Xem mẫu

  1. GIÁO ÁN VẬT LÝ 9 Bài 44: THẤU KÍNH PHÂN KÌ I. MỤC TIÊU : 1. Kiến thức : - Nhận biết được thấu kính phân kì. - Mô tả được đường truyền của hai tia sáng đặc biệt ( tia tới đi qua quang tâm, tia // với trục chính) qua thấu kính phân kì. 2. Kỹ năng : -Vẽ được đường truyền của các tia sáng đặc biệt qua thấu kính phân kì. 3. Thái độ: Nhanh nhẹn, nghiêm túc. II.CÂU HỎI QUAN TRỌNG ( in đậm trong hoạt động dạy học) III. ĐÁNH GIÁ ( Kết hợp tai mục rút kinh nghiệm) IV. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. GV : Thước ke, phấn màu - 1thấu kính phân kì tiêu cự khoảng 12cm. - 1giá quang học được gắn hộp kính đặt thấu kính và gắn hộp đèn laser phát ra ba tia sáng song song. - 1nguồn điện 12V. Đèn laser đặt mức điện áp 9V. 1 que hương để tạo khói trong hộp kính. 2. HS : Thước kẻ, một số thấu kính phân kì V. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC Hoạt động 1. Ổn định lớp Ngày giảng Lớp Sĩ số 19/ 2 /2013 9A 19/ 2 /2013 9B Hoạt động 2. Kiểm tra bài cũ: - Mục đích: Kiểm tra kiến thức cũ của học sinh từ đó có phương hướng dạy và học. - Phương pháp: Vấn đáp, luyên tập - Phương tiện, tư liệu: kiến thức cũ của hs. Câu hỏi Đáp án sơ lược Biểu điểm -Nêu đặc điểm của - Phần rìa mỏng hơn phần giữa TKHT? Đối với thấu -Đặt vật ở xa thấu kính (d > 2f) : ảnh thật, kính hội tụ thì khi nào ngược chiều với vật, nhỏ hơn vật. ta thu được ảnh thật, -Dịch vật vào gần thấu kính hơn ( f
  2. GIÁO ÁN VẬT LÝ 9 vật sáng AB trước thấu được ảnh ảo cùng chiều và lớn hơn vật. kính hội tụ? Hoạt động 3. Giảng bài mới: Hoạt động 3.1: *ĐVĐ: giờ trước chúng ta đã nghiên cứu về thấu kính hội tụ và ảnh của nó , hôm nay cô và trò cùng nghiên cứu 1 loại thấu kính giúp các bạn bị cận có thể nhìn rõ khi đứng ở xa vật. Hoạt động 3.2:Tìm hiểủ đặc điểm của thấu kính phân kì - Mục đích: Tìm hiểủ đặc điểm của thấu kính phân kì - Phương pháp: vấn đáp, nhận biết, TN - Phương tiện, tư liệu: SGK, TN Hoạt động của GV Hoạt động của HS *HĐ : Tìm hiểủ cách nhận biết -HS : Trả lời C1 -GV cho HS quan sát một số TKHT C1: Có thể nhận biết TKHT bằng một và TKPK trong ba cách sau: -Yêu cầu HS trả lời C1. Thông báo về +Dùng tay nhận biết độ dày phần rìa TKPK. so với độ dày phần giữa của thấu kính : nếu thấu kính có phần rìa mỏng -Yêu cầu một vài HS nêu nhận xét về hơn thì đó là TKHT. hình dạng của TKPK và so sánh với +Đưa thấu kính lại gần dòng chữ trên TKHT. trang sách nhìn thấy hình ảnh dòng chữ to hơn so với dòng chữ đó khi nhìn trực tiếp thì đó là TKHT. +Dùng thấu kính hứng ánh sáng mặt trời hoặc ánh sáng ngọn đèn đặt ở xa -GV cho HS trả lời câu C2 lên màn hứng. Nếu chùm sáng đó hội tụ trên màn thì đó là TKHT. HS trả lời câu C2 ? Độ dày phần rìa của thấu kính C2: TKPK có phần rìa dày hơn phần phân kì so với phần giữa như thế giữa. nào? Thí nghiệm: Hình 44.1. *HĐ : Tìm hiểủ thí nghiệm -Chiếu một chùm sáng tới song song -GV tiến hành TN như hình 44.1 SGK theo phương vuông góc với mặt của để HS trả lời câu C3. một TKPK- Chùm tia ló là chùm phân -Thông báo hình dạng mặt cắt và kí kì. hiệu của TKPK. -Kí hiệu TKPK: Hoạt động 3.3:Tìm hiểủ các khái niệm trục chính, quang tâm, tiêu điểm, tiêu cự của thấu kính phân kì.
  3. GIÁO ÁN VẬT LÝ 9 - Mục đích: Tìm hiểủ các khái niệm trục chính, quang tâm, tiêu điểm, tiêu cự của thấu kính phân kì. - Phương pháp: vấn đáp, nhận biết, TN - Phương tiện, tư liệu: SGK, TN Hoạt động của GV Hoạt động của HS *GV yêu cầu HS đọc tài liệu và theo 1.Trục chính : dõi GV làm lại TN H 44.1, trả lời câu Tia chính giữa truyền thẳng không bị hỏi C4. đổi hướng. ? Thế nào là trục chính -HS theo dõi và nhận biết : +Phát biểu và ghi lại khái niệm trục chính của thấu kính phân kì. Trong các tia sáng tới vuông góc với mặt thấu kính phân kì có một tia cho tia ló truyền thẳng không đổi hướng, trùng với một đường thẳng gọi là trục chính (  ) của thấu kính. . . F O F’ 2. Quang tâm : -Trục chính đi qua điểm O trong thấu *GV cho HS đọc tài liệu và cho biết kính phân kì, điểm O gọi là quang quang tâm là điểm nào? tâm. -Quay đèn sao cho có một tia không -Mọi tia sáng tới đi qua quang tâm vuông góc với và đi qua quang đều truyền thẳng không đổi hướng. tâm → nhận xét tia ló. 3. Tiêu điểm : HS : Tiêu điểm nằm cùng phía với *GV làm lại thí nghiệm cho HS quan chùm tia tới. sát và trả lời câu hỏi C5. -Chùm tia tới //  của TKPK cho -HS nhận biết qua TN và trả lời. chùm tia ló kéo dài hội tụ tại điểm F -GV chỉ vào TN thông báo tiêu điểm. nằm trên trục chính  . ?Thế nào là tiêu điểm Điểm F gọi là tiêu điểm. -GV cho HS trả lời tiếp câu C6. Lưu -Mỗi thấu kính phân kì có hai tiêu ý điểm đối xứng nhau qua thấu kính (F và F’). F O F’
  4. GIÁO ÁN VẬT LÝ 9 4. Tiêu cự: -Là khoảng cách từ tiêu điểm tới quang tâm: OF = OF’= f. -GV giới thiệu tiêu cự. Hoạt động 3.4 : Vận dụng - Mục đích: Biết vận dụng để vẽ được các tia đặc biệt.. - Phương pháp: nhận biết, tự luận. - Phương tiện, tư liệu: SGK, Hoạt động của GV Hoạt động của Hs -Yêu cầu HS vẽ ảnh câu C7 -HS thực hiện cá nhân. Một HS vẽ trên bảng. S S’ F F ’ ?Trong tay em có một kính cận thị. Làm thế nào để biết đó là thấu kính hội tụ hay C8: Kính cận là TKPK Có thể nhận biết phân kì? bằng một trong hai cách sau: -Phần rìa của thấu kính dày hơn phần giữa. - Đặt thấu kính này gần dòng chữ. Nhìn qua kính thấy ảnh dòng chữ nhỏ hơn so ?Thấu kính phân kì có những với khi nhìn trực tiếp dòng chữ đó. đặc điểm gì khác so với thấu C9: Thấu kính phân kì có những đặc kính hội tụ? điểm trái ngược với TKHT: -Phần rìa của TKPK dày hơn phần giữa. -Chùm sáng tới // với trục chính của TKPK, cho chùm tia ló phân kì. -Khi để TKPK vào gần dòng chữ trên trang sách, nhìn qua thấu kính ta thấy hình ảnh dòng chữ bé đi so với khi nhìn trực tiếp. Hoạt động 4:Củng cố - Mục đích: Khái quát nhanh lại kiến thức của bài - Phương pháp: kiểm tra. - Phương tiện, tư liệu: SGK
  5. GIÁO ÁN VẬT LÝ 9 Hoạt động của GV Hoạt động của HS -Cho HS đọc phần kết luận ở cuối bài SGK và mục có thể em chưa biết. -Khắc sâu đường truyền của hai tia sáng đặc biệt qua thấu kính phân kì. Hoạt động 5: Hướng dẫn hs học ở nhà - Mục đích: Giúp hs định hướng quá trình tich lũy kiến thức ở nhà, Nhắc nhở hs chuẩn bị cho bài học sau. - Phương pháp: tự luận - Phương tiện, tư liệu: SGK, Hoạt động của GV Hoạt động của HS -Nắm chắc các khái niệm : trục chính, quang tâm, tiêu điểm, Chú ý tiêu cự của TKPK. Nắm chắc và biết vẽ đường truyền của hai tia sáng đặc biệt đi qua TKPK. -Làm bài tập 44-45.6 ; 7 ; 8 ; 9 ; 10 SBT trang 92-93. -Giờ sau mỗi nhóm mang một cây nến có chân đế để dỡ, diêm (bật lửa) VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO - Sách giáo khoa, sách giáo viên - Thiết kế bài giảng, tư liệu điện tử VII. RÚT KINH NGHIỆM. Về nội dung kiến thức: Về PP giảng dạy: Về hiệu quả giờ dạy: Thời gian Đánh giá kết quả học tập của HS:
nguon tai.lieu . vn