Xem mẫu

  1. Giảm cân, vì sao bạn không thành công? Bạn đã giảm bớt khẩu phần ăn và số lượng bữa ăn, tập thể dục thường xuyên… nhưng số cân nặng "cứng đầu" vẫn không chịu giảm. Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, một số thói quen chưa đúng có thể chính là "thủ phạm" ngăn cản kế hoạch giảm cân mà bạn không ngờ đến. 1. Ăn nhiều ngũ cốc Bạn từng tích trữ rất nhiều các loại snack (bim bim) trong tủ bếp gia đình. Khi bắt đầu kế hoạch giảm cân, bạn thay thế chúng bằng những “thực phẩm tốt cho tim” chính là ngũ cốc nhưng được chế biến sẵn có nhiều ở các siêu thị. Thực tế, ngũ cốc chế biến sẵn chứa hàm lượng chất béo, muối và đường ở mức cao. Nếu bạn ăn thường xuyên, hãy thử hình dung sự ảnh hưởng của lượng chất dư thừa này đến vóc dáng của bạn.
  2. Không ăn nhiều ngũ cốc tinh chế và tăng cường tập thể dục để giảm cân. Giải pháp: ngũ cốc rất tốt cho sức khỏe con người nhưng phải là ngũ cốc không qua chế biến công nghiệp. Ngũ cốc không những dồi dào chất xơ mà còn là thực phẩm có chỉ số đường huyết (Glycemic Index - GI) thấp. Thực phẩm GI thấp hấp thu vào máu rất chậm, giúp bạn cảm thấy no lâu. 2. “Nuông chiều cái miệng” Bạn tuân thủ chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt để giảm cân liên tục trong nhiều ngày, đến cuối tuần, nghe bạn bè “dụ dỗ” hoặc cũng có thể vì nuông chiều bản thân, bạn cho phép mình ăn “xả láng”. Đây là lý do khiến cố gắng của bạn trong nhiều ngày đã bị hủy. Giải pháp: nếu bạn muốn giảm cân, kiên trì và đúng phương pháp chính là giải pháp hữu hiệu nhất. Ngoài ra, nghiên cứu tại tạp chí Béo phì Quốc tế còn cho thấy: những người ăn cùng một lượng calo trong vòng 7 ngày thì nguy cơ không thể giảm cân tăng thêm 50% so với những ai “thắt chặt” chế độ ăn vào ngày nghỉ cuối tuần. Bạn sẽ thành công hơn nếu ăn đúng lượng calo các ngày trong tuần và cuối tuần thì không cho phép mình “nuông chiều cái miệng” và có thể ăn ít đi thêm chút nữa. 3. Tự mình nấu ăn Ăn tiệm thường xuyên dễ làm bạn xao nhãng chế độ ăn kiêng và khó tuân thủ đúng lượng calo phù hợp. Vì thế, tự nấu ăn vốn được xem là giải pháp tốt hơn cho người muốn giảm cân. Song nếu không cẩn thận, tự nấu ăn lại là lý do khiến bạn tăng cân. Nguyên nhân xuất phát từ những thói quen như: nhón thử thức ăn khi đang nấu, nêm
  3. nếm quá đà dầu ăn hay bơ, thêm nhiều nước xốt, mayonaise, ăn “cố” cho hết đồ ăn… Giải pháp: sử dụng những ly (cốc), thìa (muỗng) đo lường trong khi nấu ăn. Khi ăn chỉ dùng đúng khẩu phần tương ứng với lượng calo cho phép, thức ăn thừa bạn có thể cất vào tủ lạnh. 4. Gắng sức tập thể dục Cho dù đã quá mệt sau ngày làm việc căng thẳng, bạn vẫn không quên bài thể dục hàng ngày. Vì bạn cần phải tập thể dục để tiêu hủy calo dư thừa. Nếu bạn thực sự cảm thấy cơ thể mệt mỏi, hãy dành thời gian để cơ thể nghỉ ngơi, đánh một giấc ngon lành. Bởi khi bạn thiếu ngủ và mệt mỏi, các hoóc-môn trong cơ thể cũng thay đổi, kích thích cảm giác thèm tinh bột và chất ngọt. Giải pháp: mỗi ngày, nên ngủ đủ 7- 8 tiếng và tập thể dục 1 giờ vào buổi sáng lúc cơ thể đã được nghỉ ngơi sau một ngày hoạt động. 5. Ăn chậm Nhiều người quan niệm rằng ăn chậm thì sẽ ăn ít hơn. Điều này thực tế không hoàn toàn chính xác. Một cuộc khảo sát cho thấy: khi ăn cùng với gia đình và bạn bè thân thiết, chúng ta thường ăn nhiều hơn 40 - 70% calo so với ăn một mình. Đó là vì khi thoải mái trò chuyện, lai rai thưởng thức món ăn, chúng ta sẽ ăn lâu hơn và ăn nhiều hơn. Giải pháp: khi đi ăn ngoài với bạn bè, ngoài việc chọn món ăn nhiều chất xơ, ít chất béo và bột đường, bạn có thể duy trì bữa tiệc với những món khai vị có khẩu phần thấp thay vì ăn liên tục các món chính nhiều chất như mọi người.
nguon tai.lieu . vn