Xem mẫu

K y u công trình khoa h c 2015 - Ph n II

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN ĐẢO Ở XÃ ĐẢO
MINH CHÂU HUYỆN VÂN ĐỒN, TỈNH QUẢNG NINH
TRONG TÌNH HÌNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Ths. Bùi Cẩm Phượng
Bộ môn Du lịch, Trường Đại học Thăng Long
Tóm tắt: Trong những năm gần đây, Việt Nam cũng như các nước khác trên thế giới
đều chịu tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Vì vậy, tăng cường bảo vệ những
nguồn tài nguyên tự nhiên và môi trường liên quan đến du lịch biển đảo là rất cần thiết. Xã
đảo Minh Châu, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh là một nơi có rất nhiều tiềm năng đối với
phát triển du lịch rừng, biển. Tuy nhiên, trong tình hình biến đổi khí hậu như hiện nay, xã đảo
cũng ít nhiều chịu ảnh hưởng. Bài viết này tập trung nghiên cứu sự biến đổi của khí hậu trên
xã đảo Minh Châu, đặc biệt là sự biến đổi khí hậu trên đã tác động như thế nào đến cuộc
sống hàng ngày của người dân và sự phát triển của du lịch nơi đây. Dựa vào hiện trạng và
tiềm năng của xã đảo Minh Châu, chúng tôi đưa ra một vài giải pháp phát triển du lịch ở xã
đảo trong điều kiện biến đổi khí hậu hiện nay.
Từ khóa: biến đổi khí hậu, nước biển dâng, du lịch.
Đặt vấn đề
Quảng Ninh là mảnh đất được thiên nhiên ban tặng nhiều danh lam thắng cảnh
nổi tiếng như hệ thống hang động kart, bãi biển với “cát trắng, dương xanh”, và đặc biệt
là hệ thống biển đảo với những hòn đảo lớn nhỏ là một tiềm năng lớn để phát triển du
lịch đem lại nguồn lợi lớn góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. Xã
đảo Minh Châu thuộc huyện đảo Vân Đồn là nơi rất có tiềm năng trong việc phát triển
du lịch.
Đúng như tên gọi của nó “Minh Châu” chính là một viên ngọc quý giữa đại
dương bao la, xã đảo Minh Châu với gần 40km2 nhưng lại có một hệ sinh thái đặc biệt
là rừng và biển. Xã đảo nằm trong vườn quốc gia Bái Tử Long nên thiên nhiên nơi đây
được con người gìn giữ và bảo tồn. Điều này là một thuận lợi cho Minh Châu trong phát
triển du lịch. Tuy nhiên, theo các nhà khoa học: Thế kỉ vừa qua, nhiệt độ trung bình của
trái đất đã tăng thêm 0,60c do việc tích lũy các chất cácbon điôxít (CO2), mêtan (CH4)
và các khí thải gây hiệu ứng nhà kính khác trong không khí như (N2O, HFCs, PFCs,
SF6) – sản phẩm sinh ra từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch trong các nhà máy, phương tiện
giao thông và các nguồn khác. Những hiện tượng trên đều do biến đổi khí hậu gây ra.
Biến đổi khí hậu được gọi là toàn cầu vì nó diễn ra ở khắp mọi nơi trêm thế giới. Đặc
biệt, Việt Nam đứng thứ 5 trong danh sách các nước bị ảnh hưởng bởi khí hậu toàn cầu.
Vị trí địa lí của Việt Nam khiến Việt Nam rất dễ bị ảnh hưởng trước những biến đổi khí
hậu khi mực nước biển tăng lên, diện tích đất canh tác sẽ bị thu hẹp lại .Vì vậy, việc bảo
vệ tài nguyên và môi trường du lịch ở Việt Nam nói chung và xã đảo Minh Châu nói
riêng là hết sức cần thiết. Nó không chỉ bảo đảm cho chúng ta việc sử dụng lâu dài cho
mục đích tham quan thưởng ngoạn mà nó còn giúp chúng ta có thể lưu giữ những nét
đẹp của tự nhiên cũng như những công trình do bàn tay con người tạo ra. Để bảo vệ và
khai thác tốt hơn du lịch biển đảo ở Minh Châu cần có một số giải pháp để phát triển du
lịch trong sự biến đổi khí hậu là điều hết sức cần thiết hiện nay.
Trư ng Đ i h c Thăng Long

341

K y u công trình khoa h c 2015 - Ph n II

1. Biến đổi khí hậu và ảnh hưởng của nó tới hoạt động du lịch biển đảo
1.1. Khái niệm biến đổi khí hậu
Theo công ước chung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu: “Biến đổi khí hậu là
những biến đổi trong môi trường vật lí hoặc sinh học gây ra những ảnh hưởng có hại đáng kể
đến thành phần, khả năng phục hồi hoặc sinh sản của các hệ sinh thái tự nhiên hoặc đến hoạt
động của các hệ thống kinh tế - xã hội hoặc đến sức khỏe và phúc lợi của con người”.
Các biểu hiện của biến đổi khí hậu bao gồm: Sự nóng lên của khí quyển và trái đất nói
chung; Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển có hại cho môi trường sống của con
người và các sinh vật trên trái đất; Sự dâng cao mực nước biển do băng tan, dẫn tới sự ngập
úng ở các vùng đất thấp, các đảo nhỏ trên biển; Sự di chuyển của các đới khí hậu tồn tại hàng
nghìn năm trên các vùng đất khác nhau của trái đất dẫn tới nguy cơ đe dọa sự sống của các
loài sinh vật, các hệ sinh thái và hoạt động của con người; Sự thay đổi cường độ hoạt động
của quá trình hoàn lưu khí quyển, chu trình tuần hoàn nước trong tự nhiên và các chu trình
sinh địa hóa khác; Sự thay đổi năng suất sinh học của các hệ sinh thái, chất lượng và thành
phần của thủy quyển, sinh quyển, các địa quyển.
1.2. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới hoạt động du lịch
Như chúng ta đã biết, Việt Nam là một trong 5 nước chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của
biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Chính vì vậy, du lịch là một trong những ngành chịu ảnh
hưởng nặng nề nhất của biển đổi khí hậu dẫn đến nước biển dâng cao. Biến đổi khí hậu tác
động trực tiếp tới phát triển du lịch ở 3 hình thức đó là tác động đến tài nguyên du lịch, hoạt
động du lịch đặc biệt là hoạt động lữ hành bị ảnh hưởng, đình trệ thậm chí bị hủy do điều kiện
thời tiết xấu liên tiếp, bão lụt, lũ quét do biến đổi khí hậu gây ra, biến đổi khí hậu cũng tác
động đến cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật của du lịch.
Ở Việt Nam đặc điểm phân bố tài nguyên du lịch và hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ sở vật
chất kĩ thuật du lịch chủ yếu ở vùng ven biển, trên các đảo – nơi chịu ảnh hưởng trực tiếp của
biến đổi khí hậu.
Xã đảo Minh Châu trong vài năm trở lại đây cũng chịu ảnh hưởng từ biến đổi khí hậu,
đó là thiếu nước ngọt trong sản xuất và trong sinh hoạt, cường độ các cơn bão mạnh hơn, số
lượng cơn bão tăng lên, hạn hán ngày càng nhiều và kéo dài, nhiệt độ trung bình mùa đông
giảm xuống, nhiệt độ trung bình mùa hè tăng lên. Đặc biệt, trong tháng 7 vừa qua cơn mưa
lớn trong lịch sử đã làm ảnh hưởng lớn đến hoạt động du lịch của xã đảo. Mặc dù những biến
đổi khí hậu ở đây chưa lớn, nhưng với xu hướng phát triển của nó đang tác động tới các hoạt
động du lịch ở xã Minh Châu.
2. Tiềm năng du lịch của xã đảo minh châu
2.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch của xã đảo Minh Châu
Vân Đồn là một huyện miền núi hải đảo nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Quảng Ninh.
Vân Đồn tập hợp bởi 600 hòn đảo trong vịnh Bái Tử Long, bao gồm hai bộ phận: bộ phận
chính là đảo lớn Cái Bầu với diện tích đất tự nhiên là 300km2; bộ phận còn lại là các đảo nhỏ
hơn, thuộc quần đảo Vân Hải, có diện tích đất tự nhiên là 250km2 với 5 xã đảo, trong đó có
Minh Châu. Diện tích của xã Minh Châu chỉ khoảng gần 40km2, phía đông giáp đảo Cô Tô,
phía đông bắc giáp xã Vạn Yên, phía nam giáp xã Quan Lạn.
Trư ng Đ i h c Thăng Long

342

K y u công trình khoa h c 2015 - Ph n II

Xã đảo Minh Châu đang trở thành sự lựa chọn của nhiều khách du lịch ưa khám phá
và yêu cảnh thiên nhiên hoang sơ. Minh Châu hấp dẫn du khách bởi vẻ đẹp hoang sơ, trong
lành và hệ sinh thái biển rất đa dạng.
Ở Minh Châu có bãi cát dài trắng mịn. Nước biển ở Minh Châu xanh ngăn ngắt một
màu với những con sóng mạnh mẽ, dồn dập xô bờ. Đứng trên bãi cát phóng tầm mắt ra xa sẽ
thấy được cảnh mênh mông, hùng vĩ của biển cả, thấy những đảo đá lô nhô như những chú
rồng con đang ngụp nước. Chính vì vậy, không phải vô cớ, bãi biển Minh Châu được đánh giá
là một bãi biển đẹp, mặc dù bãi chỉ dài khoảng hơn 2km. Ở xã Minh Châu có bốn bãi tắm thì
mỗi bãi có môt vẻ đẹp riêng. Bãi Minh châu dài khoảng 1,5km, bãi rất thoải và cát rât mịn rât
thích hơp cho mọi người có thể chơi thể thao và tắm biển, sóng vừa phải nên rất phù hơp cho
trẻ em và phụ nữ cũng như cho những người muốn tập bơi ngoài biển. Tại bãi biển Minh
Châu cũng đã có những dịch vụ cơ bản phục vụ khách tắm biển tuy nhiên do làm tự phát nên
còn rất nhiều hạn chế. Bãi Côn Trụi nằm bên phía trái bãi Minh Châu cát rất trắng, sóng to và
là nơi rùa đẻ thích hơp cho những người thích khám phá và trải nghiệm. Bãi Nhánh Rìa nhỏ
khuất sau mũi Đầu Cào ở phía tay phải bãi Minh Châu, rất yên tĩnh, cát và đá ở đây rất đẹp
thích hơp với những buổỉ tối lãng mạng cùng người yêu. Bãi Bể Thính dài nhất khoảng 3 km
khá giống bãi Sơn Hào, ở cuối bãi có nhà nghỉ Robinson nên bãi này mọi người thường gọi
tên là bãi Robinson.
Gần bãi biển Minh Châu là rừng trâm nguyên sinh - "thần mộc" giữ làng của bà con xã
đảo. Không biết từ bao giờ, rừng trâm đã gắn bó và trở thành biểu tượng linh thiêng, gắn liền
với đời sống thường ngày và tâm linh của người dân Minh Châu. Rừng có diện tích 2 ha, trải
dài theo hình vòng cung, ôm lấy cồn cát cạnh bãi biển. Nhìn những cây trâm, người ta có thể
liên tưởng đến những người ngư dân nhỏ bé nhưng rắn rỏi, quật cường giữa biển khơi. Bên
trên, những tán cây sát vào nhau như những mái đầu đang chụm lại. Bên dưới, những rễ trâm
trồi lên khỏi mặt đất, đan lấy nhau như những bàn tay đang nắm chặt. Những cây trâm quấn
quýt vào nhau, tạo thành bức tường xanh chắn cát di chuyển, chắn gió và che chở xóm làng
trước bão tố. Với người dân Minh Châu, cây trâm là "thần hộ mệnh" của mình. Bởi ngoài việc
phòng hộ, bảo vệ làng xóm khỏi bão, gió thì cây trâm còn gắn với đời sống sinh hoạt của
người dân trên đảo. Gỗ trâm để làm nhà, đóng đồ gia dụng, quả trâm từng là "lương thực" cứu
đói cho bà con trong những ngày giáp hạt...
Đến Minh Châu, nếu may mắn du khách còn được tận mắt nhìn thấy những con rùa
biển tìm về đây để đẻ trứng. Rùa mẹ chọn những đêm con nước cường, bò lên bãi cát, đào hố
rồi đẻ trứng, chôn lấp trứng cẩn thận rồi lại về với biển.
Do xã đảo Minh Châu nằm trong khu vực vườn Quốc gia Bái Tử Long nên xã sở hữu
một hệ động thực vật trên rừng, dưới biển phong phú và đa dạng. Về thực vật, có nhiều loại
gỗ quý như: gỗ mần lái, lim, táu, mun, ngoài ra xã còn có khoảng 2ha rừng trâm và rừng cây
bạch đàn, rừng thông. Về động vật, trên cạn có nhiều chim thú quý như khỉ lông vàng, vẹt đầu
bạc, đại bàng đất, công trĩ, hươu sao…; dưới nước có: tôm he, cá mực, sá sùng, cua, ghẹ, ngọc
trai, bào ngư…
Mang đặc trưng của khí hậu miền Bắc, nhiệt đới - gió mùa, mùa hạ nóng, ẩm, mưa
nhiều, hướng gió thịnh hành là đông nam. Mùa đông lạnh, khô hanh, ít mưa, gió đông bắc.
Lượng bức xạ trung bình hàng năm 115,4 kcal/ cm2. Nhiệt độ không khí trung bình hàng năm
trên 210c. Độ ẩm không khí trung bình năm là 84%. Lượng mưa hàng năm lên tới 1.700 2.400 mm, số ngày mưa hàng năm từ 90-170 ngày. Mưa tập trung nhiều vào mùa hạ (hơn
Trư ng Đ i h c Thăng Long

343

K y u công trình khoa h c 2015 - Ph n II

85%) nhất là các tháng 7 và 8. Mùa đông chỉ mưa khoảng 150 đến 400 mm. Với điều kiện khí
hậu này, du lịch Minh Châu thuận lợi vào các tháng mùa hè. Tuy nhiên, Minh Châu là xã đảo
nên vào những ngày mưa bão tàu, thuyền chở du khách và hàng hóa từ đất liền không ra được
đảo.
Với điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch như vậy, Minh Châu có nhiều thuận lợi
cho việc phát triển du lịch, liên kết với các xã đảo và huyện đảo xung quanh tạo thành tuyến
du lịch biển đảo hấp dẫn. Từ Minh Châu du khách có thể đến xã đảo Quan Lạn bằng đường
bộ, đến xã Vạn Yên và huyện đảo Cô Tô bằng thuyền gỗ hoặc tàu cao tốc.
2.2. Điều kiện kinh tế-xã hội phục vụ phát triển du lịch
Dân cư trong xã còn khá thưa, toàn xã có 6 thôn nhưng chỉ có 4 thôn có dân ở là các
thôn Quang Trung, Tiền Hải, Nam Hải, Ninh Hải. Tổng số dân trong xã là hơn 1000 người,
gồm 238 hộ; tổng số lao động khoảng 500 người, trong đó lao động ngư nghiệp 400 người,
nông lâm nghiệp 50 người, lao động khác 50 người. Dân tộc Kinh là chủ yếu, chiếm 99% dân
số.
Hệ thống chính trị, văn hóa, xã hội
Toàn xã có 59 đảng viên ở 4 chi bộ thôn. Bộ máy hành chính xã có 23 người
trong đó 7 người có trình độ đại học còn lại là trung cấp lý luận, trung cấp chuyên môn. Công
tác an ninh, quốc phòng: 1982 được công nhận đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang, tệ nạn xã
hội không có, an ninh tốt.
Cơ sở y tế của xã có 6 giường bệnh, 2 bác sĩ và 2 y tá. Có trường mầm non, tiểu học,
trung học cơ sở với khoảng 200 học sinh, đội ngũ giáo viên là 27 người. Học sinh tốt nghiệp
THPT phần lớn đi học nghề, cao đẳng nghề.
Nông – lâm – ngư nghiệp là ngành kinh tế mũi nhọn của xã.
Nông nghiệp: Minh Châu có 29 ha đất canh tác nông nghiệp, phần lớn diện tích chỉ
cấy được 1 vụ và làm 2 vụ màu; bình quân đầu người có 226 m2 đất canh tác. Tổng sản lượng
lương thực 85,5 tấn/năm, bình quân đầu người có 96 kg lương thực trong 1 năm. Song diện
tích đất bị bỏ hoang chủ yếu là do thu nhập từ việc làm nông nghiệp thấp nên người dân tập
trung vào đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản.
Ví dụ: để thu hoạch được 1tạ thóc phải mất 4 đến 5 tháng trong khi đó cũng thời gian
ấy mà bắt sá sùng, sứa thì thu được 100 triệu 1 hộ.
Chăn nuôi: gia súc có trâu, bò, dê số lượng ít chỉ có vài chục con. Gia cầm chủ yếu
nuôi tự túc trong các gia đình. Chăn nuôi đại gia súc và gia cầm kém phát triển.
Lâm nghiệp: Cả xã nằm trong khu bảo tồn vườn quốc gia Bái Tử Long. Có 27 hộ dân
được cấp đất trồng rừng tuy nhiên vấn đề này cũng gặp phải khó khăn trong việc xử lý giống
cây trồng sau khi thu hoạch để vừa đem lại nguồn lợi kinh tế cao, lại phù hợp với chất đất để
không làm nghèo chất dinh dưỡng trong đất.
Ở Xã có rừng Trâm hiện đang được bảo tồn, rừng có tác dụng chắn gió, cát. Nhưng
đồng thời cũng là thuận lợi trong phát triển du lịch.
Ngư nghiệp: Đây chính là thế mạnh của xã. Vì là xã đảo nên người dân chủ yếu làm
ngư nghiệp.
Trư ng Đ i h c Thăng Long

344

K y u công trình khoa h c 2015 - Ph n II

Diện tích nuôi trồng thủy sản lớn. Ở bãi chính có gần 1000 ha diện tích, bãi nhỏ 30
ha.
Đánh bắt xa bờ theo con nước, mỗi lần đi biển khoảng 20 ngày.
Phụ nữ đào sá sùng cho thu nhập rất cao. 1kg sá sùng tươi là hơn 1 triệu đồng.
Dịch vụ
Xã Minh Châu được bao bọc bởi biển, biển còn hoang sơ gắn với hệ sinh thái rừng,
biển nên xã có bãi biển rất đẹp với cát trắng, dương xanh thích hợp cho phát triển du lịch biển.
Năm 2010, xã đảo có trên 5000 lượt khách du lịch đến nhưng do cơ sở lưu trú không
đáp ứng được nên du khách chỉ tham quan ngắm cảnh, tắm biển rồi về trong ngày.
Du lịch trong mấy năm gần đây đã được chú trọng phát triển. Hệ thống nhà hàng, nhà
nghỉ được xây dựng.
Với điều kiện kinh tế - xã hội như vậy là điều kiện thuận lợi cho Minh Châu trong phát
triển du lịch, những sản phẩm từ nông nghiệp, ngư nghiệp để phục vụ khách du lịch. Ngành
dịch vụ phát triển phục vụ cho nhu cầu ngày càng cao của khách. Tuy nhiên, trình độ của
người dân cũng là hạn chế trong phát triển du lịch ở đây.
3. Thực trạng hoạt động du lịch ở xã đảo minh châu
Trong những năm gần đây, cùng với sự gia tăng lượng khách đến Quảng Ninh, khách
du lịch đến Minh Châu cũng ngày càng nhiều. Tuy nhiên, cơ sở lưu trú chưa tốt, nên khách
đến Minh Châu thường đi về trong ngày, ít người nghỉ qua đêm tại xã. Năm 2011 xã đã đón
được trên 1 vạn lượt khách đến tham quan, đến năm 2014 đã đón được 26.300 lượt khách.
Tuy số lượt khách du lịch tăng trưởng khá, nhưng lượng khách lưu trú không lớn và
mức độ chi tiêu không cao. Doanh thu du lịch chủ yếu từ các dịch vụ vận chuyển, ăn uống và
phí vào bãi tắm.
Nguồn nhân lực tham gia vào hoạt động du lịch chủ yếu là người địa phương, trong đó
lao động có trình độ đại học hoặc chuyên môn về du lịch còn ít. Phần lớn là người từ nơi khác
đến xây dựng nhà nghỉ, khách sạn và kinh doanh du lịch ở Minh Châu.
Cơ sở vật chất giữ vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển du lịch, bao gồm hệ
thống các cơ sở lưu trú, ăn uống, các cơ sở vui chơi giải trí, các cơ sở dịch vụ khác…Trong
những năm gần đây cùng với sự gia tăng của du khách và nhu cầu của hệ thống các nhà nghỉ,
nhà hàng phát triển phần nào đáp ứng được nhu cầu của du khách. Nhưng các nhà hàng, nhà
nghỉ, ki ốt…phát triển tự phát không có quy hoạch dẫn đến tình trạng khó quản lý.
Tuy nhiên, cũng phải thấy rằng cơ sở vật chất kỹ thuật đã được nâng cao rõ rệt, xã có
một khu nghỉ dưỡng du lịch sinh thái chất lượng cao, gồm 45 phòng nghỉ và 2 nhà hàng nằm
trong khuôn viên khách sạn cùng hệ thống dịch vụ vui chơi giải trí tại bãi biển, toàn xã có 16
khách sạn, nhà nghỉ khoảng 300 phòng phục vụ khách du lịch. Nhìn chung hệ thống các cơ sở
dịch vụ, nhà hàng ăn uống tương đối nhiều nhưng quy mô vẫn còn nhỏ.
Giao thông vận tải: có đường biển đông hải đảo, đường liên thôn có 85 % bê tông hóa
đến các khu dân cư trong đó nhà nước hỗ trợ 70% vốn, người dân đóng góp 30 %. Toàn xã có
4 cây cầu. Ngày 24- 5- 2011 động thổ xây dựng đường dài 14,9km vơi kinh phí 290 tỉ đồng
đã hoàn thành năm 2012.
Trư ng Đ i h c Thăng Long

345

nguon tai.lieu . vn