Xem mẫu

Ngày soạn: 14/03/2015 Ngày dạy: 17/03/2015 Tiết dạy: Tiết 3 CHƯƠNG I: CÁC CUỘC CÁCH MẠNG TƯ SẢN (TỪ GIỮA THẾ KỈ XVI ĐẾN CUỐI THẾ KỈ XVIII) BÀI 29: CÁCH MẠNG HÀ LAN VÀ CÁCH MẠNG TƯ SẢN ANH I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Về kiến thức ­ Biết được những nét chính về tình hình xã hội, kinh tế của Nê đéc lan và Anh trước cách mạng. ­ Hiểu được diễn biến chính, ý nghĩa của các cuộc cách mạng Hà Lan và Anh 2. Về tư tưởng, tình cảm ­ Cách mạng tư sản trong buổi đầu thời cận đại thể hiện mặt tích cực ở việc loại bỏ chế độ phong kiến ở một quốc gia Châu Âu, song chỉ là sự thay đổi hình thức bóc lột này bằng hình thức bóc lột khác mà thôi, một chế độ bóc lột mới, tinh vi và tàn bạo đang hinh thành. 3. Về kĩ năng ­ Rèn luyện cho học sinh kĩ năng phân tích, khái quát, tổng hợp, đánh giá sự kiện. II. THIẾT BỊ VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC ­ Bản đồ cách mạng tư sản Hà Lan, Anh III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Chủ yếu sử dụng phương pháp trình bày miệng, phân tích và tổng hợp kiến thức về cuộc cách mạng Hà Lan và cách mạng tư sản Anh. IV. TIẾN HÀNH TỔ CHỨC DẠY HỌC 1. Ổn định lớp học 2. Kiểm tra bài cũ Câu hỏi: Nét đặc trưng của truyền thống yêu nước Việt Nam thời phong kiến là gì? Tại sao? 3. Bài mới ­ Dẫn dắt: Nội dung cơ bản của thời kì cận đại là sự chuyển biến của chế độ phong kiến sang chế độ tư bản chủ nghĩa, sự xác lập phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa trên phạm vi thế giới thông qua các cuộc cách mạng tư sản. Mốc mở đầu của thời kì cận đại là cuộc cách mạng Hà Lan và sau đó là cách mạng Anh. Để hiểu rõ hơn về cuộc cách mạng Hà Lan và cách mạng Anh, hôm nay cô và các em sẽ cùng nhau tìm hiểu bài 29. ­ Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Những kiến thức cần nắm Hoạt động 1: 1> Cách mạng Hà Lan ­ Gv cho học sinh đọc SGK và giới thiệu về cách mạng Hà Lan: Neđeclan là tên gọi trước của Hà Lan. Nêđéclan nghĩa là “vùng đất thấp”, vì phần lớn đất đai ở đây thấp hơn mực nước biển. Nêđéclan là vùng kinh tế công thương nghiệp phát triển nhất châu Âu lúc đó. Giai cấp tư sản sớm hình thành và có thế lực lớn về kinh tế. Kinh tế tư bản chủ nghĩa thâm nhập vào nông thôn, làm xuất hiện các trang trại trồng trọt và chăn nuôi cừu. Nhưng chế độ cai trị hà khắc của vua Tây Ban Nha đã kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế Nêđéclan, bóp nghẹt sự tự do tín ngưỡng đã làm bất mãn và mâu thuẩn bao trùm giữa toàn thể nhân dân Nêđéclan và phong kiến Tây Ban Nha. Vì vậy, cách mạng tư sản đã bùng nổ vào 8/1566. Năm 1648, chính quyền Tây Ban Nha công nhận quyền độc lập của Hà Lan. Đây là cuộc CMTS đầu tiên trên thế giới, mở đầu cho thời kỳ cận đại. Dưới sự lãnh đạo của giai cấp tư sản Hà Lan cùng với sự tham gia đông đảo của quần chúng nhân dân lao động, cách mạng Hà Lan đã lật đổ sự thống trị của chế độ phong kiến Tây Ban Nha, mở đường cho CNTB phát triển. Tiếp sau cách mạng Hà Lan, CMTS Anh bùng nổ. Để tìm hiểu CMTS Anh diễn ra như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu mục 2. Hoạt động 2: ­ Gv hỏi: Sự phát triển của nền kinh tế Anh được thể hiện như thế nào? + Hs trả lời. + Gv nhận xét, bổ sung và chốt ý. Sự phát triển của công trường thủ công dần lấn át phường hội. Sản phẩm tăng nhanh về số lượng và chất lượng kích thích hoạt động ngoại thương phát triển nhất là ngành len dạ, buôn bán nô lệ da đen. Sự phát triển của ngành len dạ kéo theo sự phát triển của nghề nuôi cừu để lấy lông. Lúc bấy giờ, đối với địa chủ thu tô không lợi bằng nuôi cừu bán lông. Nhưng nuôi cừu phải có bãi chăn nuôi do đó các địa chủ lớn đã chiếm đất đai của công xã, đuổi tá điền ra khỏi mảnh đất của họ để rào lại thành bãi chăn cừu. Do vậy, một bộ phận quý tộc Anh chuyển sang kinh doanh hàng hóa theo hướng TBCN, trở thành quý tộc mới. ­ Gv hỏi: Tình hình chính trị nước Anh lúc bấy giờ như thế nào? + Hs trả lời. + Gv nhận xét, bổ sung và chốt ý. Vậy, sự cản trở của chế độ phong kiến và giáo hội lạc hâu đối với sự phát triển của nền kinh tế đang mạnh lên của giai cấp tư sản, quý tộc mới đã làm nên mâu thuẫn trong lòng xã hội nước Anh. Có mâu thuẫn tất yếu sẽ dẫn tới chiến tranh. ­ Gv hỏi: Vậy em hãy cho biết nguyên nhân trực tiếp bùng nổ cách mạng là gì? + Hs trả lời. + Gv nhận xét, bổ sung và chốt ý. Hoạt động 3: ­ GV hỏi: Em hãy trình bày diễn biến chính của cách mạng tư sản Anh? + Hs trả lời. + Gv nhận xét, bổ sung và chốt ý. ­ Gv đặt câu hỏi: Tại sao trong cuộc cách mạng tư sản Anh, giai cấp tư sản lại liên minh với giai cấp quý tộc mới? Một bộ phận quý tộc, chủ yếu là trung, 2> Cách mạng tư sản Anh a. Tình hình nước Anh trước cách mạng ­ Kinh tế: Đầu thế kỷ XVII, nền kinh tế Anh phát triển nhất Châu Âu. + Nông nghiệp: kinh doanh theo hướng TBCN + Công nghiệp: công trường thủ công chiếm ưu thế. + Thương nghiệp phát triển mạnh: chủ yếu buôn bán len dạ và nô lệ da đen. ­ Xã hội: Tư sản, quý tộc mới hình thành và giàu lên nhanh chóng. ­ Chính trị: + Chế độ phong kiến và giáo hội lạc hậu cản trở sự kinh doanh và làm giàu của giai cấp tư sản và quý tộc mới. + Mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và quý tộc mới với phong kiến, giáo hội ngày càng gay gắt. => Nguyên nhân sâu xa bùng nổ cách mạng ­ Nguyên nhân trực tiếp: + Tháng 4/1640, Vua Sác lơ I triệu tập quốc hội đòi tăng thuế nhưng quốc hội không thông qua => Mâu thuẫn giữa nhà vua và quốc hội gay gắt. b. Diễn biến + Tháng 8/1642, vua Sac lơ I tuyên chiến với Quốc hội. + Từ năm 1642­1648: cuộc nội chiến diễn ra ác liệt giữa nhà vua với quốc hội. + 30/1/1649, vua Sac lơ I bị xử tử. Anh tiểu quý tộc chuyển sang kinh doanh theo trở thành nước cộng hòa => Cách mạng đạt phương thức TBCN và gọi là quý tộc mới. Họ được hưởng các đặc quyền và địa vị như quý tộc phong kiến. Do vậy, họ có cả ưu thế về chính trị và kinh tế, có nhiều điều kiện thuận lợi hơn so với tư sản công thương nghiệp nhưng họ lại gắn chặt với nền kinh tế TBCN, cho nên họ cũng giống như giai cấp tư sản là muốn thoát khỏi sự ràng buộc của giai cấp phong kiến để tự do chiếm hữu và tự do kinh doanh. Giai cấp tư sản dễ dàng liên minh với quý tộc mới để chống lại chế độ phong kiến ­ Gv đặt câu hỏi: Tính chất của CMTS Anh? + Hs trả lời. + Gv nhận xét, bổ sung và chốt ý. Vậy thì vì sao nói CMTS Anh là cuộc cách mạng không triệt để? Vì đây là cuộc cách mạng mang tính chất bảo thủ, không giải quyết vấn đề ruộng đất cho nhân dân, không tiêu diệt chế độ phong kiến mà liên minh với phong kiến để thiết lập chế độ quân chủ lập hiến. Nhà vua “trị vì” mà không “cai trị” vì không có thực quyền. Quyền lực chính trị tập trung trong tay Quốc hội lập hiến của giai cấp tư sản. Dù còn có những hạn chế nhất định, song CMTS Anh vẫn có ý nghĩa trọng đại đối với lịch sử thế giới. ­ Gv hỏi: Ý nghĩa của CMTS Anh? + Hs trả lời. + Gv nhận xét, bổ sung và chốt ý. đỉnh cao. + 1653, Crôm­Oen thiết lập nền độc tài quân sự, cách mạng thụt lùi. + Tháng 12/1688, Quốc hội tổ chức chính biến, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến. c. Tính chất và ý nghĩa ­ Tính chất: là cuộc cách mạng tư sản không triệt để ­ Ý nghĩa: + Lật đổ chế độ phong kiến, mở đường cho CNTB ở Anh phát triển. + Mở ra thời kỳ quá độ từ chế độ Phong kiến sang chế độ tư bản.. 4. Củng cố bài học Cần khái quát được tình hình trước cach mạng và diễn biến của cách mạng Hà Lan? Qua bài học này, học sinh trình bày tình hình kinh tế, chính trị, xã hội Anh trước cách mạng? Trình bày diễn biễn và ý nghĩa của cách mạng tư sản Anh? 5. Dặn dò Về nhà các em nhớ học thuộc bài cũ, đọc trước bài mới bài 31 V. Đánh giá, nhận xét của giáo viên ..................................................................................................................................... .................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... .................................................................................................................................... GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN Phạm Thị Lê SINH VIÊN THỰC TẬP Phạm Thị Mãi ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn