Xem mẫu

  1. Giải pháp tài chính cho thị trường Bất động sản phía Nam Các giải pháp tài chính hỗ trợ doanh nghiệp bất động sản tiêu thụ sản phẩm là nội dung cuộc hội thảo được Bộ Xây dựng tổ chức sáng nay (18/1) tại thành phố Hồ Chí Minh. Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, cả nước hiện nay có hơn 16 ngàn căn hộ chung cư tồn kho, trong đó thành phố Hồ Chí Minh hơn 10 ngàn căn. Tổng giá trị hàng tồn kho lên đến hơn 40 tỷ đồng. Nguyên nhân chính khiến thị trường bất động sản đóng băng trong thời gian qua là việc phát triển dự án một cách tự phát, theo phong trào, thiếu tuân thủ quy hoạch và kế hoạch dẫn đến vượt rất xa so với nhu cầu thực của xã hội. Trong khi sản phẩm bất động sản cao cấp và trung bình thừa nguồn cung thì sản phẩm bất động sản bình dân đáp ứng nhu cầu của nguời dân lại thiếu. Mặt khác, chủ đầu tư đa phần có vốn chủ sở hữu rất thấp, chủ yếu là vốn vay hoặc vốn góp của người dân, nên khi tín dụng bất động sản thắt chặt, lãi suất cao thì không đủ năng lực tài chính.Tại hội thảo, nhiều ý kiến cho rằng trong năm 2013 cần quan tâm đầu tư vào các điểm nghỉ dưỡng cho người nước ngoài, hỗ trợ người nước ngoài mua nhà ở tại Việt Nam. Đồng thời ngân hàng và doanh nghiệp cần phải hỗ trợ nhau một cách chặt chẽ. Ngân hàng có mức lãi suất tốt, điều kiện cho vay thuận lợi thì doanh nghiệp cũng phải đưa ra những dự án khả thi. Việc tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản không phải chỉ vì doanh nghiệp kinh doanh bất động sản mà vì lợi ích chung, góp phần quan trọng và sự thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
  2. Thị trường bất động sản: Manh nha dấu hiệu tài chính hoá Trên thế giới sự phát triển của thị trường bất động sản (BĐS) thường trải qua 5 cấp độ: Sơ khai, tập trung hoá, tiền tệ hoá, tài chính hoá và cấp độ trưởng thành. Hiện theo các chuyên gia, thị trường BĐS VN đang ở vào cấp độ thứ ba tiền tệ hoá. Tuy nhiên đã manh nha có những dấu hiệu về cấp độ tài chính hoá thể hiện qua một số dự án. Hiện thị trường BĐS VN đang ở cấp độ tiền tệ hoá, vì vậy các nhà đầu tư thường tự tìm hiểu và đầu tư theo cảm nhận thị trường của bản thân, theo phong trào, mạnh ai nấy mua, mạnh ai nấy báan. BĐS được tiền tệ hoá một cách cụ thể chi tiết và lên xuống theo thị trường. Hậu quả là thị trường BĐS mang tính chụp giật, bong bóng và nóng - lạnh bất thường.
  3. Gần đây xuất hiện một số dự án BĐS đã được các nhà đầu tư chuyên nghiệp quan tâm và đưa ra lời mời chào góp vốn đầu tư mang tính ổn định. Có thể kể đến dự án biệt thự nghỉ dưỡng ven biển Đà Nẵng với thương hiệu Furama Villas. Ông Nguyễn Cảnh Son - Tổng Giám đốc Cty CP Ariyana, chủ đầu tư dự án - cho biết: Furama Villas có vị trí đắc địa, nằm ngay cạnh khu resort Furama nổi tiếng, trên diện tích 11ha với 1km bãi biển ở ngay phía nam Furama Resort là 134 căn biệt thự Furama Villas có hồ bơi riêng nằm trong khuôn viên của sân vườn. Tuy nhiên, điểm khác bịêt lớn nhất tại dự án này là nhà đầu tư có thể uỷ quyền cho chủ đầu tư
  4. khai thác biệt thự của mình và được chia lợi nhuận hằng năm. Đây chính là nét sơ khai của hình thức tài chính hoá thị trường BĐS. Sự xuất hiện của các dự án trên mang lại một mảng sáng chuyên nghiệp cho thị trường BĐS VN. Đầu tư vào các dự án này, nhà đầu tư có thể an tâm về khả năng sinh lời cũng như tài sản của mình được quản lý chuyên nghiệp, tránh rủi ro. Với Furama Villa, khách hàng có thể có nguồn thu tổng cộng sau 10 năm từ khoảng gần 300 - 900 nghìn USD, trong khi vốn mua khoảng từ 400.000 - 2 triệu USD/một căn biệt thự. Khách hàng còn được tặng các kỳ nghỉ miễn phí hàng năm cho gia đình và bạn bè. Tất nhiên chưa thể nói trước được hiệu quả thật sự, song những phương án đầu tư cụ thể và chuyên nghiệp là một loại sản phẩm mới của thị trường BĐSVN. Nó cũng mang thêm một sự lựa chọn mới cho các nhà đầu tư.
  5. Tuy nhiên để thị trường BĐS thật sự trở thành tài chính hoá và nhiều nhà đầu tư với những phần vốn nhỏ cũng có thể tham gia thị trường thì cần có những tổ chức đầu tư BĐS theo hình thức quỹ đầu tư. Các dự án sẽ được chia thành những món nhỏ, chứ không phải là cả một căn biệt thự và được kinh doanh đầu tư để trả lãi tương tự như cổ phần hoá. Với cách này, các dự án mới có thể thu hút được nhiều nhà đầu tư. Đây cũng là cách đầu tư ít rủi ro và chụp giật, có tính bền vững và tạo giá trị thực cho thị trường BĐS. Đây cũng là cách phát triển thị trường BĐS với các sản phẩm được đưa vào sử
  6. dụng và khai thác thực sự, chứ không bỏ hoang như nhiều dự án BĐS hiện nay, gây hiệu ứng lãng phí lớn nguồn lực xã hội. Tuy nhiên, một trong những điều kiện tiên quyết để hình thành cấp độ tài chính hoá cho thị trường BĐS là phải có các quỹ đầu tư chuyên nghiệp, có khả năng thẩm định và đầu tư vào các dự án có hiệu quả lâu dài. Lập doanh nghiệp mới: Xu hướng ‘né’ ngành tài chính, bất động sản Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới đã được cải thiện và bắt đầu tăng so với cùng kỳ trong những tháng gần đây. Tuy nhiên, một số lĩnh vực có số lượng doanh nghiệp thành lập mới giảm, như xây dựng giảm 6%; tài chính, ngân hàng và bảo hiểm giảm 6,5%; kinh doanh bất động sản giảm 10,6%; Nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm 26,5%;…
  7. Báo cáo của Bộ cho thấy, mặc dù số doanh nghiệp thành lập mới trong 4 tháng đầu năm giảm 1,2%; nhưng sau 5 tháng đã tăng 4,8%; 6 tháng tăng 7,6%. Bên cạnh đó, số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động đã quay trở lại hoạt động cũng tăng dần qua từng tháng: 4 tháng khoảng 8,3 nghìn; 5 tháng khoảng 8,8 nghìn; 6 tháng khoảng 9,3 nghìn doanh nghiệp. Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thực tế trên cho thấy các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh đã dần phát huy tác dụng, niềm tin của nhà đầu tư vào nền kinh tế vĩ mô đã có những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, số vốn đăng ký của doanh nghiệp thành lập mới vẫn có xu hướng giảm gần 20% so với 6 tháng của năm 2012, do những khó khăn của nền kinh tế và khả năng huy động vốn của nhà đầu tư. Hoạt động sản xuất, kinh doanh vẫn còn nhiều khó khăn nhưng đang có chuyển biến bước đầu; số doanh nghiệp giải thể giảm so với cùng kỳ: 3 tháng giảm 14%; 4 tháng giảm 4,8%; 5 tháng giảm 0,9%; số doanh nghiệp ngừng hoạt động, tuy vẫn tăng so với cùng kỳ, nhưng tốc độ tăng đang có xu hướng giảm dần: 4 tháng tăng 16,9%; 5 tháng tăng 13%; 6 tháng tăng 12,3%. Về cơ cấu theo địa bàn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, một số vùng kinh tế khác có số doanh nghiệp đăng ký thành lập tăng cao là: Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung tăng 24,3%; Trung du và miền núi phía Bắc tăng 32,7%; Đồng bằng Sông Cửu Long tăng 53,9% so với cùng kỳ năm 2012. Trong khi đó, tại 2 vùng kinh tế trọng điểm, với gần 26,4 nghìn doanh nghiệp, chiếm 67,8% tổng số doanh nghiệp thành lập mới trên cả nước, số doanh nghiệp thành lập mới giảm hoặc tăng không đáng kể: Đồng bằng sông Hồng giảm 4,5%; Đông Nam Bộ chỉ tăng 0,9%. Tại một số địa phương, số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tăng khá cao so với cùng kỳ: Hà Tĩnh tăng 67,3%; Bình Định tăng 83,3%; Sóc Trăng tăng 100%; Trà Vinh tăng 171,8%;… Tuy nhiên, một số địa phương, nhất là các địa phương thuộc
  8. Đồng bằng sông Hồng vẫn gặp khó khăn với số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới giảm so với cùng kỳ, như: Hà Nội giảm 2,9%; Hải Phòng giảm 20,3%; Quảng Ninh giảm 17,8%;… Về cơ cấu ngành nghề, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, một số lĩnh vực có số lượng doanh nghiệp thành lập mới tăng đáng kể, như: giáo dục và đào tạo tăng 5,1%; hoạt động dịch vụ khác tăng 8,9%; y tế và trợ giúp xã hội tăng 64,3%…
nguon tai.lieu . vn