Xem mẫu

  1. KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG MỘT NGÀY TÍCH HỢP Chủ điểm: Bé có th ể đi khắp nơi bằng phương tiện giao thông Chủ đề nhánh: Phương tiện giao thông đường bộ I/ Mục đích yêu cầu: - Trẻ nhận biết xe máy, xe ô tô và một số đặc điểm nổi bật: xe ô tô to hơn xe m áy, bánh xe ô tô nhiều hơn bánh xe máy, ô tô chở được nhiều người hơn xe máy. - Trẻ nghe, hiểu và thực hiện được yêu cầu của cô. - Trẻ hứng thú với trò chơi: “ lái ô tô ” II/ Các hoạt động trong ngày: 1. Đón trẻ, trò chuyện đầu giờ, điểm danh: - Cô trò chuyện với trẻ: “ Sáng nay ai đưa con đi học, đi bằng xe gì ? Trên đường đến trường con thấy những gì ? Có nhiều xe trên đư ờng không ?” 2. Thể dục buổi sáng: Lái ô tô. - ĐT Hô h ấp: Hít thở, miệng kêu “ Bim bim…” - ĐT Tay vai: Hai tay giả vờ cầm vòng xoay xoay - ĐT Bụng lườn: Hai tay giả vờ cầm vòng, người h ơi cuối nghiêng qua ph ải, nghiêng qua trái. - ĐT Chân: Hai tay giả vờ cầm vòng, dậm chân tại chỗ.
  2. 3. Hoạt động chơi tập có chủ đích: 3.1. Chuẩn bị môi trường hoạt động: * Không gian tổ chức: Trong lớp * Đồ dùng phương tiện: - 1 ô tô lớn, 1 xe máy để trẻ quan sát. - Có đủ ô tô, xe máy cho tất cả các cháu chơi. - Mô hình về giao thông - Máy casstte, băng nh ạc có bài : Đi nhà trẻ, lái ô tô. - Vòng nhỏ 12 cái - Đồ chơi đèn xanh , đỏ 3.2. Phương pháp: - Phương pháp trò chuyện. - Phương pháp quan sát - Phương pháp trực quan 3.3. Tiến trình tổ chức: * Mở đầu hoạt động : Cô mở nhạc bài “ Đi nhà trẻ” cháu vỗ tay hát theo. Cô hỏi: “ Sáng nay ai đưa con đi học ? ” - “ Ba ( mẹ ) đưa con đi học bằng gì ? ” - “ Nhóm mình có rất nhiều đồ chơi xe máy, cac con hãy ch ọn cho mình một chiếc nhé ! ”. Cho trẻ chơi 1 lúc, cô hỏi từng trẻ: - “ Xe của con có màu gì ? ” - “ Bánh xe ở đâu ? ” Cháu chỉ vào và nói bánh xe - “ Bánh xe có hình gì ? ” - “ Các con hãy cho xe máy chạy đi ” ( cháu cất xe máy lên kệ ) Cô cho cháu nghe tiếng còi xe ô tô và hỏi trẻ: - “ Tiếng gì đó con ? ( trẻ trả lời ) . Thế các con giả làm tiếng còi ô tô nào ! ” ( Bin, bin…). - Cho các cháu tập trung lại - Cô hỏi trẻ: - “ Cáu gì đây ? ”
  3. - “ Sao con biết đây là xe ô tô ? ” trẻ trả lời theo suy nghĩ Cô nói: “ Xe ô tô có nhiều bánh ! ” - “ Ô tô chạy ở đâu ? ” - Giáo viên hướng dẫn trẻ so sánh xe ô tô và xe máy: - “ Xe máy và xe ô tô xe nào to hơn, xe nào nhỏ hơn ? ” - “ Xe nào ít bánh hơn, xe nào nhiều bánh hơn ? ” - “ Xe nào chở nhiều người hơn? Xe nào chở ít người hơn ? ” - Hỏi xen kẽ cá nhân tập thể để trẻ trả lời . * Kết thúc hoạt động: - “ Các con có thích làm những chú lái xe không ? Cô đ ã chu ẩn bị những chiếc vòng nhỏ các con hãy đ ến cầm tay lái và tập lái ô tô nhé ! ” - Cô mở nhạc bài tập lái ô tô cho trẻ chơi theo hứng thú kết hợp cho trẻ hoạt động theo tín hiệu đèn xanh, đỏ … - Trẻ ch ơi 2 lần. 4. Hoạt động góc: * Góc hoạt động với đồ vật : Chơi xếp ô tô . + Mục đích yêu cầu: - Trẻ biết dùng các khối gỗ hình vuông, hình chữ nhật xếp thành ô tô. + Chuẩn bị: - Các khối gỗ, xốp chữ nhật, vuông, tam giác,… + Tiến hành: - Cho cháu vào góc chơi cô gợi ý : Các con xếp ô tô chở gấu con đi ch ơi nhé ! - Cháu chọn khối xếp và chơi xếp ô tô. * Góc nghệ thuật : Cháu xem tập ảnh về phương tiện giao thông. + Mục đích yêu cầu: - Trẻ cảm nhận được cái đẹp của các loại PTGT. + Chuẩn bị: Các tập album về PTGT + Tiến hành: - Cháu vào góc và xem tập ảnh của các loại xe hay phương tiện khác “
  4. m áy bay, tàu thủy ” 5. Hoạt động ngoài trời: - Cho trẻ dạo chơi quan sát xe ( của cô giáo ) dưới sân trường, hỏi trẻ xe gì đây con ? Xe này có màu gì ? Cái gì đây ? - Chơi vận động : Chim sẻ và ô tô. - Chơi tự do: Tập đi xe 3 bánh. 6. Vệ sinh, ăn trưa, ngủ trưa, ăn phụ chiều: Cô nói: Hôm nay các con đã làm các chú lái xe rất mệt rồi ! Thế để chuẩn bị mời các chú lái xe ăn cơm thật ngon miệng thì mời các cháu đi rửa tay cùng cô nhé. - Hướng dẫn cho trẻ làm vệ sinh cá nhân. 7. Hoạt động chiều: - Chu ẩn bị: Đồ ch ơi lắp ráp. - Nội dung hoạt động : + Cho trẻ xem tranh về các loại PTGT khác: xe đạp, tàu hỏa, xích lô. + Chơi với đồ chơi lắp ghép ô tô. III/ Lưu ý: 1. Kết quả đạt được sau khi tổ chức các hoạt động trong ngày: 1.1. Nội dung chưa d ạy được và lý do: …............................................................................................................................ …............................................................................................................................ 1.2 Những thay đổi cần thiết: …............................................................................................................................ …............................................................................................................................ 2. Những trẻ có biểu hiện đặc biệt ( về sức khỏe và giáo dục ) cần quan tâm chăm sóc, giáo dục riêng ( có thể kết hợp với
  5. gia đình ) …............................................................................................................................ …............................................................................................................................ …............................................................................................................................ …............................................................................................................................
nguon tai.lieu . vn