Xem mẫu

  1. NHẠC LÍ: NHỊP LẤY ĐÀ- TẬP ĐỌC NHẠC SỐ 3 - ÂM NHẠC THƯỜNG THỨC: SƠ LƯỢC VỀ MỘT VÀI NHẠC CỤ PHƯƠNG TÂY A/ MỤC TIÊU: - Cung cấp cho Hs một kiến thức âm nhạc cần thiết và hay gặp: Nhịp lấy đà. - Hs đọc đúng giai điệu và lời ca bài TĐN số 3, ứng dụng nhịp lấy đà. - Hs có thêm hiểu biết về một số nhạc cụ phổ biến rộng rãi trên thế giới. B/ PHƯƠNG PHÁP:
  2. - Luyện tập, trực quan, thuyết trình, phát vấn. C/ CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Đàn or-gan, băng đĩa nhạc, máy cát sét. Tranh ảnh các nhạc cụ Phương Tây: Đàn Pianô, Violin, Cello, Ghita, Accordeon. - Học sinh: Học thuộc lời bài hát, đọc đúng tên nốt nhạc bài TĐN số 3. D/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: I/ Ổn định lớp: - Kiểm tra sĩ số. - Cho lớp hát bài hát Lí cây đa. II/ Kiểm tra bài củ: - Gv chỉ định nhóm Hs trình bày bài TĐN số 2. - Hs trình bày theo nhóm 4-5 em, Hs cả lớp chú ý để nhận xét. Gv đánh giá, ghi điểm. III/Triển khai bài: Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức
  3. - Gv giới thiệu bài. I. Nội dung 1: Nhạc lí - Hs ghi vở. Nhịp lấy đà. - Gv hướng dẫn Hs quan sát ví dụ và trả lời câu hỏi: - Quan sát và trả lời câu hỏi. (?) Câu nhạc ở ví dụ 1 ( Bài Lên đàng), Ô nhịp đầu tiên thiếu mấy phách so với số chỉ nhịp? (3 phách). (?) Câu nhạc ở ví dụ 2 ( Bài Khăn quàng thắm mãi vai em), Ô nhịp đầu tiên thiếu mấy phách so với số chỉ nhịp? (1/2 phách). - Hs trả lời. Gv thuyết trình: Thông thường các ô nhịp trong bản nhạc đều phải có đủ số phách theo quy định của số chỉ nhịp. Tuy nhiên,
  4. riêng ô nhịp mở đầu có thể Khái niệm: Nhịp lấy đà là ô đủ hoặc thiếu. Nếu ô nhịp nhịp đầu tiên trong bản nhạc thiếu thì gọi là nhịp lấy đà. không đủ số phách theo quy định - Gv hướng dẫn Hs ghi khái của số chỉ nhịp. niệm: II. Nội dung 2: Tập đọc nhạc:TĐN số 3 Đất nước tươi đẹp sao. - Nghe giai điệu. - Gv đàn giai điệu bài TĐN. - Phân tích bài. - Hs nghe và đọc nhẫm theo. - Gv hướng dẫn. - Hs thảo luận để phân tích bài TĐN bằng hệ thống câu hỏi: (?) Bài TĐN được chia thành mấy câu? (4 câu). Mỗi câu có mấy ô nhịp?(4 ô
  5. nhịp). Có sử dụng nhịp lấy đà. (?) Cao độ sử dụng nốt nào?(Đô, Rê, Mi, Fa, Son, La, Si). Trường độ sử dụng hình nốt gì? ( Nốt đen, móc đơn, nốt trắng chấm dôi, nốt đen chấm dôi, dấu lặng đen). (?) Trong bài sử dụng kí hiệu âm nhạc nào? (Dấu - Tập đọc tên nốt. nhắc lại, khung thay đổi) - Hs trả lời, Gv gợi ý và lưu Luyện đọc gam. - ý về đảo phách trong bài. - Gv chỉ định. - Tập gõ tiết tấu. - Hs tập đọc tên nốt nhạc của bài TĐN. - Tập đọc từng câu nhạc. (Dịch - Gv đàn và hướng dẫn. giọng +2) - Hs luyện đọc gam đô
  6. trưởng.(3 lần) - Gv hướng dẫn Hs gõ tiết tấu. - Hs gõ theo yêu cầu của Gv. - Hát lời ca. (3 lần) - Gv đàn mẫu mỗi câu nhạc 3 lần. - Hs lắng nghe và đọc theo mỗi câu 3 lần. - Hát lời ca và đọc nhạc. - Gv gọi từng dãy bàn đọc, sửa sai. - Gv hướng dẫn: Ghép các câu nhạc thành một bài hoàn chỉnh. - Gv đánh giai điệu yêu cầu Hs hát lời ca. - Hs hát theo đàn 3 lần. - Gv đệm đàn. III. Nội dung 3: Âm nhạc
  7. - Hs thực hiện đọc nhạc và thường thức. hát lời bài TĐN. Kết hợp vỗ Sơ lược về một vài nhạc cụ phách. Phương Tây. - Nửa lớp TĐN và vỗ tay - Đọc phần giới thiệu (sgk). theo tiết tấu, nửa còn lại hát lời và vỗ theo nhịp, sau đó đổi lại.Gv tập riêng cho từng bên nắm rõ nhiệm vụ sau đó - Xem tranh, nêu đặc điểm. thực hiện. - Gv nhận xét, nhắc nhở Hs thực hiện đúng yêu cầu. - Gv chỉ định. - Nghe âm sắc của các nhạc - Hs đọc âm nhạc thường cụ: thức: Giới thiệu về các nhạc Piano, Violin, Cello. Ghita, cụ Phương Tây. Accordeon. - Gv treo tranh giới thiệu về các nhạc cụ như: Piano, Violin, Ghita, Cello,
  8. Accordeon. - Hs thảo luận và lên chỉ vào tranh các nhạc cụ và nói những gì em biết cho cả lớp nghe. - Gv nhấn mạnh đặc điểm của các nhạc cụ đó và đàn mô phỏng âm sắc của nhạc cụ đó bằng đàn điện tử ( Hoặc cho Hs nghe băng nhạc hoà tấu và độc tấu từng loại) - Hs nghe và cảm nhận. IV/ Củng cố bài: - Gv yêu cầu Hs nhắc lại khái niệm Nhịp lấy đà. - Yêu cầu Hs đọc nhạc và hát lời bài TĐN lại một lần. - Gv chỉ định Hs nhắc lại đặc tính các loại nhạc cụ Phương Tây đã học. Gv đàn mô phỏng âm sắc các nhạc cụ và hỏi đố Hs nói tên loại nhạc cụ đó.
  9. V/ Dặn dò: - Học thuộc giai điệu và lời ca bài TĐN, chép bài TĐN vào vở. - Tìm một số ví dụ bài hát có nhịp lấy đà. - Sưu tầm một số tranh ảnh nhạc cụ Phương Tây và nói được tính năng của các loại nhạc cụ đó. - Ôn tập các bài đã học.
nguon tai.lieu . vn