình và phương pháp tổ chức dạy học 1. Ổn định lớp học 2. Kiểm tra bài cũ
  2. Tùy điều kiện, GV có thể kiểm tra bài cũ ngay đầu giờ học, hoặc kiểm tra trong quá trình hướng dẫn HS học bài tổng kết 3. GV giới thiệu nội dung bài tổng kết Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, nhân loại bước vào một giai đoạn mới của Lịch sử thế giới hiện đại với hi vọng sẽ được sống trong hòa bình, ổn đ ịnh, đ ộc l ập dân tộc, tiến bộ xã hội và hợp tác để cùng nhau phát triển. Tuy nhiên, trong l ịch s ử th ế giới, hiếm có một giai đoạn nào lại có nhiều thay đổi, biến động và căng thẳng như giai đoạn nửa sau thế kỉ XX. Chỉ trong vòng nửa thế kỉ, tình hình thế giới ở các châu lục đã diễn biến hết sức phức tạp, đem lại những thay đổi lớn lao và cả những đảo lộn bất ngờ. Hôm nay, chúng ta sẽ học bài tổng kết để phân kì các giai đoạn phát triển và khái quát lại những nội dung chủ yếu của Lịch sử thế giới hiện đại giai đoạn từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay (năm 2000). 4. Tổ chức cho HS học bài tổng kết Một số gợi ý: - Đây không phải là bài học nghiên cứu kiến thức mới, mục đích của bài học này là GV tổ chức cho HS hệ thống hóa, khái quát hóa những kiến thức lịch sử thế giới đã học theo chủ đề từ năm 1945 đến năm 2000. Vì vậy, vai trò của GV khi dạy học bài này là hướng dẫn HS tự làm việc độc lập, không “tổng kết” giúp HS. - Để không khí bài học tổng kết không bị nhàm chám, buồn tẻ mà trở nên sinh động, gây hứng thú cho HS, GV có thể tổ chức một số dạng trò chơi dưới hình th ức “học mà chơi, chơi mà học”. Chuẩn kiến thức Hoạt động dạy – học của thầy, trò (Kiến thức cần đạt) I. Những nội dung chủ yếu Hoạt động 1: GV trình bày nêu vấn đề: của lịch sử thế giới từ sau năm Lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến nay 1945 có thể phân kì làm hai giai đoạn: Giai đoạn từ năm 1945 đến 1991 với mốc sự tan rã của CNXH ở Liên Xô, Đông Âu và sự sụp đổ của
  3. Trật tự hai cực Ianta và giai đoạn từ năm 1991 đến nay. Vậy dựa vào SGK và những kiến thức 1. Trật tự hai cực Ianta hình lịch sử thế giới đã học từ năm 1945 đến 1991, thành do Mĩ, Liên Xô đứng đầu các em hãy cho biết nội dung chủ yếu của lịch mỗi cực, chi phối quan hệ quốc sử thế giới hiện đại của giai đoạn này gồm tế từ năm 1945 đến năm 1991. những vấn đề cơ bản nào? HS: Nghiên cứu SGK và kết hợp với những 2. CNXH vượt ra khỏi phạm vi kiến thức đã học để trao đổi và trả lời. một nước, trở thành một hệ GV - HS: Nhận xét, chốt lại 6 nội dung chủ thống thế giới kéo dài từ châu Âu yếu như SGK. HS lắng nghe và ghi vở. sang châu Á và khu vực Mĩ Latinh. Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS lập niên biểu tổng hợp về những sự kiện quan trọng của lịch sử thế giới hiện đại giai đoạn từ năm 3. Cao trào giải phóng dân tộc 1945 đến năm 1991. GV thông báo, nếu HS nào dấy lên mạnh mẽ ở châu Á, châu làm xong trước sẽ chấm điểm để khuyến Phi và khu vực Mi Latinh, đưa tới khích tinh thần tự giác học tập của các em. sự ra đời của hơn 100 quốc gia HS: Hoàn thành bảng niên biểu tổng hợp độc lập trẻ tuổi. Thời Sự kiện Tác động, 4. Hệ thống chủ nghĩa đế quốc gian cơ bản ý nghĩa có nhiều biến chuyển: Mĩ trở thành cường quốc kinh tế số 1, Nguyên thủ 3 nước Hình thành khuôn Liên Xô, Mĩ, Anh khổ trật tự hai Tây Âu và Nhật Bản là một trong 2/1945 họp Hội nghị Ianta cực Ianta 3 trung tâm kinh tế lớn của thế giới,… Hội nghị quốc tế Góp phần duy trì thành lập tổ chức hòa bình và an 6/1945 Liên hợp quốc ninh thế giới 5. Quan hệ quốc tế được mở ….. ..… ….. rộng và đa dạng hơn trước GV - HS: Sau khi HS hoàn thành bảng niên biểu, GV gọi một số em trình bày bài làm của
  4. 6. Cách mạng khoa học - kĩ thuật mình, các bạn khác theo dõi, có thể bổ sung. diễn ra từ những năm 40 của thế Cuối cùng, GV sửa chữa và HS đối chiếu, hoàn kỉ XX đạt được nhiều thành tựu chỉnh bảng niên biểu của mình. II. Xu thế phát triển của thế Hoạt động 1: GV trình bày nêu vấn đề: giới sau Chiến tranh lạnh Sau khi CNXH ở Liên Xô và Đông Âu tan rã, trật tự thế giới hai cực Ianta sụp đổ, lịch sử thế giới đã chuyển sang giai đoạn mới, thường được gọi là giai đoạn sau Chiến tranh lạnh. Nhiều hiện tượng mới và xu thế mới đã xuất hiện. Các em hãy dựa vào SGK, kết hợp với những kiến thức lịch sử thế giới đã học từ 1. Tất cả các quốc gia đều ra sức năm 1991 đến năm 2000 để xác định các xu điều chỉnh chiến lược phát triển, thế phát triển của thế giới hiện nay. lấy kinh tế làm trọng tâm. HS: Nghiên cứu SGK và kết hợp với những kiến thức đã học để trao đổi và trả lời. GV - HS: Nhận xét, chốt lại 4 nội dung chủ yếu như SGK. HS lắng nghe và ghi vở. 2. Các nước điều chỉnh mối quan hệ theo hướng đối thoại, thỏa Hoạt động 2: GV nêu câu hỏi, tổ chức cho HS hiệp, tránh sự xung đột trực tiếp trao đổi nhóm (theo từng bàn), liên hệ thực tế: để từng bước xác lập vị thế của Trước xu thế phát triển của lịch sử thế giới mình trong trật tự thế giới mới. hiện nay, các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam sẽ gặp thời cơ và thách thức gì? Chúng ta phải làm gì để đưa đất nước phát triển đi lên? 3. Hòa bình, ổn định là xu thế HS: Trao đổi theo nhóm theo và để trình bày chủ đạo của thế giới từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, GV: Hết thời gian trao đổi, GV yêu cầu đại nhưng ở nhiều khu vực vẫn diễn diện một số nhóm trình bày, cả lớp lắng nghe ra cuộc nội chiến, mâu thuẫn sắc và bổ sung. Cuối cùng, GV nhận xét và chốt ý. tộc, tôn giáo, tranh chấp lãnh thổ, Hoạt động 3: GV hướng dẫn HS lập niên biểu tổng hợp, chọn ra 10 sự kiện quan trọng
  5. … nhất của lịch sử thế giới hiện đại giai đoạn từ năm 1991 đến năm nay (theo gợi ý của GV). HS: Hoàn thành bảng niên biểu tổng hợp 4. Sau khi Chiến tranh lạnh kết Thời gian Sự kiện thúc, xu thế toàn cầu hóa ngày càng diễn ra mạnh mẽ. cơ bản 25/12/1991 CNXH ở Liên Xô sụp đổ 6/1991 Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) tuyên bố giải thể 7/1991 Tổ chức Vácsava ngừng hoạt động  Tình hình thế giới hiện nay vừa 1/1993 Liên minh châu Âu (EU) ra đời tạo ra thời cơ, vừa đặt ra thách .... ...... thức đối với các quốc gia dân tộc. Vì vậy, mỗi nước cần có sự điều chỉnh chiến lược phát triển GV - HS: GV gọi một HS trình bày bài làm của cho phù hợp với điều kiện, hoàn mình, các bạn khác theo dõi. Cuối cùng, GV cảnh của mình. sửa chữa để HS đối chiếu, hoàn chỉnh bảng niên biểu của mình. III. Củng cố, dặn dò 1. Củng cố Có nhiều cách để GV tổ chức cho HS củng cố và hệ thống hóa kiến l ịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến năm 2000: như tham gia một số trò chơi l ịch s ử, phát phiếu kiểm tra,… Ví như, có thể sử dụng phiếu kiểm tra dưới đây: Đề bài: Hãy khoanh tròn chỉ một chữ in hoa trước câu trả lời đúng 1. Trật tự thế giới mới được thiết lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai là A. trật tự thế giới hai cực Ianta, do Mĩ và Liên Xô đứng đầu mỗi cực B. trật tự thế giới đa cực
  6. C. trật tự thế giới đơn cực do Mĩ đứng đầu D. trật tự thế giới Vécxai – Oasinhtơn 2. Sự kiện đánh dấu CNXH trở thành hệ thống thế giới là A. thắng lợi của cách mạng Việt Nam năm 1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời B. thắng lợi của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở các nước Đông Âu C. thắng lợi của cách mạng Cu ba năm 1959 D. thắng lợi của cách mạng Trung Quốc, đưa tới nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời 3. Nét nổi bật chi phối quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay là A. nhiều cuộc xung đột đẫm máu do mâu thuẫn dân tộc, tôn giáo, tranh chấp lãnh thổ,… diễn ra gay gắt B. tình trạng đối đầu gay gắt giữa hai siêu cường, hai phe mà đỉnh cao là tình trạng Chiến tranh lạnh kéo dài hơn bốn thập kỉ (1947 – 1989) C. Chiến tranh lạnh chấm dứt, thế giới chuyển sang xu thế hòa dịu, đối thoại D. diễn ra nhiều cuộc chiến tranh cục bộ ở Triều Tiên, Việt Nam,… 4. Đặc điểm nổi bật nhất của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật ngày nay là A. cách mạng khoa học – kĩ thuật đặt ra nhiều vấn đề cần phải giải quyết như đào tạo nhân lực, bảo vệ môi trường sinh thái,… B. cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật diễn ra với quy mô, nội dung và nhịp điệu chưa từng thấy trong lịch sử C. khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp D. cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật chủ yếu diễn ra trên lĩnh vực công nghệ 5. Ý không phản ánh đúng xu thế phát triển chính của thế giới ngày nay là: A. Xu thế toàn cầu hóa diễn ra ngày càng mạnh B. Các quốc gia đều điều chỉnh chiến lược phát triển, lấy kinh tế làm trọng tâm C. Giữa các nước đều có sự điều chỉnh quan hệ theo chiều hướng đối thoại, thỏa thuận, tránh xung đột trực tiếp D. Trong quan hệ quốc tế dần dần hình thành một trật tự thế giới mới được nhiều nước chấp nhận: trật tự thế giới đơn cực do Mĩ cầm đầu. Đáp án: 1 – A, 2 – D, 3 – B, 4 – C, 5 – D 2. Bài tập về nhà
  7. - GV nhắc nhở HS xem lại bài học và tìm hiểu những sự kiện quan trọng của lịch sử thế giới hiện đại có tác động, ảnh hưởng đến cách mạng Việt Nam. - HS đọc trước bài 12 để tìm hiểu cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp và phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925.
nguon tai.lieu . vn