Xem mẫu

Giải thích ký hiệu trên số tự động Xin các bác cho biết các ký hiệu P, R, N, D trên cần số tự động có nghĩa là gì? Tôi nghĩ P là Park, R: Return có đúng không Đó là các ký hiệu tiếng Anh; P: Park ­ Đỗ xe, ở chế độ này bạn có thể dừng xe mà không cần đạp phanh, vì xe sẽ tự động khóa hệ thống phanh R: Reverse ­ Lùi xe N: Neutral ­ Số "mo", ở chế độ này, động cơ ngắt ... Các kỹ hiệu: P: Đỗ xe ­ Là khi bạn dừng hẳn xe và tắt máy ra ngoài. Trường hợp này với nhiều xe là bắt buộc (không về P thì không thể tắt chìa khóa điện và không rút chìa ra được). Khi về P đa số các ... Quên phanh tay có 2 cách: 1/ Nếu lúc kéo thật căng, thì khi chạy máy róc khởi động không nổi đâu, nhưng nếu mà ráng chạy là hư thật cháy bố thắng phía sau thôi. 2/Nếu kéo nhẹ lực phanh không đáng kể chạy . Triệu chứng xe hỏng hộp số Không mấy hư hỏng nên hộp số thường ít được chú ý đến, nhưng nếu mắc phải lại rất nghiêm trọng. Lúc đó, nó không chỉ gây tốn kém trong việc sửa chữa phục hồi mà còn làm suy giảm chất lượng, giá trị xe. Rò rỉ dầu Công dụng muôn thủa của dầu bôi trơn nói chung: giảm ma sát, mài mòn, nâng cao hiệu suất bộ truyền động cơ khí, bên cạnh đó là làm mát hay truyền lực. Ngoài những tính năng đó, dầu hộp số còn hỗ trợ quá trình chuyển số thực hiện trơn tru. Chảy dầu là hiện tượng đầu tiên và dễ nhận thấy nhất báo hiệu hư hỏng của hộp số. Dầu hộp số có màu đỏ tươi, sạch và ngửi thấy vị ngọt khi mọi thứ làm việc tốt. Thường xuyên kiểm tra mức và chất lượng dầu. Nếu phát hiện thấy chuyển màu đen hoặc có mùi khét cần tiếp tục điều tra nguyên nhân, khác phục hư hỏng và thay thế ngay. Không giống với dầu xe máy, dầu hộp số của ôtô không bị thiêu đốt hay hao hụt trong quá trình sử dụng. Với hộp số tự động, một khi mức dầu dưới mức giới hạn an toàn sẽ ảnh hưởng lớn tới khả năng truyền lực và gây hư hại tới các chi tiết bên trong. Cấu trúc hộp số ly hợp kép 7 cấp. Đèn `Check Engine` sáng Những mẫu xe ngày nay có nhiều cảm biến đặt trên động cơ, chúng cung cấp thông tin cần thiết để ECU điều khiển và giám sát động cơ, đảm bảo nó luôn làm việc tốt. Đèn "Check Engine" sáng cảnh báo những hỏng hóc liên quan đến động cơ, một số trường hợp do hiện tượng rung động của hộp số, hoặc ECU tiên đoán trước hư hỏng của hộp số mà bạn chưa cảm nhận hoặc nhìn thấy. Lỗi được máy tính mã hóa dưới dạng một chuỗi ký tự (mã lỗi) và được lưu trong bộ nhớ của máy tính trung tâm. Các thiết bị chẩn đoán hay máy scan có thể đọc và thông báo chi tiết hư hỏng. Nghe thấy tiếng rít và rung lắc Khi hộp số làm việc không tốt, sẽ có nhiều biểu hiện khác nhau, điều đó phụ thuộc vào xe đó là số sàn hay tự động, kết cấu bên trong của chúng ra sao. Với số tự động, dấu hiệu phổ biến là tiếng nghiền rít mà bạn nghe thấy hay cảm nhận được khi vào số. Côn mòn, bị trượt thường tạo ra tiếng rít kèm theo mùi khét. Cũng có thể bộ đồng tốc nào đó đã mòn hoặc gặp nguy hiểm, hay cơ cấu sang số phải được điều chỉnh lại. Tiếng rít từ các bộ truyền bánh răng có thể do nhiều yếu tố khác gây ra. Xe số tự động khi gặp trục trặc thường rung lắc hoặc tạo ra âm thanh chói tai khi chuyển số. Cả hai dấu hiệu trên đều cho thấy hộp số cần được chăm sóc. Hộp số phản ứng chậm Hộp số được thiết kế để cài số đúng theo sự điều khiển của lái xe nếu là số sàn, hoặc sang số đúng thời điểm tính toán nếu là số tự động. Bởi thế, nếu chúng phản ứng chậm hoặc lỗi thì đó là dấu hiệu hư hỏng. Ở xe số sàn, hiện tượng có thể là động cơ tăng tốc, nhưng xe không chạy nhanh tương ứng do ly hợp bị mòn… Cũng có thể việc cài số bị hẫng, quay về trạng thái trung gian nếu cơ cấu gài và khóa số gặp vấn đề. Xe số tự động thường xuất hiện vấn đề tương tự khi cài vị trí P (Park) hoặc D (Drive). Bạn để chân côn thế nào khi tắc đường? Bài này chỉ dành cho những ai đi xe số sàn và hay bị tắc đường + mới lấy bằng! Thật tình cờ, đi xe đến mấy vạn km mà hôm vừa rồi mới phát hiện ra một điều thú vị. Giả sử bạn đang trong tình huống tắc đường, phải nhích từng tí một, lại đi xe số sàn! Bình thường, bạn sẽ để gót chân trái chạm sàn và mũi chân trái đạp côn đúng không? Nhưng, nếu bạn cứ để thế nhấp, nhả để xe nhích đi, tôi đảm bảo chỉ 5­7 lần là chân côn sẽ chạy dần về giữa bàn chân chứ không còn ở mũi chân của bạn nữa, nhất là những xe côn nặng thì càng nhanh! Và như thế là bạn không còn đạp côn sâu được nữa, bạn sẽ phải về số N để thả hẳn côn ra rồi để chân lại hoặc nhả hết côn để xe chạy rồi để chân lại! Hic, vậy cái phát hiện thú vị ở đây là gì? Đơn giản lắm, bạn chỉ cần nhấc gót chân lên đừng cho chạm sàn là được, chân côn sẽ không bao giờ bị chạy về giữa chân bạn nữa! Chỉ có điều lúc đầu chưa quen sẽ hơi khó có thể đạp quá sâu hoặc quá nông, nhưng chỉ vài lần tắc đường là bạn quen thôi và không bao giờ sợ phải về mo hay chịu hỏng chiếc giầy nữa! Côn trượt khiến xe ì khi vượt dốc Khi bạn nhấn ga để vượt dốc hoặc tăng tốc, trong khi vòng tua động cơ lên cao, máy khỏe, nhưng xe lại có vẻ khá ì. Đó là dấu hiệu thể hiện mô­men từ động cơ không được truyền tới bánh xe do côn bị trượt. Ly hợp thường gọi “côn” đóng vai trò cầu nối giữa động cơ và hộp số sàn. Khi bạn đạp côn, mối liên kết giữa đĩa ma sát (lá côn) với bánh đà và đĩa ép được ngắt bỏ, mô­men từ động cơ không truyền tới bánh xe được nữa. Ngược lại khi nhả côn, lực lò xo đẩy đĩa ép ép chặt lá côn vào bánh đà. Hiện tượng trượt giữa các bề mặt (bánh đà ­ đĩa ma sát, đĩa ma sát ­ đĩa ép) sẽ xảy ra trước khi lực ma sát làm chúng đồng đều tốc độ. Chính bởi lý do này mà đĩa ma sát thường được làm từ những vật liệu chịu mài mòn và nhiệt độ cao. Các bề mặt tiếp xúc đều bị mòn dần, nhưng thực tế nhà sản xuất luôn luôn lựa chọn các loại vật liệu sao cho đĩa ma sát bị mòn nhiều trong khi đĩa ép và bánh đà mòn không đáng kể. Hầu hết nguyên nhân côn bị trượt là do đĩa ma sát bị mòn, một vài trường hợp khác là do dầu của động cơ hoặc hộp số lọt gây mất ma sát. Cụm ly hợp ma sát 2 đĩa dùng trên ôtô. Theo thứ tự từ trái sang phải, bàn ép ­ đĩa ma sát ­ đĩa ép ­ đĩa ma sát ­ bánh đà. Tuổi thọ trung bình của đĩa ma sát là 120.000 km. Tuy nhiên, nó còn phụ thuộc vào điều kiện vận hành và thói quen của người sử dụng. Trượt nhiều thì mòn nhanh, những người mới tập lái xe thường xuyên vê côn trong thời gian dài trước khi họ dừng xe. Lái xe trên địa hình phức tạp hoặc đi trong thành phố, những nơi thường xuyên phải chuyển số sẽ làm đĩa ma sát mòn nhanh hơn so với trường hợp chạy trên đường cao tốc. Thay đĩa ma sát mới là công việc khá nặng nhọc và cần nhiều kỹ năng chuyên môn vì thường phải tháo hộp số. Do đó, bạn cần xác định chính xác nguyên nhân xe leo dốc yếu là do lá côn bị mòn quá mức trước khi đánh xe tới gara yêu cầu kỹ thuật viên thay thế. ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn