Xem mẫu

  1. Mẹ không khỏi xót xa khi thấy con trớ sữa. (Ảnh minh họa). Giảm nôn trớ sữa cho trẻ sơ sinh - Nhìn bé cứ bú là trớ, mẹ không khỏi xót xa và tự hỏi: "phải chăng mình đã chăm con sai cách?'. Nôn trớ ngay sau khi bú mẹ là hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh. Trên thực tế, nếu thỉnh thoảng bé mới bị nôn trớ thì mẹ không cần quá lo lắng. Nhưng nếu bé cứ nôn trớ thường xuyên thì có thể do cách mẹ cho bé bú sai hoặc đó là biểu hiện bệnh lý của trẻ sơ sinh, nếu không được điều trị kịp thời dễ gây biến chứng không có lợi cho sự phát triển của trẻ.
  2. Cho trẻ bú sai cách là một trong những nguyên nhân khiến trẻ trớ sữa. (Ảnh minh họa). Cho bé bú đúng cách là chìa khóa thành công giúp bé giảm nôn trớ sữa. Khi cho bé bú, mẹ cần nhẹ nhàng và từ tốn. Có thể cho bé nghỉ một lát rồi mới bú tiếp trong suốt cữ bú. Tốt nhất, nên cho bé bú làm nhiều lần trong ngày, mỗi lần bú không no quá... Không nên mặc cho bé những bộ đồ quá chật khiến bé khó chịu. Khi cho bé bú, mẹ nên nới lỏng phần bụng quần cho bé. Mẹ chỉ nên cho trẻ bú một mức vừa phải (thời gian cho bú khoảng 15 phút/1 lần bú). Thông thường, dung tích dạ dày của bé sơ sinh là 30 – 35ml, lúc 3 tháng là 100ml, lúc 1 tuổi là 250ml. Trường hợp mẹ nhiều sữa thì thời gian cho bé bú nên ngắn hơn vì bú quá no dễ khiến trẻ trớ.
  3. Khi trẻ vừa bú xong, không nên đặt trẻ nằm ngửa hoặc vần trẻ nhiều. Tốt nhất, khi bú xong, nhẹ nhàng để bé nằm sấp vào vai mẹ rồi vỗ khẽ vào lưng bé, để đẩy khí ra khỏi dạ dày qua động tác nấc, giúp bé giảm trớ sữa. Hoặc mẹ có thể lót chăn kê nửa người phía trên của bé hơi cao lên hay cho bé nằm nghiêng bên phải, nhưng tuyệt đối không cho trẻ gối cao đầu vì gối cao dễ gây gập cổ khiến trẻ khó thở. Tạo tâm lý thoải mái khi cho bé bú, đặc biệt tránh cho bé vừa bú vừa khóc. Khóc trong khi bú khiến bé nuốt nhiều hơi gây căng dạ dày, điều này dễ khiến bé nôn trớ nhiều hơn.
nguon tai.lieu . vn